Tại sao những người yêu nhau lại thường xuyên cãi nhau: Đôi khi cãi cọ trong tình yêu không đơn thuần là do mâu thuẫn mà đến từ nhu cầu ích kỷ của mỗi người
Khi hai người dần dần quen với mối quan hệ này, họ bỏ qua những điều tốt đẹp của đối phương, thay vào đó, họ sẽ để ý đến những điều không tốt của người kia.
Nhiều người luôn thắc mắc về vấn đề: Cãi cọ trong tình yêu. Người ta cho rằng, đã yêu nhau thì đừng nên có những xích mích không cần thiết. Tuy nhiên, nói thì dễ nhưng làm mới khó, một số cặp đôi dù yêu nhau lắm, thương nhau nhiều nhưng vẫn thường xuyên cãi vã.
Để trả lời cho câu hỏi này, một người đã đưa ra bài viết khá chi tiết và nhận về nhiều sự đồng tình.
“Họ cãi nhau vì sao, bởi vì mong muốn của hầu hết mọi người đang yêu là được yêu.
Nhiều người bắt đầu một mối quan hệ bởi vì họ cô đơn, muốn được chăm sóc, được ở bên ai đó và tận hưởng những phút giây ấm áp. Nhưng ít người khi mới bắt đầu đã có một mối quan hệ tốt đẹp.
Về lý do tại sao lại có sự khác biệt như vậy, bởi vì ảnh hưởng gia đình mỗi người là hoàn toàn khác nhau. Khi bạn lớn lên, trong tiềm thức sẽ muốn tìm một nửa còn lại của bản thân, điều này vô tình trở thành ‘nhu cầu’ trong tình yêu.
Cả hai người đều tưởng tượng ra hình mẫu người bạn đời lí tưởng trong tâm trí mình. Lớn lên, mẫu người lí tưởng của họ sẽ càng rõ ràng hơn.
Ý tưởng để tạo nên ‘người trong mộng’ có thể lấy trên phim truyền hình, người mà bạn đã tiếp xúc hoặc thông tin từ Internet, một cuốn tiểu thuyết.
Sau đó, ở một độ tuổi nhất định, mỗi người trong số họ bắt đầu mối quan hệ với mong đợi của riêng mình.
Cô A kỳ vọng: Anh ấy sẽ rất cao và đẹp trai, chăm sóc tôi một cách cẩn thận, chăm chỉ, trưởng thành, công việc ổn định, có trách nhiệm, khi tôi ở bên anh ấy, tôi nhất định sẽ rất hạnh phúc.
Anh B cũng giữ vững kì vọng của mình: Cô ấy chắc chắn rất xinh đẹp và hấp dẫn. Cô ấy sẽ dịu dàng và ân cần. Cô ấy sẽ an ủi tôi khi tôi buồn, chấp nhận những tính xấu của tôi, tin tưởng tôi và ở bên tôi cho dù có chuyện gì xảy ra đi chăng nữa. Ở bên cô ấy, tôi nhất định sẽ hạnh phúc.
Khi A và B bắt đầu mối quan hệ với nhau, họ chắc chắn sẽ rất hạnh phúc vì tìm được một người lí tưởng, đây sẽ là khoảng thời gian mới yêu.
Tìm hiểu sâu hơn, tình yêu này thực chất chỉ là một sự thỏa mãn nhu cầu của bản thân và nhu cầu này sẽ ngày càng lớn khi mà bạn phụ thuộc quá nhiều vào đối phương.
Khi hai người dần dần quen với mối quan hệ này, họ bỏ qua những điều tốt đẹp của đối phương, thay vào đó, họ sẽ để ý đến những điều không tốt của người kia. Bởi vì con người là một sinh vật tham lam, họ luôn muốn được nhiều hơn nữa. Vì vậy, các vấn đề lần lượt xuất hiện từ đây.
Hầu như tất cả các mâu thuẫn đều dựa trên cảm giác của một hoặc hai phía: Bạn không yêu tôi.
Cô gái:
Video đang HOT
Anh rõ ràng nói yêu tôi, tại sao anh lại không làm điều đó?.
Nếu anh yêu tôi, anh sẽ biết tôi nghĩ gì, và anh cũng biết những gì tôi thích’.
‘Ban đầu, tôi nghĩ anh là một người biết quan tâm, tôi không ngờ rằng anh lại không chỉ lười biếng mà còn ích kỉ’.
‘Bận rộn chỉ là cái cớ mà thôi, nếu anh yêu tôi, anh có thể dành thời gian cho tôi bất cứ lúc nào’.
‘Tôi nấu ăn, anh phải rửa bát’.
‘Anh đối xử với tôi như thế nào, thì tôi cũng sẽ đối xử với anh như thế đó’.
Chàng trai:
‘Ban đầu cô rất dịu dàng, nhưng sau đó, cô trở nên cực kỳ vô lý’.
‘Cô không hiểu tôi, không tin tôi, trách tôi không thể làm bất cứ thứ gì cho cô’.
‘Cô tức giận khi tôi không trả lời tin nhắn, lúc đầu cô đâu có như vậy’.
Bạn thấy đấy, hai người cãi nhau chỉ vì những điều nhỏ nhặt: Người này không như những gì tôi tưởng tượng.
Những thiếu sót khác nhau của hai người dần được bộc lộ đã phá hủy đi kỳ vọng của cả hai bên. Tuy nhiên, họ đều không chấp nhận hình mẫu người bạn đời lí tưởng của mình bị phá hủy dễ dàng, vì vậy, họ bắt đầu dấn thân vào con đường khiến người kia thay đổi theo ý mình.
Và có rất nhiều cách để khiến đối phương thay đổi:
Bạo lực để ép buộc bên kia phải thay đổi, hoặc đổ lỗi cho người kia không đủ tốt, hoặc nói cho người kia biết mình phải chịu ấm ức như thế nào khi ở cạnh họ, cố gắng làm cho bên kia cảm thấy bản thân có lỗi và phải thay đổi.
Ví dụ cụ thể:
‘Nếu anh còn làm điều này một lần nữa, chúng ta sẽ chia tay’.
‘Anh luôn không quan tâm đến cảm giác của em, anh không thể quan tâm tới em nhiều hơn sao?’.
Kết quả là, nhiều người đã dành cả cuộc đời của họ để cố gắng tìm kiếm hoặc biến đổi một người theo “gu” của mình.
Do đó, hai người khi đang yêu dường như vẫn sẽ tính toán họ ‘được’ yêu bao nhiêu. Khi tình yêu của họ không như mong muốn, họ sẽ lại cãi nhau.
Như chúng ta đã biết, con người không thể biến người khác thành người trong mộng của họ.
Ý nghĩa thật sự của tình yêu là học cách chấp nhận. Học cách chấp nhận sự thật, chấp nhận bản thân và đối phương không hoàn hảo. Khi bạn đã có trách nhiệm với bản thân, nỗ lực thay đổi bản thân thì người kia cũng sẽ có một sự thay đổi bất ngờ.
Tình yêu là sự kết hợp giữa yêu và được yêu.
Những người thông minh sẽ học cách thay đổi bản thân để được yêu nhiều hơn nữa.
Vì vậy, có một câu: Mọi thứ đều được nhóm lại với nhau, con người cũng vậy. Bạn là người như thế nào, bạn sẽ thu hút loại người như thế đó.
Khi bạn phàn nàn, đổ lỗi cho người kia, ở một mức độ nào đó, bạn cũng đang tự trách mình. Bởi vì đây là người mà bạn chọn, người mà bạn thu hút.
Yêu và được yêu có thể tạo ra hạnh phúc.
Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều tìm cách để được yêu cả đời, bỏ qua sự chân thành của việc yêu người khác, bỏ qua cách để có một tình yêu hạnh phúc và bên vững”.
Nhiều khi, chúng ta mải mê cãi nhau mà quên mất rằng cái cốt yếu nhất của tình yêu chính là sự thích ứng, quan tâm và sẻ chia. Sự ích kỷ của mỗi con người khiến mối quan hệ đi vào bế tắc. Họ đòi hỏi đối phương phải thế này, thế khác mà quên mất rằng cuộc sống không phải muốn là được.
Các cặp đôi dù yêu vẫn cãi nhau đơn giản vì muốn đối phương thay đổi theo chiều hướng mình mong muốn. Hãy nhớ nhé, đôi khi, chấp nhận đối phương mới là cách giữ tình yêu trọn vẹn.
Tĩnh điện đến từ đâu?
Nếu bạn đi ngang qua một tấm thảm trong khi đang mang vớ len, khả năng cao tay nắm cửa tiếp theo chạm vào sẽ làm bạn ngạc nhiên khi bị giật bởi những tia lửa điện. Tĩnh điện phổ biến đến mức thật dễ dàng để quên rằng nó kỳ lạ như thế nào.
Nhà triết học và toán học Hy Lạp cổ đại Thales xứ Miletus là người đầu tiên mô tả về tĩnh điện vào thế kỷ thứ sáu trước Công nguyên, nhưng các nhà khoa học đã phải vật lộn trong nhiều thập kỷ để trả lời được câu hỏi cơ bản đó.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu làm việc ở quy mô nano vừa đạt được một bước tiến lớn trong nhiệm vụ tìm hiểu lý do tại sao việc chà xát hai bề mặt lại với nhau có thể tạo nên tĩnh điện.
Trong một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Physical Review, Christopher Mizzi, một ứng cử viên tiến sĩ về khoa học vật liệu và kỹ thuật tại Đại học Tây Bắc ở Evanston, Illinois và các đồng tác giả đã so sánh sự không hoàn hảo vô hình trên các vật thể hàng ngày với bề mặt Trái đất.
Nếu bạn nhìn Trái đất từ xa, hành tinh "trông rất mịn màng, giống như một quả cầu hoàn hảo", Mizzi nói. Tuy nhiên, chúng ta biết rằng trong thực tế, Trái đất không hề tròn láng như vậy, nhưng bạn phải nhìn kỹ vào nó để nhận thấy điều đó.
Chỉ khi "bạn phóng tầm nhìn đủ lớn, bạn mới nhận thấy rằng có những ngọn núi và ngọn đồi", ông nói. Tương tự, các vật thể quen thuộc trông thật trơn tru cho đến khi ta nhìn gần vào.
Khi các bề mặt của hai vật thể cọ xát vào nhau, các phần gồ ghề của chúng cào vào nhau, tạo ra ma sát. Các nhà khoa học đã biết từ lâu rằng ma sát đóng vai trò trong sự hình thành tĩnh điện (trong thực tế, thuật ngữ khoa học cho điện tĩnh, điện ba, chia sẻ cùng gốc với từ ma sát học trong tiếng Anh, bộ môn nghiên cứu về ma sát).
Trong nghiên cứu mới, Mizzi và các đồng tác giả đã chỉ ra cách các phần gồ ghề gây ra ma sát cũng đồng thời gây ra sự khác biệt đáng kể trong điện tích.
Một điều bất thường về tĩnh điện là nó dễ sản sinh ra nhất từ các vật liệu chống điện được gọi là chất cách điện; chúng bao gồm cao su, len và tóc.
Trong điện hiện tại - dạng điện hàng ngày cung cấp năng lượng cho điện thoại, đèn và hầu hết các thiết bị điện tử khác - electron tạo ra dòng điện bằng cách chảy qua các nguyên tử trong vật liệu dẫn điện, như dây đồng.
Nhưng các nguyên tử của chất cách điện không để các electron đến và đi dễ dàng; chúng ức chế dòng điện tử.
Mizzi và các đồng nghiệp đã phát hiện ra rằng tĩnh điện được tạo ra khi các phần gồ ghề trong chất cách điện cọ xát vào nhau và cản trở các đám mây electron. Vì các electron trong chất cách điện khó có thể di chuyển xung quanh một cách dễ dàng, nên sự cọ xát có thể khiến các đám mây điện tử bị bẻ cong dẫn đến biến dạng.
Trong các vật liệu đó, đám mây electron xung quanh các nguyên tử thường đối xứng. Khi bạn nhìn vào chúng, bạn "không thể phân biệt đâu là từ trên xuống, đâu là từ trái sang phải", Mizzi nói.
Nhưng nếu chúng bị bóp, chúng sẽ biến dạng và trở nên bất đối xứng. Trong trường hợp thích ứng, hình dạng mới đó có thể phân phối điện áp không đều trên vật liệu, Mizzi giải thích.
Vậy điều này có liên quan gì đến đi vớ len trên thảm? Khi bạn đi trong những đôi vớ như vậy, sự kết hợp giữa trọng lượng cơ thể và chuyển động sải chân của bạn làm cho các sợi trong vớ của bạn cọ xát với các sợi trên thảm.
Khi hai vật liệu cọ xát vào nhau như thế này, các gờ trên một bề mặt móc và kéo vào những điểm gồ ghề trên bề mặt đối diện, khiến chúng bị uốn cong. Khi sự uốn cong này xảy ra, các đám mây electron trong các nguyên tử tạo nên các điểm gồ ghề sẽ bị cắt thành các hình dạng bất đối xứng, gây ra sự chênh lệch rất nhỏ về điện áp.
Mặc dù nhỏ, những thay đổi trong điện áp cộng dồn lên. Các điểm gồ ghề nhiều đến nỗi sự bóp méo các đám mây electron gây ra sự tích tụ đáng kể của tĩnh điện - đủ mạnh để bạn cảm nhận được khi bạn chạm vào tay nắm cửa hoặc bắt tay với ai đó.
Sự hiểu biết mới về điện tĩnh này có thể ảnh hưởng đến các nhà khoa học đang phát triển các loại vải tạo ra năng lượng ma sát để sạc các thiết bị đeo được có thể làm cho sản phẩm hiệu quả hơn...
Đức Mạnh
Theo giaoducthoidai.vn
Mặt trái của ngân hàng 4.0: Khi khách hàng chưa kịp thích ứng với sự thay đổi công nghệ Tình trạng lừa đảo trong lĩnh vực ngân hàng, thông qua việc lấy cắp những thông tin quan trọng như mã OTP đang leo thang, nhưng vấn đề không nằm ở các nhà băng. "Vừa đọc xong 3 mã OTP gửi về điện thoại cho một người xưng là bộ phận ngân hàng, tiền trong tài khoản anh T bị chuyển sạch""; "Chưa...