Tại sao nước biển Hồng Hải có màu đỏ
Có bao giờ bạn đặt ra câu hỏi tương tự như vì sao nước biển màu xanh? Sóng thần từ đâu đến? Biển Hồng Hải có màu đỏ?
Theo sách “10 vạn câu hỏi vì sao”, thực ra, biển không hề có màu xanh, nước biển cũng không có màu xanh (nước biển không màu). Màu xanh của biển là do khúc xạ ánh sáng, dưới sự tác động của ánh sáng Mặt Trời khi chiếu xuống mặt biển.
Nguyên nhân tạo nên sóng thần.
Sóng thần là hiện tượng nước biển dâng cao đột ngột do động đất, núi lửa, bão tạo ra. Căn cứ nguyên nhân trên, người ta chia sóng thần thành 3 loại: Sóng thần do động đất; sóng thần do núi lửa; sóng thần do bão gây ra.
Ở biển Chết con người không thể bị nhấn chìm.
Theo sách “10 vạn câu hỏi vì sao”, ở Biển Chết, con người không bị chìm. Nguyên nhân là nước ở đây có tỷ lệ muối cao gấp 8 lần những biển khác, khiến tỷ trọng của nước biển nặng hơn người. Do đó, con người rơi xuống biển này sẽ nổi như một chiếc phao.
Nước biển Hồng Hải có màu đỏ.
Theo sách “10 vạn câu hỏi vì sao”, biển Hồng Hải nằm giữa châu Phi và bán đảo Ả Rập. Khí hậu ở đây rất nóng, khô, nước biển bốc hơi nhanh, khiến Hồng Hải trở thành biển có nhiệt độ cao nhất thế giới, trong nước có hàm lượng muối rất cao. Đây chính là điều kiện lý tưởng cho tảo biển sinh sôi phát triển, làm cho nước biển càng trở nên đỏ hơn.
Đại dương lớn nhất Trái Đất.
Theo World Atlas, có diện tích hơn 160 triệu km2, Thái Bình Dương có diện tích lớn nhất trên Trái Đất, tiếp theo lần lượt là Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương.
Đại Dương sâu nhất thế giới.
Theo sách “10 vạn câu hỏi vì sao”, đại dương sâu nhất thế giới là Thái Bình Dương. Nơi sâu nhất trên Thái Bình Dương đạt tới 11.022 m (tại rãnh Mariana). Theo các nhà khoa học, nếu mang ngọn núi cao nhất thế giới (Everest) đặt xuống chỗ này, ngọn núi vẫn ngập dưới biển hơn 2.000 m.
Theo các nhà khoa học, biển Azov ở phía Tây Nam nước Nga nông nhất thế giới. Nước biển ở đây quanh năm có màu vàng, trải dài khoảng 360 km, rộng 180 km, toàn bộ diện tích mặt biển đạt 39.000 km2, độ sâu trung bình của biển chỉ 7 m, nơi sâu nhất là 14 m.
Theo Nguyễn Thanh Điệp/Zing
Phát hiện thủy quái 150 tuổi mới... dậy thì
Con cá mập Greenland sống lâu nhất được ước tính lên đến 512 tuổi, trong khi các con khác có tuổi đời trung bình khoảng 300 và đến năm 150 tuổi mới... dậy thì xong.
Kết quả nghiên cứu mới công bố của nhà sinh vật biển Julius Nielsen (Đan Mạch) cho thấy ông và các đồng nghiệp đã tìm ra được động vật có xương sống sống lâu nhất thế giới: cá mập Greenland.
Cá mập khổng lồ Greenland - ảnh: NATIONAL GEOGRAPHIC
Bằng cách phân tích thủy tinh thể trong mắt chúng, nhóm nghiên cứu đã ước lượng được tuổi đời của mỗi con cá mập thuộc loài này trung bình là 300 tuổi. Tuy nhiên, con số này có thể khác biệt nhiều ở từng cá thể. Chúng có thể chết già ở độ tuổi từ 272 đến 512 tuổi, tức có con đã vượt qua mốc nửa thiên niên kỷ. Con cá mập già nhất còn sống mà nhóm nghiên cứu ghi nhận được là 392 tuổi.
Một thợ lặn bên cạnh cá mập Greenland - ảnh: INTERNET
Loài cá mập kỳ dị này cũng trưởng thành khá chậm. Một con cá mập cái đến 150 mới dậy thì xong xuôi! Phát hiện này gây ngạc nhiên, bởi tuổi thọ của loài cá này vượt xa hai loài động vật có xương sống được cho là sống thọ nhất từ trước đến nay là cá voi đầu trắng (khoảng 200 tuổi) và rùa khổng lồ Galapagos (152 tuổi).
Đây là loài quái vật biển thống trị vùng biển băng giá phía Bắc - ảnh: INTERNET
Các nhà khoa học đang sắp xếp bộ gen đầy đủ của 100 cá thể thuộc loại này và hy vọng có thể tìm ra lời giải cho tuổi thọ đáng kinh ngạc.
Cá mập Greenland là loài cá mập lớn nhất còn tồn tại trong thế giới hiện đại. Đa số cá mập Greenland mà con người quan sát được dài từ 2,44-4,8 m, tuy nhiên theo các nghiên cứu, chúng có thể phát triển đến mức tối đa là 6,4-7,7 m, nặng 1.000-1.400 kg. Thông thường con cái lớn hơn con đực. Thức ăn của chúng khá đa dạng. Thậm chí người ta còn tìm thấy những mảnh thịt và lông gấu Bắc cực trong dạ dày chúng. Loài thủy quái này sống ở khu vực Bắc Băng Dương và Bắc Đại Tây Dương.
Theo A. Thư/Người lao động
Phát hiện những viên đá lạ ở phần tối của Mặt Trăng Các mẫu đá giống như được kết dính lại từ nhiều mảnh vỡ không đồng nhất, có khả năng nó được hình thành từ một vụ va chạm thiên thạch hoặc từ vỏ Mặt Trăng nguyên thủy. Robot thám hiểm của Trung Quốc đã ghi lại được một số hình ảnh về những mẫu đá màu nhạt, bố trí với mật độ thưa...