Tại sao nhiều học giả thế giới lên tiếng phản đối Trung Quốc?
Dư luận quan tâm tới phân tích của học giả Michael Auslin đến từ Viện Doanh nghiệp Mỹ (đăng trên tờ The Street Wall Journal) khi cho rằng, cuộc đối đầu sau khi Trung Quốc hạ đặt bất hợp pháp giàn khoan dầu khí Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam là một chiến thuật mới trong những hành vi hung hăng của Bắc Kinh ở Tây Thái Bình Dương. Và nếu bắt nạt được Việt Nam trong vụ giàn khoan Hải Dương 981, đây sẽ trở thành khuôn mẫu cho sự xâm lược các vùng biển tranh chấp trong tương lai.
Kỳ 1: Quan điểm của một số học giả Mỹ
Học giả Elizabeth Economy và Michael Levi, đến từ Hội đồng Quan hệ đối ngoại Mỹ kiến nghị, nếu Trung Quốc không rút giàn khoan Hải Dương 981, Washington nên tăng cường bố trí lực lượng hải quân giúp Việt Nam, đồng thời hạn chế, kiểm soát hoạt động của Tổng Công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) tại Mỹ.
Theo 2 học giả kể trên, tình hình Biển Đông hiện nghiêm trọng hơn nhiều so với trước đây bởi đội tàu bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981 không những đại diện cho cuộc chiến cướp bóc tài nguyên, mà còn là thái độ ngang ngạnh trên nhiều phương diện của Trung Quốc mà Mỹ phải đối mặt. Ngoài ra, Mỹ cần kết hợp với ASEAN ngăn chặn hành động đơn phương, bác bỏ yêu sách phi lý của Trung Quốc tại Biển Đông.
Bà Bonnie Glaser (trái), và học giả Michael Auslin.
Giáo sư Keith Johnson, giảng viên Khoa Ngôn ngữ học Berkely, Đại học California, Mỹ, cho rằng, việc triển khai giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc cho thấy một thông điệp rõ ràng Bắc Kinh muốn gửi đến Việt Nam: sẽ khoan thăm dò dầu khí tại những nơi nào gây thiệt hại nhiều nhất. Giáo sư Keith Johnson cũng cho rằng, việc đưa giàn khoan Hải Dương 981 tới Biển Đông cũng tượng trưng cho một cái tát đối với Tổng thống Barack Obama, người vừa trở về sau chuyến thăm 4 nước châu Á nhằm trấn an các đồng minh: Mỹ sẽ ngăn chặn các hành động bắt nạt trên biển của Trung Quốc. Ông Hillary Mann Leverett, chuyên gia của trường Đại học American coi hành động đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Việt Nam của Trung Quốc thực chất là muốn đẩy lùi sự hiện diện của Mỹ ở Thái Bình Dương.
Theo cảnh báo của chuyên gia Michael Auslin thuộc Viện Doanh nghiệp Mỹ, nếu đạt được ý đồ trong vụ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển Việt Nam, Trung Quốc sẽ coi đây là hình mẫu để tiến chiếm các vùng tranh chấp khác.
Chuyên gia Andrew Scobell thuộc Viện Nghiên cứu chính sách toàn cầu RAND Corporation (Mỹ) cho rằng, việc Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trong vùng biển Việt Nam là một phần chiến lược gây “xung đột mức độ chậm” với các bên hữu quan. Ông Vikram Singh, từng là trợ lý về vấn đề Nam và Đông Nam Á của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, hiện là Phó giám đốc một trung tâm nghiên cứu chính sách của chính phủ Mỹ, đã so sánh các quốc gia đang có tranh chấp chủ quyền biển đảo tại châu A Ágiống như những đứa trẻ ở trường đang vừa cầm kéo vừa chạy vòng quanh sân chơi và chiến tranh có thể bắt đầu từ tai nạn hay sơ suất.
Theo chuyên gia Jeff M.Smith, Giám đốc chương trình Nam Á, thành viên Hội đồng Chính sách đối ngoại Mỹ ở Washington, đã đến lúc Washington phải đặt ra giới hạn đỏ đối với Bắc Kinh trong vấn đề chủ quyền hàng hải tại biển Hoa Đông và Biển Đông. Bởi việc này liên quan tới những bất đồng giữa Mỹ và Trung Quốc xung quanh Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS). Chuyên gia Jeff M. Smith cho rằng, Mỹ không chấp nhận cách hiểu về UNCLOS của Trung Quốc nên Washington phải vạch ra giới hạn đỏ về những hành vi, thái độ không thể chấp nhận trong lĩnh vực hàng hải của Bắc Kinh.
Luật sư Ryan Santicola thuộc bộ phận pháp chế của hải quân Mỹ khẳng định, Bắc Kinh từng vi phạm cam kết song phương, đa phương và thường xuyên hành động đơn phương ở Biển Đông. Cụ thể như Trung Quốc không tuân thủ kết quả đàm phán với Philippines là hai bên cùng rút tàu khỏi bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham hồi tháng 4/2012. Chuyên gia Ryan Santicola còn cho rằng, Trung Quốc đang áp dụng chính sách bất nhất và mâu thuẫn ở Biển Đông.
Giám đốc chương trình An ninh châu Á-Thái Bình Dương Partrick Cronin, đến từ Trung tâm An ninh mới của Mỹ bình luận: Lãnh đạo Trung Quốc đang thử nghiệm một mô hình chấp nhận rủi ro bằng cách ép buộc để khẳng định, kiểm soát yêu sách lãnh thổ hàng hải của mình.
Video đang HOT
Theo bà Bonnie Glaser, chuyên gia về chính sách đối ngoại Trung Quốc từ Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế cho rằng, Bắc Kinh quyết tâm khẳng định yêu sách ở Biển Đông và sẵn sàng chịu đựng một mức độ căng thẳng với các nước láng giềng. Bà Bonnie Glaser cho hay, Trung Quốc tin rằng những lợi ích mà các nước láng giềng của họ đạt được trong quan hệ với Bắc Kinh về kinh tế sẽ được ưu tiên, và khu vực cuối cùng sẽ phải chấp nhận sự thống trị của Trung Quốc ở Biển Đông?! Bà Bonnie Glaser còn cho rằng, việc Mỹ phản ứng với động thái của Trung Quốc như thế nào sẽ là thước đo cho hiệu quả của chiến lược “xoay trục” của Washington.
Theo nhận định của học giả Edward Luutwak, chuyên gia từng tư vấn cho Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao và Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ, những gì xảy ra (phô diễn sức mạnh trong tuyên bố chủ quyền ở biển Hoa Đông và Biển Đông) chứng tỏ Trung Quốc đã bỏ rơi chính sách trỗi dậy hòa bình của họ. Còn theo học giả June Teufel Dreyer, cựu chuyên gia về Viễn Đông của Quốc hội Mỹ, Trung Quốc có khả năng sẽ kiểm tra quyết tâm của Mỹ bằng cách gia tăng căng thẳng trong khu vực thời gian tới. Theo giáo sư luật Julian Ku của trường Đại học Hofstra ở New York, Mỹ, việc Washington công khai bác bỏ “đường lưỡi bò” là điều có ý nghĩa rất lớn bởi Mỹ sử dụng luật pháp quốc tế để thách thức các hành động của Trung Quốc trong khu vực.
Giới chuyên môn quan tâm tới nhận định của ông Julio Amador III, nghiên cứu sinh về châu Á thuộc Trung tâm Đông-Tây ở Washington vì cho rằng, nhiều nước Đông Nam Á tôn trọng sự trỗi dậy và nền kinh tế năng động của Trung Quốc, nhưng sự tôn trọng này không có nghĩa là cúi đầu khi Bắc Kinh “khoe cơ bắp” tại những khu vực tranh chấp biển đảo. Tạp chí The Diplomat dẫn nhận định của Giáo sư James Holmes thuộc Học viện quân sự hải quân Mỹ cho rằng, Trung Quốc đang tìm cách quản lý Biển Đông như thể vùng biển này là của riêng Bắc Kinh. Việc dùng tàu tuần tra bán quân sự, không phải tàu hải quân để thực hiện quy định kể trên là chiến lược ngoại giao “cây gậy nhỏ” và nếu không có quốc gia nào phản ứng, Trung Quốc sẽ thành công trong việc lập ra một hiện trạng mới tại Biển Đông.
Theo Công An Nhân Dân
1 người Trung Quốc 10 năm kiên trì vạch mặt "trò hề" Bắc Kinh ở Biển Đông
Từ năm 2005, ông đã cho rằng những chứng cứ lịch sử của Trung Quốc tại vùng biển Nam Hải (biển Đông) không rõ ràng, thiếu căn cứ và không có tính thuyết phục.
Học giả Lý Lệnh Hoa, một nhà nghiên cứu về Luật Biển của Trung Quốc, cựu thành viên Trung tâm Tin tức hải dương quốc gia Trung Quốc đã có hàng loạt lập luận thẳng thắn phản bác lại quan điểm của chính những quan chức nước này. Những điều này đã được ông lên tiếng trong nhiều năm liên tục.
Học giả Lý Lệnh Hoa
Năm 2014: Trung Quốc bóp méo sự thật lịch sử
Khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam và liên tục gây rối tại khu vực này, học giả Lý Lệnh Hoa đã lên tiếng phản bác mạnh mẽ.
Ở một bài viết trên trang blog cá nhân ngày 21/5/2014, ông Lý Lệnh Hoa viết:
"Truyền thông Trung Quốc đã đăng tải quá nhiều phát biểu vô trách nhiệm về những vấn đề về liên quan đến biển Đông. Họ chẳng hiểu gì Công ước 1982 hay Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS), họ bỏ qua lý lẽ và thậm chí coi thường Công ước đã ký. Những gì họ nói, họ biết về "đường lưỡi bò" là vô cùng cẩu thả. Tất cả các đường ranh giới trên đất liền và hải phận trên thế giới đều là những đường liền mạch, rõ ràng, còn "đường lưỡi bò" chỉ là một vệt 9 đoạn đứt quãng quá mơ hồ...
Trung Quốc là một quốc gia lục địa. Từ xa xưa cho đến tận đời nhà Minh, nhà Thanh, Trung Quốc vốn không quan tâm nhiều đến biển. Làm sao lại có thể dám nói rằng, người Trung Quốc từ xa xưa đã vươn ra hoạt động trên một vùng biển rộng đến hơn 200 vạn km2 mà Trung Quốc đang đòi hỏi hiện nay? Đấy là một sự ngụy tạo, bóp méo sự thật lịch sử". Theo thông tin trên báo điện tử Infonet.
Báo Tiền Phong đưa tin, trong bài đăng tải trên các trang mạng http://blog.163.com và http://blog.sina.com.cn lúc 15h01' ngày 15/5/2014, ông Lý Lệnh Hoa viết: "Ngày 15/5/1996, chính phủ Trung Quốc đã phê chuẩn Công ước LHQ về luật biển năm 1982, vì vậy chúng ta cần phải hành xử theo khuôn phép của các điều khoản cơ bản và tinh thần của Công ước". Theo đó, ông cho rằng, một số quan chức và chuyên gia, học giả Trung Quốc từ lâu nay vẫn phiến diện kiên trì quan điểm về thềm lục địa kéo dài tự nhiên và chủ trương về "đường 9 đoạn", một mình một chợ, không đếm xỉa người khác.
Vị này đồng thời khẳng định: "Trung Quốc muốn phát triển kinh tế và nâng cao uy tín thì cần phải tích cực và chủ động giải quyết vấn đề Nam Hải (biển Đông), phải xác lập được cơ chế đàm phán, thương lượng song phương và đa phương hữu hiệu, được các nước liên quan cùng chấp nhận, thiết thực sớm chấm dứt cục diện xung đột dài ngày ở Nam Hải (biển Đông)".
Trong một bài viết trên blog cá nhân tối 6/5 (đăng trên mạng sina.com), học giả Lý Lệnh Hoa cũng nhấn mạnh, Trung Quốc nên tuân theo điều thứ 74 và 83 của UNCLOS), phải tôn trọng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của các nước ven biển xung quanh.
Năm 2013: Cái gọi là "đường lưỡi bò" hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế VN
Tờ Công an nhân dân viện dẫn: Ngày 13/8/2013, ông Lý Lệnh Hoa cảnh báo, Trung Quốc có nguy cơ thành kẻ thù chung của thế giới nếu tiếp tục những hành vi sai trái, ngang ngược, vô lý trong lập trường, chủ trương, yêu sách về biển Đông.
Ngày 3/8/2013, học giả này khuyến cáo, không thể trì hoãn mãi việc giải quyết vấn đề biển Đông và Trung Quốc cần giải quyết việc này với thái độ tích cực.
Ngày 3/7/2013, ông công bố một bản đồ phân định Vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý (EEZ) liên quan đến các nước xung quanh Biển Đông thể hiện rõ các khu vực mà Trung Quốc đang đòi chủ quyền theo cái gọi là "đường lưỡi bò" hoàn toàn nằm trong Vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam.
"Đường 9 đoạn" do Trung Quốc tự vẽ
Năm 2012: Phải hủy bỏ đường 9 đoạn
Tại buổi hội thảo mang tên "Công ước luật biển Liên Hiệp Quốc (UNCLOS) và việc phân chia biên giới biển Trung Quốc" do Viện Nghiên cứu kinh tế Thiên Tắc thuộc báo điện tử Sina.com tổ chức và công bố hôm 27/8/2012, ông Lý Lệnh Hoa tuyên bố, Trung Quốc cần phải hủy bỏ "đường 9 đoạn" nếu không muốn tự biến mình thành "kẻ thù của nhiều nước".
Ngày 24/11/2012, vị này đăng bài viết "Công ước quốc tế về Luật Biển 1982" trên blog cá nhân. Trong đó có đoạn: "Trung Quốc là nước đã ký và phê chuẩn Công ước, đến nay đã được 30 năm... Vậy mà cho đến hôm nay vẫn cố giữ "đường lưỡi bò" không có kinh độ, vĩ độ cụ thể ở Biển Đông".
Ngày 20/8/2012, cũng trên blog cá nhân, ông Lý Lệnh Hoa đăng bài "Nhận thức mơ hồ và sai lệch về biên giới biển", trong đó có viết: ""Đường 9 đoạn" chỉ là đường ảo, trong khi đường biên giới trên biển phải được quốc tế thừa nhận là có thực".
Báo Công an nhân dân cũng đã đưa ra hàng loạt dẫn chứng, tranh luận của vị này. Cụ thể, ngày 17/7/2012, Lý Lệnh Hoa cho đăng tải bài viết mới về thành phố Tam Sa với nhận xét "làm trò cười cho quốc tế", đồng thời kêu gọi từ bỏ ý tưởng này ngay lập tức.
Ông cho rằng, ý nghĩa lớn nhất của việc lập ra "thành phố Tam Sa" là cho bàn dân thiên hạ thấy nỗi nhục của Trung Quốc.
Ngày 3/7/2012, ông Lý Lệnh Hoa cho đăng tải một bức bản đồ phân định vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của các nước trên biển Đông. Trong đó, ông chỉ rõ sai phạm nghiêm trọng của Trung Quốc khi đòi chủ quyền "đường lưỡi bò" từ phần lãnh hải của Việt Nam.
Theo ông, tấm bản đồ này hoàn toàn đáng tin vì nó được vẽ dựa trên tinh thần của Công ước 1982, khẳng định rõ ràng chủ quyền của Việt Nam tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cách nói của Chính phủ Trung Quốc "quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và vùng biển phụ cận" quá mập mờ, ngay chuyện phụ cận bao nhiêu hải lý đều không thể nói rõ.
Năm 2011: Quan điểm thủ cựu và nhận thức sai lầm về "đường lưỡi bò"
Trên Thời báo Hoàn cầu, tháng 6/2011, học giả này có bài viết: "Lập hàng rào rõ, để có quan hệ tốt với láng giềng". Ông cho rằng, việc coi "đường lưỡi bò" do chính quyền Trung Hoa dân quốc đơn phương vẽ ra năm 1947 là ranh giới phân định vùng biển của Trung Quốc là quan điểm thủ cựu và nhận thức sai lầm. Chủ trương đơn phương này không thể phát huy tác dụng trong việc giải quyết các vấn đề trên biển Đông.
Năm 2005: Chứng cứ lịch sử tại biển Đông thiếu căn cứ
Báo giới trong nước cũng đưa tin, tháng 12/2005, trên báo Tin tức Ngư nghiệp của Trung Quốc, ông Lý Lệnh Hoa công bố bài viết mang tựa đề: "Xung quanh vấn đề "đường lưỡi bò" và quy định về biên giới trên biển quốc tế". Trong đó, ông cho rằng những chứng cứ lịch sử của Trung Quốc tại vùng biển Nam Hải (biển Đông) không rõ ràng, thiếu căn cứ và không có tính thuyết phục.
Việc vẽ ranh giới như vậy không chỉ trùng lặp với vùng đặc quyền 200 hải lý của các quốc gia như Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, mà thậm chí còn bao gồm luôn cả vùng biển Kepulauan Natuna của Indonesia. Trong bối cảnh tình hình tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông ngày một nóng, Trung Quốc không nên lẩn tránh và cũng không thể lẩn tránh câu hỏi của quốc tế về tính hợp pháp của "đường lưỡi bò".
Theo Trí Thức Trẻ
Hội nghị G7 sẽ phê phán hành động của Trung Quốc ở Biển Đông Tuyên bố chung của nhóm G7 sẽ có nội dung phê phán đích danh các hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông, yêu cầu Trung Quốc không làm mất ổn định khu vực. Các nhà lãnh đạo G7 sẽ ra tuyên bố về Biển Đông Tuyên bố Hội nghị G7 sẽ phê phán hành động của Trung Quốc ở Biển...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Phát hiện thi thể nam giới dưới chân tòa chung cư cao cấp

Công ty trồng rau theo chuẩn VietGAP "núp bóng" nuôi gà

6 trận động đất liên tiếp xảy ra ở Kon Tum

Phát hiện người đàn ông tử vong trong tư thế ngồi gục mặt xuống đường ở TPHCM

40 mỏ vàng mới được phát hiện ở Tây Bắc có dễ khai thác?

Thực hư thông tin về "virus lạ" khiến bệnh nhân ho ra máu ở Nga

Bé trai 9 tuổi ngủ quên trên cây xoài, cả làng đổ xô đi tìm

Gần 30 tấn vàng ở Tây Bắc chỉ là một phần kho vàng ngầm tại Việt Nam

Ô tô bán tải bốc cháy ngùn ngụt trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây

Hôm nay, lực lượng diễu binh, diễu hành Bộ Quốc phòng vào Nam bằng tàu hỏa

Ninh Thuận thông tin về vụ ngộ độc của đoàn du khách đến từ Tiền Giang

Cháy nhà lúc nửa đêm ở Hà Nội, 1 người tử vong
Có thể bạn quan tâm

"Mẹ chồng" ghê nhất phim Việt: Có hàm đại tá, là nguyên Giám đốc Nhà hát kịch nói
Hậu trường phim
4 giờ trước
Tạm giữ hình sự bảo mẫu 26 tuổi đánh, tát liên tục vào đầu bé gái
Pháp luật
5 giờ trước
Top 10 phim 18+ châu Á kinh điển nhất: Số 4 từng bị cấm chiếu, số 9 gây sốc toàn cầu
Phim châu á
5 giờ trước
Mỹ nam có khuôn mặt được thượng đế vuốt ve
Sao châu á
5 giờ trước
Kanye West thừa nhận bị vợ bỏ sau loạt nghi vấn ly hôn
Sao âu mỹ
5 giờ trước
MC Hoài Anh VTV trẻ đẹp, Chí Trung hẹn hò với bạn gái kém 18 tuổi sau ra viện
Sao việt
5 giờ trước
Ông Trump nói Trung Quốc 'hoảng loạn' khi bị Mỹ áp thuế
Thế giới
5 giờ trước
Bruno Fernandes xuất sắc nhất tháng 3 Premier League, cân bằng thành tích của Rooney
Sao thể thao
5 giờ trước
Những thước phim đầu tiên trong bom tấn 'Avatar: Fire and Ash' của James Cameron
Phim âu mỹ
6 giờ trước
Quá khứ bị đào bới, dân mạng yêu cầu BLACKPINK xin lỗi
Nhạc quốc tế
6 giờ trước