Tại sao người dân Trung Quốc không hào hứng với tiền thưởng Tết?
Với một nền kinh tế luôn có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới thế nhưng tết ‘con khỉ’ năm nay có lẽ sẽ là năm kém hạnh phúc nhất của giới văn phòng Trung Quốc.
Theo truyền thống, rất nhiều công ty ở Trung Quốc đều trả cho nhân viên khoản tiền thưởng cuối năm, thông thường bằng một tháng lương hoặc nhiều hơn khi năm mới âm lịch cận kề. Tuy nhiên năm nay, những nhân viên văn phòng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này không cảm thấy hào hứng với khoản tiền tết bởi họ biết rằng mình sẽ nhận được những phong bao “khá mỏng” từ ông chủ của mình.
Đó là nghiên cứu của Zhaopin, một trang web tuyển dụng có trụ sở ở Bắc Kinh. Trang web này đã khảo sát 10.615 nhân viên văn phòng và 2/3 trong số đó cho biết họ không nhận được hoặc không hy vọng sẽ nhận được tiền thưởng tết từ những người chủ công ty. Năm ngoái, 61,2% người tham gia cũng đưa ra câu trả lời tương tự.
Cai Xuan, một nhân viên bán hàng cho một công ty sản xuất bánh kẹo lớn, cho biết đây là năm đầu tiên cô không nhận được thưởng cuối năm, hay còn gọi là tháng lương thứ 13, kể từ khi cô làm việc ở đây năm 2012. “Chúng tôi không đạt được mục tiêu về doanh số bán hàng cuối năm vì vậy đơn giản là sẽ không có thưởng”, cô Cai nói.
Trong 3 năm qua, mức thưởng của cô Cai dao động từ 150% đến 180% mức lương hàng tháng của cô với tình hình kinh doanh rất thuận lợi. Nhưng năm nay cô sẽ không có thêm khoản tiền nào mà cô vốn dự định sử dụng để mua đồ dùng gia đình cho ba mẹ mình cũng như biếu họ hàng các “phong bao lì xì”.
“Kinh tế ngày càng đi xuống và chúng tôi phải chấp nhận sự thật rằng doanh thu không đáng kể, thậm chí là bị âm, trong ngành công nghiệp tiêu dùng phát triển như vũ bão này”, cô Cai nói. Trong trường hợp công ty mà cô làm việc, tỷ lệ tăng trưởng là 0%.
Video đang HOT
Tết “con khỉ” đã đến cận kề nhưng giới văn phòng Trung Quốc không mấy mặn mà với tiền thưởng Tết. Nguồn: Reuters
Trung Quốc công bố tỷ lệ tăng trưởng chính thức năm 2015 là 6,9%, mức thấp nhất trong hơn hai thập kỷ qua. Nhưng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này bị ảnh hưởng rất nhiều bởi một thị trường chứng khoán nội địa dễ “bốc hơi”, dòng vốn thay đổi và sự quá tải trầm trọng.
Cô Cai cho biết người dân tới siêu thị ít hơn và những người tiêu dùng khôn khéo đã chuyển sang hình thức mua bán trên mạng để tìm những món đồ thích hợp. Đó có thể là lý do tại sao bản khảo sát của Zhaopin cho thấy nhân viên của các công ty công nghệ và internet lại có mức thưởng cao hơn những nơi khác.
Trong số 32 thành phố mà Zhaopin khảo sát, thành phố phía Đông Hàng Châu đứng vị trí số 1 với mức thưởng trung bình là 15.044 nhân dân tệ (2.290 USD). Bắc Kinh, Thượng Hải và Nam Kinh theo sau với các mức 14.412 nhân dân tệ, 13.532 nhân dân tệ và 11.714 nhân dân tệ (trên dưới 2.000 USD).
Các chuyên gia cho biết sở dĩ Hàng Châu vượt qua các thành phố hàng đầu của Trung Quốc là do có mật độ các công ty công nghệ dày đặc, bao gồm cả “ông lớn” internet Alibaba.
Zhaopin cũng cho biết, năm 2015 đánh dấu một năm tiền thưởng bị cắt giảm ở mọi lĩnh vực, mọi vị trí công việc, bất kể công ty lớn, nhỏ. 25,8% người trả lời cho rằng tiền thưởng bị hạn chế là do nền kinh tế đi xuống, trong khi 21,4% đổ lỗi cho sự thiếu hiệu quả của công ty mình làm việc.
Theo Zhaopin, phần lớn số tiền thưởng cuối năm sẽ được phát bằng tiền mặt. Tuy nhiên, 11.7% số nhân viên văn phòng được nhận thưởng cho biết có thể họ sẽ phải nhận hiện vật là hàng hóa, gồm một số vật phẩm “truyền thống” như thịt lợn, vé tàu hỏa, một cuốn sách dạy cách trở thành triệu phú, phiếu đi hát karaoke miễn phí, một túi gạo hoặc các dụng cụ rửa mặt.
Mức tiền thưởng không thỏa đáng có thể dẫn đến bỏ việc rất cao, theo nhận định của Zhaopin. 36,7% nhân viên văn phòng được hỏi cho biết họ sẽ chuyển việc nếu tiền thưởng của công ty không được như mong đợi của mình.
Còn cô Cai cho hay mình sẽ không bỏ công ty chỉ vì năm nay không có tiền thưởng bởi cô quan tâm đến tương lai xa và tiềm năng công việc của mình hơn. Nhưng cô cũng bày tỏ sự thông cảm với việc ngày càng nhiều nhân viên kỳ cựu tìm công việc khác có mức thưởng cao hơn.
“Mức thưởng ở nhiều nơi có thể là vài tháng lương, đó là một số tiền rất lớn nếu bạn là một nhân viên lâu năm với mức lương cơ bản cao”, cô Cai nói.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin The Wall Street Journal (WSJ) là một nhật báo có ảnh hưởng lớn trên thế giới, xuất bản tại Thành phố New York, tiểu bang New York , Mỹ với lượng phát hành rất lớn trên toàn thế giới.
Tuệ Minh (lược dịch)
Theo Infonet
Cảnh sát trao tiền thưởng cho "Người nhện"
Một người ở tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) đã đeo mặt nạ "Người nhện" để nhận 68.400USD sau khi giúp cảnh sát triệt phá một đường dây quốc tế buôn bán chất cấm lớn.
Là nhân viên của một công ty vận tải hàng hóa ở huyện Thuận Đức, thành phố Phật Sơn, "Người nhện" đã phát hiện một số hộp đựng đồng hồ được chuyển tới Malaysia có cất giấu thuốc lắc cùng một số loại ma túy bên trong và báo cáo vụ việc với cảnh sát địa phương.
Từ đầu mối này, cơ quan chức năng đã lần ra đường dây buôn bán ma túy xuyên biên giới với 630kg thành phẩm và 600kg nguyên liệu sản xuất, bắt giữ 20 đối tượng, đột kích 3 tụ điểm tàng trữ và sản xuất ma túy.
Số tiền "Người nhện" trên nhận được là khoản thưởng lớn nhất mà cảnh sát tỉnh Quảng Đông từng trao tặng cho người cung cấp thông tin.
Theo_An ninh thủ đô
Mỹ tăng tiền thưởng bắt tù nhân vượt ngục Tờ OC Register hôm qua 27.1 đưa tin chính quyền Quận Cam, bang California (Mỹ) thông báo tăng gấp 4 lần tiền thưởng, lên 200.000 USD cho ai cung cấp thông tin giúp bắt giữ 3 phạm nhân vượt ngục gây chấn động ngày 22.1. (Từ trái sang) Jonathan Tieu, Hossein Nayeri và Bac Duong - Ảnh: Reuters Sau 5 ngày truy lùng...