Tại sao Obama chuyền quả bóng Syria sang quốc hội?
Sự hoài nghi của cộng đồng quốc tế, tỷ lệ ủng hộ thấp của công chúng là hai lý do khiến Tổng thống Mỹ Barack Obama để quốc hội quyết định việc trừng phạt chính phủ Syria bằng vũ lực.
Đang thẳng tiến tới một cuộc tấn công vào Syria, đột nhiên Tổng thống Mỹ Barack Obama ngừng lại và chuyền quả bóng Syria sang quốc hội vào hôm 31/8. Obama tuyên bố ông sẽ chờ sự tán thành của các nghị sĩ trước khi ra lệnh tấn công Syria để trừng phạt hành động tàn sát dân thường bằng khí độc.
“Mỹ nên trừng phạt chính phủ Syria bằng vũ lực, nhưng chúng tôi sẽ đợi một cuộc bỏ phiếu từ các nhà lập pháp”, Obama phát biểu.
Tổng thống Barack Obama chơi bóng SOCCKET – một quả bóng có khả năng tạo ra điện – tại một nhà máy điện ở thành phố Dar es Salaam của Tanzania vào ngày 2/7 để cổ vũ hoạt động tìm kiếm những nguồn năng lượng sạch. Ảnh: AFP.
Trở ngại đầu tiên, và có lẽ cũng là trở ngại lớn nhất, mà Obama đối mặt là sự hoài nghi của cộng đồng quốc tế. Obama đã theo đuổi chiến lược “không can dự” vào Syria trong suốt 29 tháng từ khi làn sóng chống đối Tổng thống Bashar al-Assad bùng phát. Washington hầu như không thực hiện bất kỳ hành động nào để thúc đẩy hòa bình và hòa giải tại Syria.
Đột nhiên, vài ngày gần đây chính phủ Mỹ thông báo họ sẽ trừng phạt Syria bằng vũ lực vì “hành vi sử dụng vũ khí hóa học”. Sự thờ ơ trước đây và sự quan tâm đột xuất của Obama đối với cuộc nội chiến tại Syria khiến nhiều người bối rối. Giới quan sát nhận định bằng chứng mà Nhà Trắng công bố hôm 30/8 chưa đủ sức thuyết phục để họ kết luận rằng Assad đã ra lệnh tấn công bằng vũ khí hóa học và quân đội Syria đã thực hiện mệnh lệnh ấy.
Video đang HOT
Sự nghi ngờ của cộng đồng quốc tế thể hiện dưới nhiều hình thức. Anh, Canada và Đức – đồng minh truyền thống của Mỹ – quyết định không đáp trả Syria bằng vũ lực. NATO không lên tiếng, còn Liên đoàn Ả rập tán thành việc tấn công Syria, song không cam kết tham gia. Chỉ Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng sát cánh cùng Obama.
Tại Liên Hợp Quốc, chắc chắn Mỹ không thể nhận sự chấp thuận của Hội đồng Bảo an đối với việc tấn công Syria bởi Nga, Trung Quốc sẽ phủ quyết. Moscow yêu cầu Mỹ cung cấp bằng chứng cụ thể về vụ tấn công khí độc cho đoàn thanh sát vũ khí hóa học của Liên Hợp Quốc, còn Bắc Kinh một mực kêu gọi Nhà Trắng không tấn công Damacus.
Cộng đồng quốc tế có lý do để hoài nghi kết luận của Mỹ, bởi 10 năm trước Washington từng công bố bằng chứng về việc chính phủ Iraq sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt để tấn công nước này. Nhưng sau đó quân đội Mỹ không thể tìm thấy vũ khí hủy diệt hàng loạt tại Iraq.
Bên trong nước Mỹ, công chúng đã tỏ ra mệt mỏi với các cuộc chiến Iraq, Afghanistan trong hơn một thập kỷ qua. Trong một cuộc thăm dò ý kiến do Reuterstiến hành, phần lớn người Mỹ nói rằng họ không muốn Obama tấn công Syria.
Tỷ lệ ủng hộ thấp khiến nhiều nghị sĩ trong chính đảng Dân chủ của Obama cũng phản đối hành động quân sự.
Barbara Lee, một hạ nghị sĩ Dân chủ từ bang California, đã thay mặt những nghị sĩ Dân chủ ôn hòa để gửi một thư tới Obama. Trong thư các nghị sĩ yêu cầu Obama đem vấn đề Syria ra quốc hội để thảo luận. Scott Rigell, một hạ nghị sĩ Cộng hòa, cũng gửi một lá thư tương tự. Hơn 190 hạ nghị sĩ đã ký tên vào hai thư.
Trước những trở ngại quá lớn, trong khi chưa thể lường trước hậu quả của việc tấn công Syria, Obama đã chọn một đường thoát bằng cách đá quả bóng Syria sang hạ viện.
Theo Tri thức
Obama bất ngờ hoãn tấn công Syria
Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua tuyên bố ông đã quyết định trừng phạt chính phủ Syria bằng vũ lực, song sẽ yêu cầu quốc hội bỏ phiếu về hành động này.
Trong bối cảnh các tàu chiến Mỹ trong Địa Trung Hải đã sẵn sàng phóng tên lửa hành trình vào lãnh thổ Syria, Obama lại vấp phải sự phản đối mạnh mẽ ở trong và ngoài nước đối với ý định can dự vào xung đột tại một nước có chủ quyền.
"Với tư cách là Tổng tư lệnh quân đội Mỹ, tôi có quyền thực hiện hành động quân sự đối với chính phủ Syria mà không cần sự tán thành của quốc hội. Tôi tin rằng nước Mỹ sẽ trở nên mạnh hơn và hiệu quả hơn nếu chúng ta tấn công Syria ", ông phát biểu trực tiếp trên đài truyền hình hôm 31/8. Đài truyền hình quốc gia Syria cũng phát sóng bài phát biểu của ông kèm theo lời dịch.
Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu trong cuộc họp báo về tình hình Syria tại Nhà Trắng hôm 31/8. Trong cuộc họp báo Obama tuyên bố ông đã quyết định tấn công Syria, song sẽ chờ sự chấp thuận của quốc hội. Ảnh: AP.
Nhà Trắng đã trình một dự thảo nghị quyết lên quốc hội vào ngày 31/8 để các nghị sĩ cho phép tổng thống sử dụng lực lượng quân sự để tấn công Syria. Dự thảo không đề cập tới thời gian hay hành động quân sự cụ thể, mà chỉ yêu cầu quốc hội phê cho phép Obama sử dụng vũ lực nếu ông cảm thấy đó là hành động "phù hợp và cần thiết" để ngăn chặn việc sử dụng vũ khí hóa học trong tương lai, AP đưa tin.
Các nghị sĩ Mỹ đang nghỉ hè. Theo kế hoạch hàng năm, họ sẽ quay trở lại công việc từ ngày 9/9. Obama yêu cầu các nhà lập pháp nghĩ tới câu hỏi: "Chúng ta sẽ gửi tới thế giới thông điệp gì nếu một nhà độc tài có thể ngang nhiên tàn sát vài trăm trẻ em bằng khí độc và không phải trả giá?".
Nhờ sự trì hoãn của Obama, đoàn thanh sát vũ khí của Liên Hợp Quốc sẽ có thêm thời gian để nhận kết quả phân tích các mẫu vật mà họ thu thập tại hiện trường của các vụ tấn công bằng khí độc tại Syria vào tuần trước. Sau khi rời Syria ngay trong đêm qua, đoàn thanh sát vũ khí đã tới thành phố Rotterdam, Hà Lan vài giờ trước khi Obama phát biểu. Trưởng đoàn sẽ báo cáo kết quả điều tra với Tổng thư ký Liên Hợp Quốc vào ngày 8/9.
Một số quan chức chính phủ Mỹ tiết lộ rằng dường như Obama đã sẵn sàng ra lệnh tấn công Syria vào tối 30/8. Nhưng sau khi đi dạo khá lâu cùng Chánh văn phòng Nhà Trắng Denis McDonough quanh Nhà Trắng vào tối hôm ấy, Obama nói với trợ lý rằng ông đã thay đổi ý định.
Trước khi đi dạo cùng McDonough, Obama đã thảo luận về việc tấn công Syria với Phó tổng thống Joe Biden, Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel, giám đốc Văn phòng Tình báo quốc gia James Klapper, giám đốc Cơ quan Tình báo trung ương John Brennan, cố vấn an ninh quốc gia Susan Rice, cố vấn an ninh nội địa Lisa Monaco.
Dù quốc hội Mỹ tán thành hay phản đối tấn công Syria thì sự nhượng bộ của Obama vẫn là một diễn biến bất ngờ. Nếu Obama tấn công Syria, ông sẽ trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên trong ba thập kỷ tấn công một nước mà không cần sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế hay vì bảo vệ trực tiếp nước Mỹ. Sau khi tổng thống Ronald Reagan ra lệnh chiếm đảo Grenada trong biển Caribbe vào năm 1983, nước Mỹ chưa bao giờ hành động đơn độc khi can thiệp vào các xung đột bên ngoài lãnh thổ.
Theo Tri thức
Trung Quốc: Từ "gặm nhấm" đến "xẻo dần" lãnh thổ Thay đổi nguyên trạng" là mưu đồ xuyên suốt của Trung Quốc và Bắc Kinh đã áp dụng nhiều chiến lược khác nhau: từ sát nhập bằng vũ lực đến "xẻo dần" Hành động xâm phạm lén lút và tăng dần của Trung Quốc vào vùng đất biên giới của các quốc gia lân cận - được thúc đẩy bởi lợi thế so...