Tại sao nhiều người phản đối kế hoạch trợ tử của chính phủ Pháp?
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm nay 11.3 đã vấp phải sự chỉ trích từ các nhân viên y tế và Giáo hội Công giáo về dự luật mà ông sẽ trình bày trước quốc hội, trong đó phê duyệt hình thức an tử cho một số bệnh nhân mắc bệnh nan y.
Nhà lãnh đạo Pháp đã công bố kế hoạch đệ trình dự luật thông qua cuộc phỏng vấn với báo giới. Ông nhấn mạnh chính phủ sẽ có “điều kiện nghiêm ngặt” đối với những người được phép lựa chọn hình thức trợ tử, AFP đưa tin.
Theo dự luật, chỉ những người trên 18 tuổi mới có thể yêu cầu dùng thuốc để kết thúc mạng sống, và những người muốn tham gia quy trình này sẽ phải xác nhận lại lựa chọn của mình sau 48 giờ.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu trong buổi lễ công nhận quyền phá thai trong hiến pháp hôm 8.3. Ảnh REUTERS
Sau đó, họ sẽ nhận được quyết định từ đội ngũ y tế trong vòng tối đa 2 tuần. Nếu được phê duyệt, họ sẽ được các bác sĩ cung cấp một đơn thuốc để trợ tử.
Video đang HOT
Dự thảo luật cũng sẽ mở rộng việc hỗ trợ cái chết cho những người trưởng thành “hoàn toàn có khả năng nhận thức”, với điều kiện là họ phải mắc một tình trạng “không thể chữa khỏi” có khả năng gây tử vong trong “ngắn hạn hoặc trung hạn”.
Những người mắc một số bệnh nhất định, chẳng hạn như bệnh thần kinh vận động, sẽ có thể chỉ định ai đó hỗ trợ việc sử dụng thuốc, hoặc nhận sự giúp đỡ từ nhân viên y tế.
Thông tin về dự luật mới được công bố chỉ vài ngày sau khi quốc hội Pháp đưa quyền phá thai vào hiến pháp. Thủ tướng Gabriel Attal viết trên mạng xã hội X rằng dự luật mới sẽ được trình lên quốc hội từ ngày 27.5.
“Cái chết không còn có thể là vấn đề cấm kỵ và phải giữ im lặng”, ông Attal viết.
Tuy nhiên, một số nhóm nhân viên y tế lại bày tỏ “sự kinh ngạc, tức giận và buồn bã” trước kế hoạch này.
Trong một tuyên bố chung, các hiệp hội chăm sóc giảm nhẹ, hỗ trợ ung thư và y tá chuyên khoa cảnh báo đề xuất của ông Macron có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho mối quan hệ chăm sóc sức khỏe.
Các nhóm này cho rằng kế hoạch của chính phủ chủ yếu nhằm mục đích tiết kiệm tiền. Theo họ, nguồn lực chi cho việc chăm sóc sức khỏe tốn kém hơn nhiều so với hình thức trợ tử, đài DW đưa tin.
Trong khi đó các giám mục Công giáo của Pháp đã thẳng thừng bác bỏ dự luật.
Ông Eric de Moulins-Beaufort, người đứng đầu hội đồng giám mục, nói với báo La Croix: “Một đạo luật như thế này, bất kể mục đích của nó là gì, sẽ khiến toàn bộ hệ thống y tế của chúng ta hướng tới cái chết như một giải pháp”.
Pháp công bố loạt biện pháp nhằm ngăn cuộc biểu tình của nông dân
Ngày 1/2, Thủ tướng Pháp Gabriel Attal đã công bố những biện pháp mới nhằm xoa dịu nỗi bất bình của nông dân nước này trong bối cảnh phong trào biểu tình vẫn tiếp diễn trên khắp đất nước trong nhiều ngày qua.
Nông dân Pháp phong tỏa một tuyến cao tốc ở Longvilliers, gần Paris ngày 29/1/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu tại cuộc họp báo ở Paris, Thủ tướng Attal cho biết Pháp sẽ ngay lập tức cấm nhập khẩu mặt hàng rau và hoa quả từ các nước bên ngoài Liên minh châu Âu (EU) nếu những mặt hàng này sử dụng thuốc trừ sâu Thiaclopride đang bị cấm trong khối. Chính phủ sẽ đề xuất thành lập một lực lượng kiểm soát và trấn áp các hành động gian lận, nhất là liên quan đến các quy định về y tế.
Ông Attal cũng lưu ý lực lượng này sẽ kiểm soát và ngăn chặn việc nhập khẩu các mặt hàng lương thực, thực phẩm đi ngược lại các tiêu chí an toàn sức khỏe của Pháp và EU. Ông tái khẳng định Pháp sẽ vẫn phản đối việc EU ký hiệp định tự do thương mại với khối thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR). Ông Attal khẳng định, những biện pháp mới này sẽ giúp tăng thu nhập cho người nông dân và bảo vệ họ trước tình trạng cạnh tranh không công bằng.
Ngoài ra, Thủ tướng Attal công bố gói hỗ trợ 150 triệu euro (162 triệu USD) để giúp các chủ trang trại nuôi gia súc, đồng thời giảm thuế đối với các trang trại có sự chuyển giao thế hệ.
Tiếp nối phát biểu của Thủ tướng Pháp, Bộ trưởng Nông nghiệp Marc Fesneau cũng thông báo gói cho vay trị giá 2 tỷ euro (2,16 tỷ USD) để hỗ trợ những người muốn lập nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp và chăn nuôi. Bộ trưởng Marc Fesneau cũng nói rằng chính phủ sẽ tạm ngừng triển khai kế hoạch quốc gia về giảm thiểu sử dụng thuốc trừ sâu.
Chính phủ Pháp cũng tăng cường các biện pháp kiểm soát nhằm xử phạt những tập đoàn công nghiệp và siêu thị trả giá không công bằng đối với sản phẩm nông nghiệp của người nông dân. Mức phạt có thể chiếm tới 2% doanh thu bán hàng.
Trước đó, ngày 26/1, Chính phủ Pháp đã hủy bỏ kế hoạch tăng thuế đối với dầu diesel nông nghiệp và công bố một số bước đi khác nhằm giảm áp lực tài chính và hành chính cho nông dân. Tuy nhiên, Liên minh quốc gia các nghiệp đoàn nông dân (FNSEA) cho rằng chính phủ cần đưa ra các biện pháp giải quyết tận gốc vấn đề đang gây khó cho sinh kế của nông dân.
Từ khoảng 1 tuần qua, nông dân Pháp đã biểu tình nhằm phản đối kế hoạch tăng thuế đối với nhiên liệu nông nghiệp, các hiệp định thương mại tự do như với MERCOSUR, yêu cầu đơn giản hóa thủ tục hành chính, lên án các tiêu chuẩn eu "khó hiểu" và yêu cầu mức giá "công bằng" cho các sản phẩm bán cho ngành nông nghiệp.
Riêng trong ngày 1/2, các cuộc biểu tình gồm dựng rào chắn đường và chặn làn đường vẫn tiếp diễn tại hơn 150 điểm trên khắp nước Pháp, gây ra tình trạng ùn tắc tại các tuyến đường cao tốc quanh nhiều thành phố lớn, gồm Paris và Lyon.
Cuộc biểu tình diễn ra trong bối cảnh các nguyên thủ quốc gia và chính phủ của Liên minh châu Âu (EU) tiến hành hội nghị thượng đỉnh bất thường vào ngày 1/2. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã có kế hoạch thảo luận với Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen về tương lai của nền nông nghiệp châu lục trước khi diễn ra hội nghị.
Pháp tạm thời cấm đánh bắt cá ở Vịnh Biscay Chính phủ Pháp sẽ tạm thời cấm hầu hết các hoạt động đánh bắt cá vì mục đích thương mại ở Vịnh Biscay để bảo vệ cá heo. Tàu cá neo tại cảng Le Guilvinec, miền Tây Pháp. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Theo đó, lệnh cấm kéo dài một tháng này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 22/1 và sẽ được áp...