Tại sao nhà nghèo anh lại ăn chơi như vậy
Thật không ngờ, anh nói nhà anh ở thành phố nhưng lại ở huyện, vùng xa nhất của thành phố đó. Khu đường nhà anh đang làm, cũ kĩ và bụi bẩn, lại gồ ghề khó đi.
Ngày yêu nhau, anh nói anh ở tỉnh nhưng lại là thành phố lớn. Thiết nghĩ thời nay, người ở một thành phố lớn như thế, lại có phong cách ăn mặc bảnh bao như anh, đi xe ga xịn như anh thì chắc là gia đình cũng thuộc hạng không giàu thì là khá giả. Thế nên, thời gian yêu nhau, suốt 1 năm, tôi không bao giờ hỏi anh về gia cảnh.
Có nhiều lần anh thắc mắc, “ sao em không hỏi anh bố mẹ anh làm gì, hoàn cảnh nhà anh ra sao”. Những lúc đó tôi chỉ cười bảo anh: “Em không quan trọng nhà cửa thế nào, bố mẹ anh làm gì. Chỉ cần anh yêu em thật lòng, có chí muốn làm ăn, muốn lấy em làm vợ, thế là tốt rồi”. Tôi cũng không phải là cô gái con nhà giàu có, tôi chỉ là cô gái bình thường, cũng ở tỉnh lẻ, nhưng gia đình khá giả. Bố mẹ tôi làm công chức, gia đình gia giáo, tôi cũng thuộc hàng xinh đẹp nên với tôi, người yêu thì không khó. Nhưng tôi yêu anh vì anh là người đàn ông tôi cảm thấy hợp, quan trọng là làm theo sự mách bảo của con tim. Anh cũng nói yêu thương tôi. Nhưng nhiều khi tôi thấy anh ngượng ngùng khi ở bên cạnh tôi, chẳng hiểu vì lý do gì.
Bố mẹ tôi làm công chức, gia đình gia giáo, tôi cũng thuộc hàng xinh đẹp nên với tôi, người yêu thì không khó. (ảnh minh họa)
Chúng tôi yêu nhau được 1 năm thì ra trường, đi làm. Ngày ấy, vì công việc chưa ổn định nên tôi chưa tính chuyện cưới xin được. Nhưng tôi cũng muốn anh đưa tôi về nhà chơi một lần, vậy mà mấy lần anh đều từ chối. Thấy thái độ của anh lạ lạ, tôi dỗi hờn, nói anh không yêu tôi thật lòng, không muốn lấy tôi nên không muốn đưa tôi về ra mắt bố mẹ. Vì tôi như vậy nên anh miễn cưỡng đưa tôi về.
Thật không ngờ, anh nói nhà anh ở thành phố nhưng lại ở huyện, vùng xa nhất của thành phố đó. Khu đường nhà anh đang làm, cũ kĩ và bụi bẩn, lại gồ ghề khó đi. Về nhà anh xa hơn 100km, tôi vừa đi vừa ngủ, mệt phờ. Anh đưa tôi về một căn nhà cấp 4 siêu vẹo, cũ kĩ và mùa mưa thì dột, mùa hè thì nắng chiếu vào. Anh giới thiệu với tôi đó là bố mẹ anh, hai người chân lấm tay bùn, nhìn già và vất vả. Bố anh giọng run run bảo tôi vào nhà ngồi chơi. Còn mẹ anh đang chuẩn bị cơm ở dưới bếp. Nhà anh vẫn dùng bếp củi, vẫn bếp than mà không dùng bếp ga. Tôi muốn đi rửa mặt mũi chân tay cũng phải ra giếng múc nước. Không kéo được nước tôi ngại quá bèn gọi anh.
Còn nhà vệ sinh, nhà anh cũng chưa xây, vẫn dùng nhà vệ sinh ngày xưa của các cụ, nhà tắm lại không có cửa nên tôi cũng không dám tắm gội gì. Thật ra, tôi không coi thường hay khinh bỉ anh nghèo hèn. Tôi cũng xuống bếp cơm nước cùng với mẹ anh. Hai bác nói chuyện tình cảm và vui vẻ lắm. Chỉ có điều, tôi hơi ngạc nhiên về thái độ của anh.
Thật không ngờ, anh nói nhà anh ở thành phố nhưng lại ở huyện, vùng xa nhất của thành phố đó. Khu đường nhà anh đang làm, cũ kĩ và bụi bẩn, lại gồ ghề khó đi. (ảnh minh họa)
Anh có vẻ không thân thiện, không tình cảm với bố mẹ cho lắm. Bố mẹ có hỏi gì thì anh cũng nói không, còn giấu giếm nhiều chuyện. Tôi nghĩ, gia đình anh nghèo như vậy, tại sao anh lại đi xe gas xịn như thế, sao anh lại ăn mặc giống một công tử thành phố như vậy. Số tiền anh mua xe, tiêu pha hay sắm sửa quần áo cho mình, tại sao anh không đưa cho bố mẹ, giúp họ xây dựng công trình phụ hay gì đó cho đẹp hơn. Tôi không chê bai gia đình anh nhưng tôi cảm nhận anh đang xấu hổ vì bố mẹ, vì gia cảnh nhà mình. Anh chưa từng nhắc rằng anh ở quê, cũng không nói bố mẹ anh làm nông nghiệp, lúc nào anh cũng tỏ ra là công tử thành phố.
Video đang HOT
Hôm ấy, tôi chia tay bố mẹ anh lên thành phố, tôi có chút buồn man mác khi nhìn vào ánh mắt của hai người. Có vẻ, họ đang kì vọng vào cậu con trai này, công thành danh toại chăng. Còn anh, anh có thật sự nghĩ cho bố mẹ, yêu thương kính trọng bố mẹ anh không, hay là tại anh không thể hiện ra, hoặc anh ngại với tôi. Nhưng một người đàn ông như vậy, liệu tôi có thể tin tưởng mà gửi gắm tương lai không. Một người ngay tới bố mẹ mình còn lạnh lùng, một người xấu hổ ái ngại về gia cảnh, liệu có đáng để cho tôi dựa dẫm. Tôi không ngờ gia cảnh anh nghèo thế mà anh lại ăn chơi, nhìn như công tử thành phố. Đó mới là điều tôi suy nghĩ, chứ nghèo hay giàu với tôi đâu có thành vấn đề.
Các bạn cho tôi lời khuyên, tôi thật sự thấy anh khó hiểu vô cùng. Hay là anh đang lợi dụng tôi, lợi dụng gia cảnh của tôi khi biết tôi con nhà khá giả?
Theo VNE
Hai chị em nhà nghèo nuôi mẹ tật nguyền vẫn học giỏi
Gia đình nghèo khó, thiếu bóng người cha, mẹ lại tật nguyền nhưng Nhàn và Vũ vẫn luôn là học sinh giỏi nhất nhì trường.
Về xã Tam Vinh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam, hỏi thăm hai chị em Nguyễn Thị Nhàn (15 tuổi) vàNguyễn Tấn Vũ (13 tuổi) học sinh trường THCS Lý Tự Trọng, không ai không biết. Họ biết đến không chỉ bởi gia đình các em là một trong những hộ nghèo nhất xã mà điều đặc biệt ở hai em chính là nghị lực vượt lên hoàn cảnh khó khăn để học tập đạt kết quả cao khiến bạn bè, thầy cô khâm phục.
Tài sản quý giá nhất trong nhà có lẽ là những tấm giấy khen của hai chị em Nhàn và Vũ
Sáng đi học, chiều lên núi nhặt củi
Chúng tôi gặp Nhàn và Vũ vào một ngày đầu năm mới, lúc Nhàn đang thay mẹ nấu bữa cơm tối đạm bạc. Còn Vũ thì đang loay hoay sắp củi ở ngoài sân. Hỏi ra mới biết củi này là do em đi nhặt về, lúc trưa phơi ra cho khô rồi giờ sắp lại thành bó để sáng mai đem bán kiếm tiền mua gạo cho ba mẹ con. Được tận mắt chứng kiến hoàn cảnh sống của gia đình hai em mà chúng tôi không sao kìm được cảm xúc.
Hai chị em Nhà cùng người mẹ tật nguyền trong căn nhà rách nát
Ấn tượng đầu tiên của chúng tôi về Nhàn đó là một cô bé với dáng người nhỏ nhắn, đôi mắt sáng long lanh, nước da ngăm đen và nổi bật là nụ cười rất duyên. Cô học trò này được bạn bè, thầy cô quý mến không chỉ vì học giỏi mà còn là 1 người tích cực tham gia các phong trào của trường lớp, một cô bé luôn sống hòa đồng và lễ phép với mọi người xung quanh.
Hằng ngày, sau những giờ học căng thẳng trên lớp, Nhàn lại vội vã về nhà phụ giúp mẹ việc nhà. Cứ rảnh ra lúc nào là Nhàn lại tranh thủ lên núi hái rau và nhặt củi cùng em trai để mong sao bán được ít tiền trang trải cuộc sống gia đình và có tiền thuốc thang cho mẹ.
Là một học sinh giỏi toàn diện, hai năm liên tiếp đạt giải cấp huyện năm lớp 4, lớp 5 thế nhưng Nhàn chưa bao giờ hài lòng kết quả đó. Sáng học trên lớp chiều về nhà phải đi hái rau nên tối đến Nhàn lại thức khuyên để học bài, nhiều khi đuối sức em ngủ gật luôn trên bàn đến sáng...
Dù mới có hơn chục tuổi nhưng cô bé đã phải thay mẹ gánh vác cả gia đình
Nhận xét về học trò của mình, cô Bùi Thị Lệ Thủy tâm sự: "Nhàn là một học sinh có ý chí phấn đấu và thành tích học tập rất tốt. Biết em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nên nhà trường đã tạo nhiều điều kiện để giúp đỡ em được tiếp tục đến trường".
Dù thua thiệt bạn bè về mọi mặt nhưng 6 năm qua Vũ luôn là một trong những học sinh có học lực đứng đầu toàn trường. Trong năm lớp 7 này, em được chọn vào đội thi học sinh giỏi và là niềm hy vọng sẽ giành được giải thưởng cấp huyện và tiến xa hơn nữa là cấp tỉnh...
Tuy mới 13 tuổi đầu, sức lực còn yếu, ấy vậy mà hằng ngày Vũ vẫn gắng sức theo chị hái rau và nhặt củi kiếm tiền.
Cô Nguyễn Thị Thanh Vân, giáo viên chủ nhiệm của Vũ xúc động chia sẽ: "Ở lớp Vũ rất ngoan hiền và học giỏi, luôn nhiệt tình với các hoạt động của lớp. Có lẽ do tự ti với hoàn cảnh của gia đình nên em hơi nhút nhát nhưng tôi biết ẩn đằng sau đó là một ý chí vươn lên rất đáng khâm phục".
Dệt ước mơ trong túp lều rách
Nhìn những tấm bằng khen đỏ rực dán đầy trên vách tường cũ kỹ, chúng tôi mới thấy hết được tinh thần hiếu học và ý chí vượt khó của hai em lớn lao đến thế nào. Có lẽ chính cuộc sống lam lũ đã tạo nên tính tự lập và nhóm lên trong hai em ngọn lửa ham học ấy.
Cứ thế gần 9 năm ròng cắp sách đến trường, cả hai em chưa một lần được đi học thêm cũng như mua nổi một cuốn sách nâng cao nào. Ngày qua ngày, hai chị em vẫn nhịn ăn sáng đèo nhau trên chiếc xe đạp cà tàng vượt hàng chục cây số để đến trường, tan học lại cố phóng thật nhanh về nhà lo cơm nước cho mẹ, rồi chiều đến lại lặng lẽ dắt nhau lên núi hái rau, lượm củi...
Ngoài giờ học, Nhàn và Vũ đi hái rau và nhặt củi để nuôi mẹ và có tiền để tiếp tục đến trường
Thương mẹ, hiểu được hoàn cảnh khó khăn của gia đình, hai chị em không đòi hỏi bất cứ thứ gì, chỉ mong sao có đủ tiền để tiếp tục đến trường theo đuổi ước mơ của mình.
"Em sẽ cố gắng học thật giỏi để sau này trở thành bác sỹ chữa bệnh cho mẹ", Vũ ngây thơ tâm sự.
Còn Nhàn, khi được hỏi về ước mơ của mình, em trầm tư suy nghĩ: "Chắc hết năm nay em phải nghỉ học ở nhà đi làm để nuôi mẹ và lo cho Vũ đi học tiếp... Nhưng em vẫn muốn đi học lắm, khi nào có điều kiện nhất định em sẽ đi học lại và cố gắng thi vào trường chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm và nếu có cơ hội được học tiếp thì em sẽ quyết tâm thi vào ngành sư phạm để được miễn tiền học phí...".
Nhàn có thể phải nghỉ học để chăm mẹ và lo cho em trai ăn học
Giảng đường Đại học sẽ đón chào Nhàn và Vũ vào một ngày không xa, nhưng hành trình ấy đối với các em dường như cứ dài ra mãi bởi các nghèo, cái bất hạnh cứ đeo đẳng.
Theo TNO
Có nên "cố đấm ăn xôi"? * Yêu nhau khá lâu, em mới biết gia đình anh ấy rất giàu. Từ đó, em luôn có mặc cảm mình thấp kém nên không còn tự tin như trước. Tình cờ em biết mẹ anh không hài lòng về em mà muốn nhắm chỗ khác môn đăng hộ đối hơn. Mấy lần em đến nhà chơi, ba mẹ anh tỏ ra...