Tại sao người dân cứ liên tiếp im tiếng?
Xung quanh đó có rất đông người đang chờ xe buýt, nhưng đáp lại lời khẩn cầu của người thanh niên này là sự im lặng. Cuối cùng người thanh niên bơ vơ đành phải bước lên xe buýt với gương mặt tuyệt vọng.
Thói vô cảm đã dần thành “bệnh”
Trong y khoa không hề có cái gọi là bệnh vô cảm, chỉ có trạng thái thờ ơ với ngoại cảnh và bệnh lãnh cảm (thường chỉ về tình dục). Nói chung, thói vô cảm là lối sống thờ ơ với đồng loại và thói đó cứ dần dần phát triển thành “bệnh”.
Căn bệnh vô cảm được thể hiện ở những “cung bậc” khác nhau, người thì “giả câm, vờ điếc” khi nhìn thấy người khác bị kẻ cắp móc túi bởi họ sợ liên lụy đến bản thân. Kẻ lại thờ ơ với những người khuyết tật đang lần mò từng bước trên đường. Vô lương tâm hơn, khi người khác rơi vào cảnh khốn cùng như gặp tai nạn, họ lại chạy vào hôi của mà không mảy may đến tính mạng của người gặp nạn…
Gần đây nhất, dư luận đã sôi sục khi một đoạn clip ghi lại cảnh thanh niên với khuôn mặt thất thần, chạy lên rồi lại chạy xuống chiếc xe buýt và van xin kẻ móc túi hãy trả lại cho mình cái ví trước sự chứng kiến của rất nhiều người.
Lời khẩn cầu, van nài của người đàn ông khốn khổ đã không được sự đồng tình và giúp đỡ của những người có mặt (Ảnh chụp từ clip)
Xung quanh đó có rất đông người đang chờ xe buýt, nhưng đáp lại lời khẩn cầu của người thanh niên này là sự im lặng. Cuối cùng người thanh niên bơ vơ đành phải bước lên xe buýt với gương mặt tuyệt vọng.
Trước đó, chiều 13/8, một thanh niên bị nạn do va quệt xe máy nằm bất tỉnh dưới đường ở quận 3, TP.HCM, nhưng những hành khách ngồi trên chiếc xe bus dừng ngay trước nạn nhân vẫn ung dung… ngồi xem.
Ngày 28/7, xe tải BKS 47P-2149 lưu thông trên Km 648 thuộc QL1A (đoạn qua xã Đại Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình) bất ngờ bị lật nghiêng giữa đường khiến toàn bộ thùng hàng chứa trái cây (chủ yếu là chôm chôm) rơi tung tóe ra đường, cản trở các phương tiện lưu thông qua đây. Tuy nhiên, điều ngỡ ngàng là nhiều người quanh đó không hành động theo kiểu tiến đến giúp đỡ người gặp nạn mà lại lao vào “hôi của”.
Ngày 16/6, cũng một vụ “hôi của” trên địa bàn TPHCM khiến nhiều người cảm thấy nhức nhối. Khi người đàn ông đi xe máy ở ngã năm An Dương Vương bị giật giỏ xách khiến tiền vung ra đường thì nhiều người đã ào ra lượm mất trước ánh mắt thẫn thờ và bất lực của khổ chủ. Chỉ trong vòng chưa tới hai phút, số tiền của người đàn ông ấy đã bay mất.
Video đang HOT
Người dân lao vào hôi của khi chủ xe gặp nạn (Ảnh: NLĐ)
Tình người sẽ chiến thắng vô cảm
Trở lại vụ clip người thanh niên van xin kẻ cắp trả lại tấm bằng lái xe. Đáp lại chỉ là sự im lặng! Họ sợ liên lụy, sợ bị trả thù, sợ ảnh hưởng đến công vịệc…? Còn những vụ “hôi của” hay thơ ơ khi người khác gặp nạn? Phải chăng, cái ác đang giết chết dần lương tâm của chúng ta?
Trao đổi trên Giáo dục VN, TS Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm Dư luận xã hội (Viện Xã hội học) nói: “ Từ một bức tranh xã hội thu hẹp là cộng đồng xe bus lâm thời, chúng ta thấy xã hội đang có những rối loạn về giá trị và chuẩn mực, làm cho ánh sáng và bóng tối, cái đen và cái trắng lẫn lộn với nhau. Ở đó, cái tốt không được kích hoạt, không được tôn vinh bảo vệ lẫn nhau. Đến một lúc nào đó cái tốt lại sợ cái xấu, sợ cái ác, vi phạm đến trật tự phát triển của cộng đồng theo hướng lành mạnh, tích cực hóa“.
Độc giả Nguyễn Quế thẳng thắn chia sẻ trên VietNamNet: “ Cần xem kỹ gốc rễ của vấn đề khiến một bộ phận rất lớn cộng đồng trở nên vô cảm như vậy. Theo tôi một số nguyên nhân như sau: 1. Các nhà quản lý, lãnh đạo chưa đủ quyết liệt. 2. Khung hình phạt chưa đủ tính răn đe cho loại tội phạm này (chỉ xử lý hành chính). 3. Nền giáo dục có vấn đề. 4. Gia đình hiện đại đang sống quá phụ thuộc vào tivi, internet. Do đó mạnh ai nấy sống, vô hình chung tạo môi trường tốt cho tâm lý bình thản, vô cảm trước sự việc“.
Độc giả Bùi Trí cũng trăn trở đặt câu hỏi: “ Những biện pháp bảo vệ người tham gia bắt kẻ cắp? Tình trạng kẻ cắp quay trở lại để trả thù những người đã tham gia truy cản khi chúng bỏ chạy không phải chưa bao giờ xảy ra. Nó nhan nhản đến nỗi nhiều người vẫn luôn khiếp sợ…“
Dù vậy nhưng trong xã hội vẫn còn những điểm sáng, chuyện anh xe ôm Nguyễn Tăng Tiên (Bình Dương) vì bắt cướp mà bị trả thù, đâm trọng thương; gần đây nhất là trường hợp hy sinh của anh Phạm Văn Chính (Chương Mỹ – Hà Nội) khi tham gia truy đuổi kẻ trộm xe SH….
Nói về hành động cao đẹp này, ông Trịnh Hòa Bình thẳng thắn trên Giáo dục VN: “ Nhiều hiệp sĩ bắt cướp của chúng ta thuộc vào nhóm “yếu thế”. Họ có cuộc sống thấp kém, phải bươn trải kiếm ăn, phải chắt chiu từng đồng… nhưng lại không lãng quên phần phẩm chất tốt đẹp vì cộng đồng. Cần so sánh họ với những người có suy nghĩ “tránh dây dưa vào những việc nhức đầu, không đáng có” để xây dựng một “áp lực” dư luận xã hội – một dư luận chín chắn, trưởng thành”.
Ông Bình cũng khẳng định: “ Đây không phải là câu chuyện “nghĩa khí” đơn thuần và cũng không phải là việc của riêng ai mà phải có sự thực hiện đầy đủ chức năng giữa nhiều ngành, nhiều lực lượng. Đặc biệt là đối với các cơ quan chức năng vì họ thực sự đã không hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình“.
Căn cứ theo quy định tại Điều 103 Bộ luật hình sự “người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Nếu người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm hoặc là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm”.
Theo VietNamNet
Bi kịch đem tiền cho trai
Đắm đuối với người tình trẻ chị Hiền lấy lại tự tin và hãnh diện với mọi người... (Ảnh minh họa)
Chẳng ai biết bà Chằng ghê gớm như thế nào nhưng những lúc chị Hiền lên cơn tam bành thì ai cũng lè lưỡi bảo: Đúng là bà Chằng... Chị Hiền không phải là người xấu tính, chị không độc ác mà chị chỉ là người khó tính, ác khẩu.
Nhưng cũng chỉ là từ ngày chồng cũ của chị lấy vợ thì chị mới trở nên khó tính kinh khủng như thế chứ trước kia chị cũng mềm mỏng, dịu dàng, cũng đáng yêu lắm.
Sau khi sinh con xong tự nhiên chị Hiền bị bệnh lãnh cảm. Mỗi khi màn đêm buông là chị sợ đến mất cả hồn, nhìn chồng cứ như nhìn thấy quỷ, thế là chị kiếm cớ gây sự để cãi nhau với chồng cho có cớ ngủ riêng. Nhưng nhiều lần cái cớ gây sự của chị vô lý đến mức anh Dương - chồng chị đã thẳng tay cho chị một bạt tai tóe lửa.
Cũng có lúc không gây sự được, chị đành chịu, nhưng quan hệ vợ chồng mà đành chịu nó cứ ấm ức, bực bội, thậm chí ghê tởm, coi thường nhau khiến anh Dương cũng điên tiết không kém. Cuộc sống tình dục không thỏa mãn nên anh Dương càng ngày càng trở nên cục cằn thô bạo, anh trở thành ác quỷ lúc nào không biết. Thế là lại chửi nhau, lôi những chuyện phòng the ra mà chửi, lôi cả cha lẫn mẹ, cả ông bà ông vải nhà nhau ra mà chửi, cứ thế, năm ngày ba trận.
Chị Hiền cũng lạ, vậy mà khi vợ chồng đã li dị thì lại kể toàn những kỷ niệm đẹp, những điểm hay, điểm tốt của chồng. Nhìn mắt chị, nghe chị nói thì thấy chị còn yêu chồng lắm. Có người hỏi: "Thế bây giờ ông ấy bảo quay về thì có quay về không?" Nét mặt chị bỗng ngẩn ngơ rồi chị đỏ mặt lắc đầu quầy quậy, bảo: Điên à...
Vậy mà khi biết chồng có người yêu thì chị lại ghen lồng ghen lộn. Cơn ghen không biết đổ vào đâu, chị cứ nhè đồng nghiệp mà gây sự. Chị thành bà Chằng từ đấy. Mọi người sợ chị mà cũng ghét chị nên tránh chị như tránh tà. Họ cứ ước có thằng bỏ mẹ nào nó lừa được bà Chằng đi cho mọi người đỡ khổ....
Thiên hạ ước mãi cũng động đến Trời. Hàng xóm thấy xuất hiện một anh chàng hay vào ra nhà chị. Chị Hiền bảo đó là bạn em chị ở quê lên học Đại học tại chức, trọ ở gần đấy.
Từ ngày người đàn ông ấy hay đến ăn cơm cùng chị Hiền thì hàng xóm láng giềng lẫn đồng nghiệp của chị thở phào nhẹ nhõm vì thấy chị vui vẻ, dễ tính hẳn. Thỉnh thoảng chị còn hát khe khẽ, giọng chị êm ái, ngọt ngào, đôi mắt dịu dàng đằm thắm... Tình yêu đưa chị trở về đúng bản chất của mình - rất nữ tính.
Chị Hiền ngây ngất với người tình trẻ nên mặc xác con... (Ảnh minh họa)
Chị chăm sóc cho người đàn ông từng li từng tí, không chỉ lo bữa ăn mà còn mua quần áo, giày dép như một người vợ hiền. Việc người đàn ông ấy qua đêm ở nhà chị Hiền mọi người cũng chẳng bận tâm. Họ bảo: Trai chưa vợ, gái góa chồng, họ lớn cả rồi chẳng việc gì phải lo hộ...
Chỉ có thằng cu con nhà chị là ghét người đàn ông ấy. Nó ghét nhìn thấy mẹ và người đàn ông ấy âu yếm, cợt nhả với nhau. Nó ghét phải nghe những lời bàn tán, trêu ghẹo của người lớn về mẹ và người đàn ông ấy. Mỗi khi thấy người đàn ông ấy đến nhà là nó lại sang nhà bố. Từ ngày người đàn ông ấy hay ngủ lại nhà nó thì nó không chịu về với mẹ nữa.
Chị Hiền ngây ngất với người tình trẻ nên mặc xác con: Nó ở với bố nó chứ có ở với người lạ đâu mà sợ... Thế là chị quên cả con. Đắm đuối với người tình trẻ kém mình 6 tuổi, chị Hiền lấy lại tự tin và hãnh diện với mọi người. Khi khóa học sắp kết thúc, người tình của chị Hiền buồn rầu than thở: "Giá mà anh có 5 chục triệu thì sẽ xin được chuyển về Hà Nội làm việc... thì chẳng phải xa em..."
Đã từ lâu, chị Hiền cứ thắc thỏm lo lắng khi thấy người tình cứ lặng im không một lần nói đến chuyện chung sống lâu dài. Giờ đây nghe được lời ấm áp ấy, chị sướng run, chẳng đợi anh ta nói hết câu, chị cắt ngang: "Em sẽ lo cho anh..." Đêm ấy cả hai đều thỏa mãn...
Một tuần sau, người đàn ông ấy bịn rịn ôm bọc tiền, chia tay chị Hiền về quê. Chị Hiền rơm rớm nước mắt tiễn đưa nhưng lòng đầy hy vọng. Một tuần, rồi một tháng, hai tháng trôi qua, chị Hiền không sao gọi được điện thoại cho người đàn ông đó, chị chột dạ nhưng không muốn tin mình bị lừa. Chị tìm đến chỗ anh ta trọ, nhưng người trọ cùng anh ta cũng đã về quê. Vào trường hỏi thì chị được biết anh ta đã có vợ con ở quê. Hận kẻ lừa tình và không cam tâm mất tiền, chị Hiền về tận quê anh ta, định bụng không đòi được tiền thì cũng làm cho anh ta bẽ bàng, bất hạnh.
Ngờ đâu, anh ta trơ tráo bảo Hiền mê anh ta, bây giờ còn theo anh về tận quê. Anh ta còn bảo: Người như anh ta kiếm đâu chẳng được cô bồ trẻ, việc gì lại chọn gái nạ dòng già khú... Vợ anh ta chẳng ghen lại còn bĩu môi: "Đem tiền cho trai thì bắc thang mà hỏi ông Trời..."
Điều làm chị Hiền đau khổ nhất không phải là bị lừa tình, lừa tiền mà là chị đã bị mất đứa con. Thằng con trai của chị không chịu về ở với chị nữa, nó đã biết xấu hổ vì mẹ...
Theo TGPN