Những người ngồi máy tính trên 11giờ/ngày có nguy cơ tử vong cao hơn gần gấp đôi so với người ngồi dưới 4giờ/ngày.
Thông tin trên được đưa ra tại hội thảo” Sức khỏe của đơn vị là trách nhiệm của nhà lãnh đạo” do Bệnh viện đa khoa MEDLATEC tổ chức ngày 21/6.
Tại hội thảo, PGS-TS Hoàng Công Đắc – Chuyên ngoại khoa, Bệnh viện MEDLATEC cho biết: “Thói quen ít vận động của dân công sở sẽ gây ra nhiều bệnh tật.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Người ta nhận thấy, người ngồi nhiều một tư thế, ngồi lâu mỏi nên thường xuyên phải thay đổi nhiều tư thế khác nhau.
Trong đó, có nhiều tư thế ngồi không chuẩn dẫn tới mắc nhiều bệnh của nhiều cơ quan. Có thể là một bệnh hoặc nhiều bệnh kết hợp nhau.
Khi ngồi, chân của chúng ta ngừng hoạt động, cứ mỗi phút tiêu thụ thì giảm 1 calo, lượng enzym chống béo phì giảm 90%, ngồi trên 24 giờ, lượng cholesterol có lợi giảm 20%. Tất cả diễn biến trên kéo theo nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Ngồi liên tục 24giờ, hoạt tính của Insulin trong cơ thể giảm 24% dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hoặc có rối loạn đường huyết.
Vậy làm thế nào để hạn chế bệnh tật khi ngồi lâu? Bạn nên tìm cách cân bằng giữa ngồi, đứng, đi bộ và các hoạt động khác. Hoạt động được cho là tốt nhất với người hay ngồi là gập thân, đi bộ và nhảy tại chỗ”.
Còn GS-TS Trần Văn Sáng – Chuyên khoa hô hấp, bệnh lao phổi, Bệnh viện MEDLATEC phân tích: Làm việc nơi công sở, có nguy cơ mắc nhiều bệnh về đường hô hấp.
Nguy cơ cao, vì môi trường văn phòng thường kín, mật độ nhân viên đông, ngồi sát nhau. Bệnh lây qua đường hô hấp có thể do vi khuẩn, siêu vi khuẩn (virus) hoặc phối hợp cả vi khuẩn và virus như lao, cúm, SARS… Người này ốm, khi ho, nói chuyện có thể làm lây vi khuẩn, virus qua người khác rất dễ dàng.
Ngoài ra, yếu tố dinh dưỡng rất quan trọng với những người làm việc văn phòng. Theo PGS TS Nguyễn Xuân Ninh, Bệnh viện đa khoa MEDLATEC, người làm việc văn phòng có thể tự tính toán cân nặng của mình để đưa ra được lượng thức ăn cho phù hợp.
Tại hội thảo, PGS-TS Nguyễn Xuân Ninh – Chuyên gia dinh dưỡng cũng đưa ra công thức tính cân nặng phù hợp, đưa ra phương pháp xác định lượng mỡ trong cơ thể…
Từ đó, PGS – TS Nguyễn Xuân Ninh tư vấn cụ thể về lượng protein, chất béo, chất xơ… cần thiết trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Theo NTD
Tin mới nhất
Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi
08:02:55 19/11/2024
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội nhận định số mắc sởi đang có xu hướng gia tăng. Bệnh nhân ghi nhận rải rác trên địa bàn, chủ yếu ở người chưa tiêm chủng vắc xin, hoặc chưa được tiêm đầy đủ.
Sức khỏe răng miệng kém có thể dẫn đến các bệnh lý mạn tính
07:59:57 19/11/2024
Bên cạnh đó, thói quen văn hóa, chế độ ăn uống, không kiểm tra nha khoa thường xuyên khiến tình trạng răng miệng nặng hơn khi phát hiện và điều trị.
5 thực phẩm ăn trước khi ngủ giúp giảm cân, say giấc
06:00:25 19/11/2024
Phô mai tươi là một lựa chọn tuyệt vời để tiêu thụ trước khi ngủ do hàm lượng protein cao và hàm lượng carbohydrate thấp. Nó giúp tăng cảm giác no, hỗ trợ phục hồi cơ bắp và thúc đẩy quá trình đốt cháy chất béo.
Cụ ông mất một nửa lượng máu vì sốt xuất huyết
05:38:56 19/11/2024
Phương pháp điều trị tập trung vào việc truyền các chế phẩm máu nhằm duy trì các yếu tố đông máu và ổn định chỉ số huyết sắc tố, đảm bảo cung cấp đủ oxy cho các cơ quan.
Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này
20:01:48 18/11/2024
Đây cũng là một loại thuốc cần tránh uống rượu bởi rượu có thể dẫn đến lượng đường trong máu thấp nguy hiểm. Ngoài ra, còn có nguy cơ mắc các triệu chứng như huyết áp thay đổi đột ngột, nhịp tim nhanh, đau đầu và buồn nôn.
Hà Nội: Số ca mắc sởi có xu hướng gia tăng, số ca sốt xuất huyết vẫn ở mức cao
19:23:08 18/11/2024
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hà Nội nhận định số mắc sởi đang có xu hướng gia tăng. Bệnh nhân ghi nhận rải rác trên địa bàn, chủ yếu ở người chưa tiêm chủng vaccine hoặc chưa được tiêm đầy đủ.
Vấn nạn trẻ hóa bệnh đái tháo đường
13:50:17 17/11/2024
Kiểm soát các yếu tố nguy cơ, như huyết áp cao, rối loạn mỡ máu và béo phì. Đồng thời kiểm tra sức khỏe định kỳ và tuân thủ phác đồ điều trị nếu được chẩn đoán mắc bệnh.
3 mối nguy tiềm ẩn khi ăn tôm
13:46:38 17/11/2024
Tuy nhiên, cholesterol trong tôm có thể ảnh hưởng đến những người bị rối loạn lipid máu, đặc biệt với người mắc bệnh tiểu đường hoặc có nguy cơ suy tim. Do đó, theo Circulation, những nhóm này nên hạn chế thực phẩm có hàm lượng choleste...
Có 1 loại rau giàu canxi hơn sữa, giá rẻ không lo phun hóa chất
07:15:30 17/11/2024
Dân gian thì thường dùng rau càng cua để chữa rắn cắn, nhọt lở, chấn thương sưng đau. Hàm lượng sắt trong rau càng cua giúp bồi bổ khí huyết, phòng thiếu máu thiếu sắt, răn rau càng cua nấu chín giúp bổ máu.
5 dấu hiệu cho thấy cơ thể cần bổ sung chất dinh dưỡng
07:14:17 17/11/2024
Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng thiếu vitamin D3 hoặc canxi. Canxi giúp xây dựng và duy trì xương chắc khỏe, trong khi vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi từ các thực phẩm như sữa, cá mòi và rau lá xanh.
9 loại đậu và cây họ đậu tốt cho sức khỏe
07:10:42 17/11/2024
Đậu và các loại cây họ đậu là quả hoặc hạt của một họ thực vật có tên là Fabaceae. Chúng là nguồn cung cấp chất xơ và protein chay tuyệt vời.
Ăn quá nhiều đồ ăn vặt kém dinh dưỡng, cậu bé 12 tuổi bị mất thị lực vĩnh viễn
15:38:55 16/11/2024
Tuy nhiên, thị lực của cậu bé bắt đầu suy giảm nhanh chóng trong vòng 6 tuần, cậu bé chỉ có thể di chuyển xung quanh nếu bố mẹ giúp cậu vượt qua chướng ngại vật. Sau đó, vào một đêm, cậu bé thức dậy và hét lên rằng mình không nhìn thấy ...