Tại sao ngày nay nhiều bạn trẻ lại thích tìm đến những địa điểm xưa cũ của TP.HCM?
Tưởng chừng đã bị lãng quên giữa nhiều nơi vui chơi sầm uất, nhưng các địa điểm xưa cũ này lại nổi lên như 1 trào lưu trong thời gian gần đây ở TP.HCM.
Dinh Độc Lập, Bảo tàng Mỹ thuật, Bảo tàng TP.HCM, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh vốn là những địa điểm lâu đời ở thành phố. Không chỉ lưu giữ những giá trị trăm năm, cùng người dân đi qua nhiều thăng trầm, mà những nơi này còn nghiễm nhiên trở thành biểu tượng đặc trưng của TP.HCM. Thế nhưng, sự xuất hiện của những quán cafe vạn góc “sống ảo”, những hội chợ cuối tuần nhộn nhịp, những khu phố đêm vừa vui vừa chill đã khiến chúng ta vô tình quên mất sự tồn tại của những nơi này.
Tuy nhiên, trong thời gần đây, những địa điểm xưa cũ này bỗng có sức hút kỳ lạ với giới trẻ, đặc biệt là các bạn Gen Z. Những bức ảnh chụp tại Dinh Độc Lập, Bảo tàng Mỹ thuật, Bảo tàng TP.HCM bắt đầu phủ kín Facebook, Instagram. Bất ngờ hơn, loạt bài review về trải nghiệm thú vị tại Dinh Độc Lập, các bảo tàng cũng lần lượt xuất hiện và nhận được sự quan tâm rất lớn. Vậy điều gì đã thu hút các bạn trẻ tìm đến những địa điểm xưa cũ này thay vì quán cafe hay khu vui chơi sầm uất ở trung tâm? Cùng lắng nghe chia sẻ của các bạn nhé!
Khám phá sự mới mẻ của thành phố từ những điều đã cũ
Những địa điểm xưa cũ tưởng chừng như quen thuộc và nhàm chán lại ẩn chứa nhiều điều mới mẻ mà có thể bạn chưa biết về thành phố. Bước đến 1 không gian vừa lạ vừa quen, được tận mắt chiêm ngưỡng những di vật, tác phẩm không thuộc thế hệ mình, được tận hưởng bầu không khí trong lành, “cách ly” khỏi khói bụi của đường phố và đem về cả album ảnh đẹp. Đó là những lý do khiến nhiều bạn trẻ thích tìm đến những nơi này.
Bạn Nguyễn Lê Kim Ngân (18 tuổi, sinh viên ngành Thiết kế đồ hoạ, trường Đại học FPT) cũng là người thường xuyên ghé đến Dinh Độc Lập và các bảo tàng của TP.HCM để tham quan và chụp ảnh. Chia sẻ về lý do yêu thích những nơi này, Kim Ngân nói: “So với những nơi vui chơi mà các bạn ở độ tuổi em hay đi thì em lại thích đến những địa điểm mang tính hoài niệm như Dinh Độc Lập hay bảo tàng hơn. Em thấy mỗi nơi đều có những điểm thú vị khác nhau. Chẳng hạn như khi ghé Dinh Độc Lập thì em được tìm hiểu thêm về lịch sử của đất nước, còn ghé Bảo tàng TP.HCM thì em sẽ biết thêm được những nét văn hoá của các thời kì trước”.
Ngoài tìm hiểu về lịch sử, văn hoá, Kim Ngân còn “khai quật” được nhiều góc chụp cực đẹp tại Dinh Độc Lập.
Ngoài việc biết thêm nhiều kiến thức về văn hoá, lịch sử, bạn Kim Ngân còn cho biết không gian tại những địa điểm này cũng tuyệt đối yên tĩnh, gần như tách biệt hẳn so với những ồn ã của thành phố, chỉ cần đặt chân qua cánh cổng là cảm thấy thư giãn ngay. Không những vậy, các địa điểm này còn có khuôn viên bên ngoài vô cùng rộng rãi, thoáng đãng, đặc biệt là được trồng khá nhiều cây xanh. Sau 1 chuyến khám phá mỏi chân thì mọi người có thể ngồi nghỉ, hít thở không khí trong lành, chắc chắn sẽ giúp giảm bớt căng thẳng của công việc thường ngày. Kim Ngân chia sẻ thêm: “Cứ có thời gian rảnh là em lại ghé qua đây, nhất là sau giờ học phải làm việc nhóm hết công suất. Nếu không vào bên trong thì chỉ cần đi dạo trong khuôn viên xanh mướt bên ngoài thôi là em cũng cảm thấy thoải mái”.
Tận mắt chiêm ngưỡng những hiện vật hàng trăm năm trước
Cũng giống như Kim Ngân, cô bạn Lâm Nguyễn Thanh Hiền (19 tuổi, sinh viên ngành Quan hệ công chúng, trường Đại học Văn Lang) cũng là người ưa chuộng không gian hoài niệm và đã đi hết những bảo tàng tại TP.HCM. Thanh Hiền chia sẻ: “Bản thân em cực kì thích đến các bảo tàng, ngoài mục đích chụp ảnh, em còn được quan sát những hiện vật thời kháng chiến còn lưu giữ tại đây và hiểu thêm về lịch sử thông qua những đoạn ghi chép chi tiết trong bảo tàng”.
Video đang HOT
Thanh Hiền được biết thêm về lịch sử của đất nước qua những đoạn ghi chép tại Bảo tàng TP.HCM.
Ngoài ra, mỗi khi đến bảo tàng, Thanh Hiền như được “sống lại” những giai đoạn lịch sử này, từ đó cảm nhận chân thật hơn những cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển văn hoá – nghệ thuật, cũng như vẻ đẹp của các tác phẩm mỹ thuật ngày trước. “Nhiều người hay lầm tưởng rằng Gen Z chỉ ưa chuộng những thứ hiện đại, hợp thời và thích được sống trong môi trường phát triển. Nhưng thực chất Gen Z vẫn dành sự quan tâm đến những điều xưa cũ. Tụi em tò mò về giá trị xưa mà ông bà đã tạo ra. Nên việc đến bảo tàng hay Dinh Độc Lập giúp tụi em được nhìn, tìm hiểu, và hồi tưởng lại. Đây chính là 1 trong những trải nghiệm thú vị, ý nghĩa mà em và các bạn Gen Z khác có được khi đến đây” – Thanh Hiền tâm sự.
Cô bạn cũng thường xuyên ghé qua Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM để chụp ảnh và thưởng thức các tác phẩm nghệ thuật của từng thời kì.
Địa điểm chụp ảnh lý tưởng nhờ lối kiến trúc lạ mắt
Không thể phủ nhận, trong vài năm trở lại đây, Dinh Độc Lập, Bảo tàng Mỹ thuật, Bảo tàng TP.HCM bỗng trở nên hot hơn bao giờ hết, nhất là với những ai yêu thích phong cách cổ điển pha chút xu hướng tối giản. Những địa điểm này thường được xây dựng theo các lối kiến trúc như gothic, la mã, ango,… Và từng chi tiết nhỏ đều được chạm khắc rất tinh xảo. Từ dãy hành lang, khung cửa sổ đậm chất điện ảnh cho đến cầu thang cổ đều là những background lên ảnh xuất sắc. Chính điều này đã khiến các bạn trẻ để mắt đến và đồng loạt chọn những nơi này làm địa điểm “sống ảo”.
Trong số đó, bạn Lê Đình Thuỵ (hiện đang là biên tập viên các chương trình giải trí) cũng từng ghé qua Bảo tàng TP.HCM để tham quan và ghi lại những bức ảnh đẹp. Chia sẻ về sức hút của những bảo tàng xưa đối với thế hệ Gen Z, Đình Thuỵ cho biết: “Mình nghĩ đây là những nơi mới mẻ đối với thế hệ này. Vốn là người sinh ra ở thời kỳ hiện đại, không khó để mình chụp ảnh ở 1 tòa nhà phủ nhiều lớp kính, 1 chiếc ô tô bóng loáng,… Nhưng 1 bức ảnh với tòa nhà kiến trúc hoa văn hay với 1 chiếc xe tăng sẽ trở nên lạ lẫm hơn bao giờ hết”.
Đình Thuỵ cũng là 1 trong số những bạn trẻ yêu thích không gian mới mẻ, lạ lẫm ở bảo tàng.
Tương tự như Đình Thuỵ, anh Phạm Thế Hiển (29 tuổi, hiện đang là photographer chuyên chụp những bộ ảnh bằng điện thoại) cũng là người từng thực hiện rất nhiều bộ ảnh cho các trẻ tại Dinh Độc Lập, các bảo tàng. Dưới góc nhìn của photographer, anh Thế Hiển cho biết: “Theo mình, việc các bạn chọn những nơi xưa cũ để chụp ảnh là do kiến trúc lạ mắt, phù hợp với concept và còn tuỳ theo nhu cầu nữa. Đặc biệt, thời gian gần đây, có vài bạn xây dựng hình ảnh theo hướng retro và tần suất xuất hiện của 1 số bộ phim xưa, những bộ hình phong cách cổ điển khá nhiều nên cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến các bạn trẻ”.
Những bức ảnh được anh Thế Hiển thực hiện theo yêu cầu của các bạn trẻ.
Không những vậy, theo chia sẻ của anh Thế Hiển, việc chụp ảnh tại đây còn giúp các bạn trẻ mở mang kiến thức, vì các bạn phải tìm hiểu thật kỹ về lịch sử, bối cảnh, kiến trúc của những nơi này để lựa chọn trang phục cho phù hợp. Sau mỗi lần chụp ảnh, cả anh và các bạn đều được biết thêm nhiều điều về văn hoá, lịch sử của đất nước.
Nhờ kiến trúc độc đáo, những bức ảnh chụp tại Dinh Độc Lập hay các bảo tàng đều mang tính thẩm mỹ cao.
Những địa điểm này có thể đã cũ kĩ, nhuốm màu thời gian, nhưng những trải nghiệm tại đây sẽ luôn mới mẻ, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ sau này. Đến những nơi này, bạn không chỉ có dịp tìm hiểu về những di vật còn sót lại mà có cơ hội thưởng thức các tác phẩm nghệ thuật có giá trị và mang về nhiều bức ảnh check-in nhìn rất “củ gừng củ nghệ”. Nhiều điều hay thế này thì chắc chắn bạn trẻ nào cũng phải thích mê.
Tiến sĩ Luật Đặng Anh Quân lên tiếng trên livestream cùng bà Phương Hằng: Không dám đấu tranh vì xã hội thì để tôi làm, đừng "núp lùm" nói xấu
Tiến sĩ Luật Đặng Anh Quân - Giảng viên trường ĐH Luật TP.HCM cứng rắn bày tỏ quan điểm của mình trước những đợt "tấn công" sau khi ông cùng bà Nguyễn Phương Hằng livestream nhiều lần.
Tiến sĩ Luật Đặng Anh Quân - Giảng viên trường ĐH Luật TP.HCM, một khách mời đặc biệt thường xuyên xuất hiện trong những buổi trò chuyện của bà Nguyễn Phương Hằng với vai trò đưa ra các quan điểm về vụ việc trên góc độ pháp lý đã tiết lộ bản thân từng bị "tấn công" nhiều lần.
Ông Đặng Anh Quân cho hay, đã có người dùng "tác động cửa sau" nhiều lần buộc ông phải im tiếng trên sóng livestream nhưng không thành công.
Không chỉ vậy, những người này còn dùng dư luận xã hội, đưa lên Facebook và các trang cá nhân bàn luận về việc Tiến sĩ Luật Đặng Anh Quân lên sóng trực tiếp là bôi nhọ hình ảnh Đại học Luật TP.HCM, vi phạm pháp luật...
Tiến sĩ Luật Đặng Anh Quân trên sóng livestram cùng bà Nguyễn Phương Hằng (Ngoài cùng bên phải)
Bên cạnh việc phê phán hành động livestream trên mạng xã hội, nhiều người còn dựa vào việc ông cùng bà Nguyễn Phương Hằng cười nói khi một ca sĩ qua đời để "tấn công".
Ông Đặng Anh Quân khẳng định, không thể bắt buộc ông khóc thương một ca sĩ người Việt Nam từ nước ngoài trở về: "Người khác có thể khóc thương nhưng không thể buộc tôi cũng khóc thương. Có khóc thương thì tôi cũng khóc thương dưới cờ đỏ sao vàng, khóc thương trước những bộ đội, y bác sĩ đã hy sinh trong mùa dịch để nhân dân được an lành."
"Tôi cũng xin nói thẳng, những cựu sinh viên "núp lùm" nói xấu tôi thì xin mời cứ việc nói xấu. Nên nhớ, trường ĐH Luật TP.HCM có phương châm là "Sáng tri thức, vững công minh". Các anh chị không dám đấu tranh bảo vệ xã hội, không dám đấu tranh vì người nghèo thì im lặng đi, để tôi làm những chuyện đó.
Khi tôi làm, các anh chị lại vì những lợi ích nhỏ cá nhân đi "núp lùm" nói xấu, không dám nói trực tiếp, đồng thời vận động ký đơn về trường." - Tiến sĩ Luật Đặng Anh Quân khẳng định bản thân đang "chiến đấu" vì lẽ phải cho xã hội.
Ông cũng cho hay, bản thân sẽ kiên quyết chống lạnh những hành vi vu khống trong tương lai: "Tôi đang bình thản chờ đợi đợt sóng tố cáo tiếp theo. Ai tố cáo đừng hèn mọn hãy ghi họ tên, địa chỉ và số điện thoại. Những tố cáo đó không đúng, tôi sẽ liên hệ trường và cơ quan công an địa phương để phản ánh lại vấn đề vu khống. Nếu muốn tôi im lặng thì để tôi tiếp tục bảo vệ xã hội. Nếu muốn thì tôi sẽ công khai."
Theo tìm hiểu từ website của Trường Đại học Luật TP.HCM được biết, Tiến sỹ Đặng Anh Quân hiện là giảng viên của Khoa Luật Thương mại, trường Đại học Luật TP.HCM.
Ông tham gia công tác giảng dạy tại trường từ năm 2001, phụ trách giảng dạy các môn Luật Đất đai và Pháp luật Kinh doanh Bất Động sản. Ông cũng là giảng viên thỉnh giảng của nhiều trường đại học, học viện khu vực phía Nam và thường xuyên tham gia đào tạo các khóa đào tạo ngắn hạn theo nhu cầu doanh nghiệp về pháp lý đầu tư bất động sản.
Bên cạnh công tác nghiên cứu và giảng dạy, tận dụng thế mạnh của mình, Tiến sĩ Đặng Anh Quân còn tham gia công tác tư vấn pháp luật từ năm 2002. Ông đã từng hỗ trợ trả lời các thắc mắc của bạn đọc về pháp luật đất đai và các hồ sơ, thủ tục liên quan; hỗ trợ các hộ gia đình, cá nhân giải quyết các tranh chấp, khiếu nại trong lĩnh vực đất đai.
Hiện ông là cố vấn pháp lý của Công ty Luật Russin & Vecchi, phụ trách tư vấn cho các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước về các vấn đề pháp lý liên quan dự án đầu tư bất động sản, hoạt động mua bán, chuyển nhượng dự án và mua bán, sáp nhập doanh nghiệp.
Cha mẹ Diễm My - cô gái từng khiến "Tịnh thất Bồng Lai" đại náo - xuất hiện trên sóng livestream, khẩn khoản nhờ bà Phương Hằng tìm giúp con gái Trong buổi trò chuyện cùng bà Nguyễn Phương Hằng ngày 24/10, ba mẹ của Diễm My - những người từng mâu thuẫn với "Tịnh thất Bồng Lai" khiến cộng đồng mạng xôn xao suốt thời gian dài - đã góp mặt và chia sẻ nhiều thông tin về con gái mình. Tại buổi trò chuyện trực tiếp ngày 24/10 của bà Nguyễn Phương...