Tại sao ninja trong phim Hong Kong là kẻ lừa đảo?
Đạo diễn Hong Kong thường khắc họa ninja là kẻ xấu trong các bộ phim. Nhân vật bị định kiến vì sử dụng ám khí, xuất hiện chớp nhoáng bằng thuật ẩn thân.
Theo SCMP, ninja Nhật Bản là hiện tượng văn hóa toàn cầu những năm 1980. Hình tượng nhân vật này xuất hiện tương đối ít trong các bộ phim võ thuật Hong Kong.
Khi xuất hiện trong các bộ phim kinh điển như Phương Đông anh hào của Thiệu Thị huynh đệ (do Lưu Gia Lương đạo diễn) và Ngũ độn nhẫn thuật (Trương Triệt đảm nhận), ninja được mô tả là kẻ lừa đảo không được giang hồ coi trọng, thường xuyên xuất hiện, tấn công lén lút bằng thuốc độc.
Trên thực tế, ninja là những điệp viên được đào tạo về hoạt động gián điệp và thuật ẩn thân trong bóng tối. Họ có nhiều công cụ hỗ trợ như thiết bị phá khóa, thang dây để leo vào các tòa nhà, đồng thời biết cách ẩn mình dưới nước bằng ống thở, ngụy trang trong lãnh thổ của kẻ thù.
SCMP có cuộc phỏng vấn với chuyên gia về ninja Keith Rainville – chủ nhân của trang web Vintage Ninja. Ông chia sẻ về hình tượng nhân vật ninja trong văn hóa phim ảnh Hong Kong.
Tài tử Lưu Gia Huy (phải) đóng vai ninja phản diện trong Phương Đông anh hào. Ảnh: SCMP.
Định kiến về ninja trong phim Hong Kong
- Theo ông, phim ninja Nhật Bản khác với kung fu Hong Kong thế nào?
- Sự khác biệt lớn nhất là phim ninja Nhật Bản hiếm khi được định nghĩa là phim võ thuật. Mặc dù có chiến đấu tay đôi và vũ khí, trên thực tế thể loại ninja ban đầu dựa trên phim truyền hình.
Ninja là sự phản ánh về giai cấp xã hội, hoàn cảnh của những người lao động bị bóc lột ở Nhật Bản thời hậu chiến. Khi vô vọng, mắc kẹt trong cuộc sống và không thể thoát ra, họ tìm đến thể loại phim ninja để giải trí.
Thế hệ trẻ lần đầu bị mắc kẹt trong những công việc văn phòng là vào những năm 1960. Họ được ví liên quan trực tiếp đến những ninja có tay nghề cao – những người muốn thoát khỏi kiếp sống gián điệp, sát thủ trong gia tộc và tầng lớp samurai.
Ngoài ra, trong thời đại mà các bộ phim về James Bond trở nên phổ biến, ninja Nhật Bản sử dụng vũ khí tre đối phó thiết bị công nghệ cao hiện đại chứng tỏ sức hút khó cưỡng của dòng phim ninja trên màn ảnh.
Những kỹ thuật ninja sử dụng như dùng khói để tẩu thoát, cách xâm nhập thông minh vào lâu đài, kho vũ khí kỳ lạ và chiến thuật biệt kích, quan trọng hơn cả là hình thức võ thuật chính xác của những ngôi sao đều gây chú ý.
- Tinh thần hiệp sĩ là một phần quan trọng của các bộ phim dành cho đấng mày râu. Khái niệm đó có tồn tại trong các bộ phim về ninja không?
- Thông thường, tinh thần hiệp sĩ đi đôi với lòng tự hào dân tộc mạnh mẽ và sự lạc quan rằng cái thiện có thể chiến thắng cái ác. Song, những quan niệm đó hiếm khi được hiển thị trong thể loại ninja. Phim ninja nghiêng về sự bất mãn trong cuộc sống, chủ nghĩa tin vào định mệnh, gắn với thời cuộc và nỗi lo xã hội.
Video đang HOT
Tạo hình ninja của Từ Thiếu Cường trong Thanh Vân kiếm khách của đạo diễn Trình Tiểu Đông. Ảnh: SCMP.
- Ông nghĩ gì về hình tượng phản diện của ninja trong các bộ phim Hong Kong như “Phương Đông anh hào”?
- Điện ảnh Hong Kong có cái nhìn định kiến với ninja. Họ luôn định hình ninja là nhân vật phản diện. Những bộ trang phục đặc biệt và vũ khí đặc trưng của ninja như shuriken (phi tiêu hình ngôi sao), móng vuốt và bom khói biến ninja thành những kẻ ác hoàn hảo để anh hùng Trung Quốc chống lại.
Họ thường thể hiện ninja là “ác ma ngoại tộc” sử dụng vũ khí bẩn thỉu, chiến thuật mờ ám. Song, các kiếm sĩ Trung Quốc cũng rất kinh sợ mỗi khi nghe đến ninja vì tuyệt chiêu của họ.
Bù lại, điểm sáng của Phương Đông anh hào là tình yêu của kiếm sĩ đã vượt qua mọi thứ và cưới ninja Nhật Bản làm vợ.
- Ông ấn tượng với bộ phim ninja nào của điện ảnh Hong Kong?
- Phương Đông anh hào và Ngũ độn nhẫn thuật là hai bộ phim chính về ninja của Hong Kong. Họ cũng khai thác hình tượng gián điệp người Nhật Bản thông qua một số tác phẩm khác như Đông Phương hồng và Thanh Vân kiếm khách.
Thanh Vân kiếm khách là bộ phim rất đáng chú ý. Đó là sự kết hợp giữa cảnh tượng tuyệt vời của ninja và võ thuật cổ truyền của người Hoa. Đây là một trong số những tác phẩm hay nhất từng xuất hiện ở Hong Kong.
Thiệu Thị huynh đệ là xưởng phim đầu tiên ở Hong Kong sử dụng chất liệu ninja trong phim điện ảnh. Các tác phẩm của họ đã truyền cảm hứng cho nhiều bộ phim khác. Nhiều khán giả chỉ xem Phương Đông anh hào và Ngũ độn nhẫn thuật là hai tác phẩm đinh về ninja, những bộ phim khác thường bị xem là sao chép, bắt chước.
Thiệu Thị huynh đệ thậm chí cải tạo trang phục ninja theo hướng tích cực trong các bộ phim, điển hình là Thiên tằm biến (1982).
Ấn tượng về các tác phẩm ninja
- Những bộ phim kinh phí thấp của Hong Kong có lấy đề tài về ninja không, thưa ông?
- Không ai tạo ra nhiều danh hiệu ninja hơn Godfrey Ho và Joseph Lai – người mà hãng IFD đã chỉnh sửa những cảnh quay mì ăn liền, diễn viên đóng thế mặc đồ ninja rẻ tiền thành những tác phẩm hành động có mặt khắp châu Á. Những bộ phim này chiếu đi chiếu lại nhiều lần và không ai có thể thống kê chính xác số lần phát hành.
Cặp diễn viên – đạo diễn người Đài Loan Alexander Lo Robert Tai cũng rất sung mãn trong việc làm phim về đề tài ninja.
Ngũ độn nhẫn thuật là bộ phim ấn tượng của đạo diễn Trương Triệt về đề tài ninja. Ảnh: SCMP.
- Các nhà làm phim Hong Kong từng làm việc với đạo diễn Nhật Bản về phim đề tài ninja hay chưa?
- Có thể cho rằng việc hợp tác với đạo diễn Nhật Bản cho ra đời những tác phẩm hay. Ẩn giả sa lưới được phát hành năm 1982 (giai đoạn phim ninja gây sốt trên toàn thế giới) là tác phẩm hiếm hoi về việc ninja Nhật Bản không chỉ là nhân vật phản diện.
- Ninja là thể loại từng gây sốt với khán giả phương Tây và cuối cùng hòa nhập với văn hóa phương Tây. Vấn đề ở đây là gì?
- Trong những năm 1980, ninja từ những kẻ kỳ quặc dần trở thành nhân vật gần gũi với nhiều gia đình chỉ sau một đêm. Khán giả là người thích thú với những thứ mới mẻ. Việc văn hóa Nhật Bản du nhập vào phương Tây là điều bình thường. Các ninja Nhật Bản có sự mới lạ nhất định mà người Mỹ, Anh và các quốc gia khác tìm kiếm.
Phim ảnh Hong Kong mắc nợ Kim Dung, Cổ Long
Tác giả võ hiệp đóng một phần quan trọng cho ngành công nghiệp phim ảnh Hong Kong. Tuy nhiên, phần lớn tác phẩm của Kim Dung, Cổ Long không được chuyển thể hoàn chỉnh.
Phim võ thuật ra đời, phát triển và trở thành một phần của văn hóa Hong Kong (Trung Quốc). Các tác phẩm thường dựa trên nhân vật và cốt truyện của nhiều tiểu thuyết kiếm hiệp nổi tiếng, số khác lại dựa vào nhân vật có thật hoặc thần thoại phương Đông.
Tác giả nổi tiếng của dòng kiếm hiệp phần lớn phát triển từ Làn sóng mới - phong trào hiện đại hóa văn học võ hiệp vào những năm 1950. Kim Dung (Hong Kong), Cổ Long (Đài Loan), và Lương Vũ Sinh (Đại lục) là những cây bút đắc lực của trào lưu này.
Tác phẩm văn học của họ là nền tảng, nguồn cảm hứng để các nhà làm phim nổi tiếng như Trương Triệt, Từ Khắc, Vương Gia Vệ, Sở Nguyên... tạo nên những bộ phim để đời.
Nguyên tác văn học góp phần không nhỏ cho thành công của phim võ hiệp.
Hành trình từ tiểu thuyết kiếm hiệp đến phim võ thuật
Tiểu thuyết võ hiệp thường là truyện dài tập, có hệ thống nhân vật đa dạng và cốt truyện phức tạp. Thủy hử của Thi Nại Am - tuyệt tác văn học đời nhà Đường - có ảnh hưởng rất lớn đến văn học võ thuật hiện đại.
Do nội dung và hệ thống nhân vật thường phức tạp, nhà làm phim chỉ chọn một cốt truyện nhất định và tập hợp các nhân vật, sau đó thỏa sức sáng tạo mạch phim theo nhiều hướng khác nhau. Phần lớn tiểu thuyết võ hiệp được chuyển thể dưới dạng phim truyền hình dài tập hơn là tác phẩm điện ảnh.
Với những tác phẩm quá nổi tiếng, tiêu biểu là các tiểu thuyết của Kim Dung, nhà làm phim thường mặc định khán giả đã phần nào nắm được cốt truyện và bỏ qua khâu giải thích tường tận trong phim.
Điều này là lý do lớn nhất dẫn đến việc tiểu thuyết võ hiệp rất nổi tiếng ở phương Đông, nhưng bị ghẻ lạnh ở các nước phương Tây. Bởi công chúng quốc tế khó nắm bắt trọn vẹn tác phẩm gốc hoặc chưa từng tiếp cận văn hóa võ hiệp.
Phim võ hiệp là đóng vai trò quan trọng trong nền công nghiệp phim ảnh Hong Kong.
Trong các bộ phim võ hiệp, khán giả dễ dàng phát hiện ra hình ảnh "những hiệp sĩ lang thang". Hình tượng này phần lớn dựa trên nhân vật được phát triển trong văn học hiệp sĩ Trung Quốc cổ.
Trong bài luận Từ văn học hiệp sĩ đến phim võ thuật , tác giả Liu Damu viết: "Kiếm sĩ trên trang sách được mô tả có mái tóc bù xù, đội mũ rộng cột dây. Mắt họ lúc nào cũng thể hiện sự tức giận, thù hận và không thích trò chuyện với bất kỳ ai. Hình ảnh đáng sợ này ảnh hưởng đến phần lớn hình tượng nhân vật trên phim sau này".
Chuyên gia lý giải điều này dựa trên bản chất nổi loạn "đầu đội trời, chân đạp đất" của anh hùng võ lâm. Hình ảnh kiếm khách nổi loạn nhưng tính cách anh hùng, hành động vì công lý thu hút số đông độc giả thập niên 1960-1970 và tồn tại đến mãi sau này.
Lý giải thành công của tiểu thuyết võ hiệp, chuyên gia nghiên cứu cho rằng độc giả có thể "dễ dàng nhận ra chính mình thông qua những nhân vật không tham gia phe phái, tự dựa vào sức lực của bản thân để đối đầu với xã hội bất công" - Olivia Mok viết trong phần giới thiệu cuốn tiểu thuyết Tuyết sơn phi hồ của Kim Dung.
Nói về tiểu thuyết võ hiệp, hiếm ai vượt qua được cố nhà văn Kim Dung. Ông là tiểu thuyết gia nổi tiếng nhất Hong Kong về thể loại võ hiệp, gây tiếng vang khắp thế giới. Kim Dung đã để lại gia tài đồ sộ với 15 tác phẩm dài tập.
Phim Hong Kong mắc nợ Kim Dung, Cổ Long
Một số bộ phim dựa trên tác phẩm của Kim Dung bao gồm Anh hùng xạ điêu của Trương Triệt, Đông tà Tây độc của Vương Gia Vệ và Đông thành Tây tựu của Lưu Trấn Vĩ (tất cả đều dựa trên tiểu thuyết Anh hùng xạ điêu ), bộ ba Kiếm sĩ của Từ Khắc (dựa trên Tiếu ngạo giang hồ ), hay Lộc đỉnh ký của Châu Tinh Trì và Vương Tinh đều vay mượn từ tác phẩm cùng tên của Kim Dung.
"Trong nghiên cứu về tác phẩm của Kim Dung, nhà phê bình Lin Yiliang nhận thấy rằng hình ảnh và phong cách văn học của ông có những điểm tương đồng với cách làm phim hiện đại, từ đài từ, câu thoại cho đến những trường đoạn trong truyện", tác giả Liu Damu viết.
Tuy nhiên, việc chuyển thể toàn bộ tiểu thuyết của Kim Dung thành tác phẩm điện ảnh cũng gặp nhiều vấn đề. "Nguyên tác vẫn chứa đựng nhiều tình tiết gây khó khăn. Vì vậy, các bộ phim chỉ dựa trên một phần trong tiểu thuyết hơn là làm lại toàn bộ", Damu nhận xét.
Phim chuyển thể từ tiểu thuyết Kim Dung phần lớp bị chắp vá, thay đổi cốt truyện.
Nhà văn Đài Loan Cổ Long cũng là cây bút nổi bật của thể loại tiểu thuyết võ hiệp vào những năm 1960. 19 tác phẩm của ông đã được đạo diễn Sở Nguyên mua bản quyền và phát hành dưới trướng Thiệu thị Huynh đệ, mà nổi tiếng nhất là Lưu tinh hồ điệp kiếm và Đa tình kiếm khách, vô tình kiếm.
Khác với "vũ trụ Kim Dung", tác phẩm của nhà văn Cổ Long hướng đến hình tượng người anh hùng đơn độc không ràng buộc thế gian. Các tác phẩm đồng thời phản ánh con người của nhà văn người Đài Loan.
"Tôi luôn muốn ở một mình. Chỉ trong cô độc, tôi mới có thể khám phá chính bản thân và thoát khỏi sự tính toán, độc hại của người khác", cố nhà văn từng nói trong một cuộc phỏng vấn.
Theo lời đạo diễn Sở Nguyên, nhà văn Cổ Long là chuyên gia quan sát, có cái nhìn nhạy bén về bản chất con người. "Ngòi bút chiến đấu của Cổ Long có thể không sống động như Kim Dung, nhưng các nhân vật của anh rất sống động. Tiểu thuyết Cổ Long là những câu chuyện tình lãng mạn mang đậm tính văn học bên cạnh những nhân vật tinh thông võ thuật", đạo diễn nói.
Các tác phẩm của Cổ Long, Kim Dung hay một số nhà văn võ hiệp khác đều xứng đáng gọi là tuyệt tác. Song, phần lớn những bộ phim chuyển thể đều bị chắp vá hoặc không hoàn toàn làm theo nguyên tác. SCMP cho rằng hành động này khiến giới làm phim Hong Kong "mắc nợ" những tác gia đình đám một thời.
Cách ninja Nhật Bản sinh tồn giữa đại dịch Covid-19 Ninja Nhật Bản thường sống đơn độc hoặc theo nhóm ở các khu vực miền núi, nơi họ có thể luyện tập, thực hiện nhiệm vụ và tự sản xuất lương thực.











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Khó tin mỹ nhân Trung Quốc U40 trẻ đẹp như gái 18: Nhan sắc ngọt lịm ngắm mà rụng tim

'Lật mặt 8: Vòng tay nắng' của Lý Hải cán mốc 100 tỷ đồng

Lý Hải nói gì về ồn ào khen chê phim 'Lật mặt 8'?

Con kiến đập mãi không chết của showbiz

Đa dạng các hoạt động quảng bá phim trước thềm ra mắt

Tân lang - tân nương đẹp nhất Trung Quốc: Nhà gái là mỹ nhân cổ trang trời sinh, nhà trai có ánh mắt tình ơi là tình

Ngọc nữ "Hoa Hậu Hàn Quốc" bí ẩn nhất làng phim Hàn: Sinh ra ở Mỹ, gia thế nghìn vàng, vóc dáng đẹp từng centimet

Clip cực viral: Mỹ nhân Việt bị ném 100 quả trứng vào người, "từ Đông Anh đến Nguyễn Trãi vẫn ngửi thấy mùi tanh"

Tiết lộ về chiến sĩ đặc công đóng cả 2 bom tấn 'Địa đạo' và 'Lật mặt 8'

Johnny Trí Nguyễn tái khởi động 'Dòng máu anh hùng 2'

Số phận 'Lật mặt 8' của Lý Hải sau ồn ào 'chơi xấu'

Mỹ nhân Trung Quốc đi tuyên truyền phim mới thôi mà, có cần đẹp vậy không: Netizen than sao cứ trẻ mãi, 14 năm không già
Có thể bạn quan tâm

Brad Pitt chưa quên Angelina Jolie, lộ 1 chi tiết không muốn kết hôn người mới?
Sao âu mỹ
15:26:52 02/05/2025
Rapper Double2T kể chuyện khó quên khi hát cùng Phương Mỹ Chi ở đại lễ
Nhạc việt
15:23:11 02/05/2025
Duyên Quỳnh giành giật với Võ Hạ Trâm, còn có động thái lạ, CĐM đào lại quá khứ?
Sao việt
15:22:46 02/05/2025
Vụ bắn tài xế ở Vĩnh Long: clip hiện trường TX có dấu hiệu vi phạm, xử lý cán bộ
Tin nổi bật
15:21:21 02/05/2025
Em xinh 'say hi' hé lộ 10 cái tên: Bích Phương tái xuất, Bảo Anh gây tranh cãi
Tv show
15:17:40 02/05/2025
QN Thanh Hiếu Đặc nhiệm 2K5 'dọn sạch' quá khứ sau clip tặng hoa 17M view là ai?
Netizen
15:17:10 02/05/2025
Gợi ý 5 món lẩu vừa ngon, dễ ăn lại không ngấy để cả nhà quây quần dịp nghỉ lễ
Ẩm thực
15:13:59 02/05/2025
Apple giải đáp việc có nên sạc iPhone qua đêm hay không?
Đồ 2-tek
15:13:05 02/05/2025
Đất hiếm - Mặt trận nóng của các siêu cường
Thế giới
15:04:54 02/05/2025
Chiến lược chuyển nhượng táo bạo của Fabregas
Sao thể thao
15:01:05 02/05/2025