Tại sao ngân sách vẫn lâm cảnh “giật gấu vá vai”?
Đó là câu hỏi của đại biểu Trần Du Lịch đặt ra tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội, sáng nay (2-11).
Theo đại biểu (ĐB) Trần Du Lịch (TP.Hồ Chí Minh), xét trên tổng thể, chưa bao giờ kinh tế Việt Nam có vị trí lớn như hiện nay nhưng tại sao ngân sách vẫn lâm vào cảnh “giật gấu vá vai”? Đi sâu vào phân tích, theo ĐB Lịch, tăng chi, bội chi đã mang lại 2 tích cực: nâng chất lượng hạ tầng xã hội và giảm phân hóa giàu nghèo, nông thôn với thành thị. Nhưng chi tiêu cũng đang bộc lộ 3 hạn chế: thể chế về phân bổ ngân sách duy trì theo kiểu xin – cho quá lâu nên dẫn đến không hiệu quả; chi tiêu theo kiểu “vung tay quá trán”, nới rộng bộ máy, nhiều ghế khiến bộ máy phình ra, ngân sách “không chịu nổi”; kỷ cương kỷ luật ngân sách chưa được nghiêm.
Đại biểu Quốc hội Trần Du Lịch
ĐB Huỳnh Văn Tính (Tiền Giang) lo ngại, trước việc tăng chi thường xuyên và bộ máy hành chính thời gian qua không giảm khi mà năm 2005, 2 khoản chi này tăng lần lượt 25% và 8% thì đến năm 2012 đã tăng tương ứng 73% và 12%. Thực trạng quản lý chi tiêu đang diễn ra lỏng lẻo trong khi túi tiền quốc gia đang eo hẹp thì việc chi tiêu phải có kế hoạch. Lượng cán bộ, công chức, viên chức tăng lên nhưng thực tế chất lượng hoạt động còn nhiều hạn chế.
Video đang HOT
Chia sẻ khó khăn với Bộ trưởng Bộ Tài chính về thu, chi ngân sách năm nay khác với “tình hình vui vẻ” của năm 2012, ĐB Lê Nam (Thanh Hóa), đề nghị Quốc hội, Chính phủ khi bàn, thông qua luật, văn bản pháp luật cân nhắc không để bộ máy phình ra, tăng chi tiêu. “Cử tri nói với chúng tôi là nay cứ ra ngõ là gặp chủ tịch. Các hội thành lập quá nhiều hiện nay đang tiêu tốn một phần không nhỏ ngân sách nhà nước do vậy cần xem lại cách thức tổ chức”, ĐB Nam nêu.
Hoan nghênh việc Bộ trưởng Bộ Giao thông – Vận tải chỉ rà soát 3 tuyến cao tốc đã tiết giảm gần 15.000 tỷ đồng, ĐB Lê Văn Học (Lâm Đồng) đề nghị, các dự án mà sắp sử dụng nguồn trái phiếu Chính phủ sắp tới cần rà soát lại chi phí như: nhân công, xăng dầu, xe, lễ khởi công, động thổ, thông xe… để từ đó tiết giảm hơn các chi phí không cần thiết. Theo quan điểm của đại biểu, với cách rà soát như trên thì kinh phí đầu tư cho dự án quốc lộ 1A và 14 có thể tiết giảm được khoảng lần lượt 6.000 tỷ đồng và 1.500 tỷ đồng. Cũng hoan nghênh việc rà soát, tiết kiệm được 15.000 tỷ đồng, ngăn được lãng phí, thất thoát trong xây dựng giao thông, ĐB Lịch, nếu không có việc cắt giảm này, người dân tiếp tục phải đóng những đồng thuế cho các khoản chi vô lý. Do vậy, trong chi tiêu cần phải được kiểm soát chặt chẽ hơn nữa để ngăn ngừa lãng phí.
Về thu ngân sách, ĐB Trần Du Lịch cho biết, ông ủng hộ quan điểm của Chính phủ về thu về ngân sách cổ tức từ các doanh nghiệp nhà nước có cổ phần chưa chuyển về Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC); thoái vốn khỏi những ngành, lĩnh vực, doanh nghiệp nhà nước không cần nắm giữ để bù đắp ngân sách, đầu tư hạ tầng… ĐB Lịch cũng đề nghị những giải pháp thu ngân sách này nên được đưa vào nghị quyết của Quốc hội khi mà việc “giải bài toán ngân sách không còn con đường nào”.
ĐB Trần Quang Chiểu (Nam Định) và ĐB Bùi Ngọc Chương (Cà Mau) băn khoăn, đánh giá về hụt thu ngân sách của Chính phủ chủ yếu đề cập nguyên nhân như: chuyển giá, gian lận thương mại, nợ đọng… nhưng lại cho rằng do khách quan và dự toán quá cao trong khi dự toán cũng do Bộ Tài chính, Chính phủ trình Quốc hội thông qua. Theo đại biểu, cần phải nhìn nhận rõ các yếu kém, tồn tại làm giảm thu ngân sách, bài học kinh nghiệm thì mới có thể đạt kết quả tốt năm sau.
Còn ĐB Cao Sỹ Kiêm (Thái Bình) thì đề nghị cần làm rõ các nguồn tăng thu từ: đất đai, dầu khí, chuyển giá, nợ thuế, quỹ nằm ngoài ngân sách… và nguồn giảm chi trong mua sắm, biên chế, đoàn ra… “Những vấn đề này phần lớn phụ thuộc cơ quan ra chính sách, chỉ đạo. Do vậy, phải làm rõ từ trên xuống dưới, địa chỉ rõ ràng để quy trách nhiệm. Bởi nếu không, tình hình khó khăn, thực trạng yếu kém thời gian tới vẫn sẽ diễn ra như vậy, thậm chí có thể tăng thêm”, ĐB Kiêm nói.
Giải thích thêm về thu ngân sách, theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, trong vấn đề nợ đọng thuế có nguyên nhân do cơ chế chính sách, quản lý chưa chặt nên để một số đối tượng gian lận thuế, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn; doanh nghiệp chết nhưng không làm thủ tục phá sản nên không thể làm thủ tục xóa nợ; doanh nghiệp cố tình nợ thuế… Chính vì vậy, thời gian qua Bộ Tài chính đã tăng cường thanh, kiểm tra. Riêng 9 tháng đã thanh, kiểm tra 43.000 doanh nghiệp truy thu 8.900 tỷ đồng; truy thu phạt 481 tỷ đồng từ các doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá và thời gian tới sẽ tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác này.
An Huy
Theo ANTD
Quốc hội thảo luận tình hình kinh tế xã hội năm 2012, phương hướng năm 2013: Có tín hiệu lạc quan nhưng còn nhiều thử thách
Trong một ngày làm việc, hơn 70 đại biểu đăng ký phát biểu tại hội trường. Đa số ý kiến các ĐBQH tán thành với 9 nhóm giải pháp tháo gỡ khó khăn kinh tế thời gian tới của Chính phủ, song vẫn còn không ít âu lo...
Trách nhiệm giải quyết nợ xấu trước hết thuộc về các tổ chức tín dụng và ngân hàng
Ảnh minh họa
Nhiều chuyển biến tích cực
Là một trong những ĐB phát biểu sớm tại phiên thảo luận hội trường sáng 30-10, ĐB Trần Du Lịch (đoàn ĐBQH TP Hồ Chí Minh) cơ bản đồng tình với Báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2012 và kế hoạch năm 2013, cũng như Báo cáo Thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội. ĐB Trần Du Lịch phân tích, mục tiêu Chính phủ đưa ra năm 2013 phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP 5,1%, và kiềm chế lạm phát khoảng 8% là hoàn toàn khả thi. ĐB này khẳng định, với thực trạng nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn tăng trưởng dưới tiềm năng thì việc đầu tư xã hội 29 - 30% sẽ không làm giảm sản xuất năm tới. "Theo tính toán, tất cả những đầu tư đã có tăng trưởng, tiềm năng có thể đạt đến 7% nếu như chúng ta có chính sách khai thông thị trường, tạo niềm tin, hỗ trợ doanh nghiệp thì có thể đưa tăng trưởng trở lại" - ông nói.
ĐB Lê Hữu Đức (đoàn ĐBQH Khánh Hòa) nhận định, tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng năm 2012 có những chuyển biến tích cực, đúng hướng. "Chúng ta đã đạt và vượt 10/15 chỉ tiêu, kế hoạch đề ra, lạm phát được kiềm chế, GDP tăng trưởng tích cực, lãi suất ngân hàng giảm... Tôi cho rằng đây là cố gắng rất lớn của Chính phủ" - ĐB Lê Hữu Đức chia sẻ. Cũng theo ĐB này, các chỉ tiêu và 9 nhóm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế được Chính phủ đưa ra, thực hiện từ nay đến cuối năm 2012 và cả 2013 là khá phù hợp, thể hiện quyết tâm cao của Chính phủ.
Tương tự, ĐB Trương Minh Chiến (đoàn Bạc Liêu) dẫn chứng: "Qua lăng kính của các tổ chức quốc tế, họ nhìn nhận nền kinh tế Việt Nam được xếp vào nhóm nước phát triển giai đoạn đầu, đứng thứ 99/185 nước cải thiện môi trường kinh doanh tốt, đứng thứ 3/ 14 nước được khảo sát về mức độ lạc quan trước nền kinh tế. Việt Nam cũng vào tốp 29 nước có nền kinh tế nóng toàn cầu, đó là những thông tin cần suy nghĩ trong quá trình thực thi nhiệm vụ, giúp chúng ta tránh bi quan và ngược lại...".
Phải cụ thể hóa các giải pháp
Bên cạnh sự đồng tình với các giải pháp, sự quyết tâm cũng như chỉ tiêu kinh tế xã hội năm 2013 của Chính phủ, các ĐB cũng đóng góp nhiều ý kiến, phân tích, mổ xẻ một số yếu kém còn tồn tại cần khắc phục. ĐB Cao Sĩ Kiêm (đoàn Thái Bình) phân tích, các mục tiêu đề ra trong năm 2013 là rất nặng nề và nếu không quyết liệt sẽ không dễ hoàn thành. "Tôi đề nghị những tháng còn lại của năm 2012 và 2013, Chính phủ cần tập trung làm rõ 3 vấn đề: Một là tìm mọi cách để chúng ta có thể kiểm soát được tình hình, đánh giá được những tồn tại, vướng mắc hiện nay, từ đó mới có thể đưa ra chính sách sát tình hình. Thứ hai, phải công bố nhanh và làm rõ, cụ thể hóa những giải pháp mang tính tình thế như vấn đề giải phóng tồn kho, vấn đề xử lý nợ xấu, vấn đề thủ tục hành chính..., từ đó sẽ tạo được bước chuyển đột phá trong chủ trương đổi mới kinh tế, quản lý xã hội. Thứ ba, phải tạo nên những yếu tố, những động lực mới để thực hiện nhiệm vụ này trong năm 2013, tạo dựng lòng tin, động lực phấn đấu cho các doanh nghiệp, cho toàn dân..." - ĐB Cao Sĩ Kiêm nói.
Phát biểu về một vấn đề cụ thể là quản lý kinh doanh xăng dầu, ĐB Lê Thị Nga (đoàn Thái Nguyên) góp ý: Hiếm có một lĩnh vực nào mà tất cả các bên liên quan đều có rất nhiều bức xúc, người tiêu dùng bất bình vì giá tăng nhanh giảm chậm, chất lượng kém, còn doanh nghiệp, đại lý kêu lỗ, ngân sách thất thu... như xăng dầu. Nguyên nhân là do nhiều năm nay, việc quản lý xăng dầu vẫn được điều chỉnh bằng văn bản dưới luật, hành lang pháp lý yếu và thiếu. ĐB Lê Thị Nga đề nghị Quốc hội nên nghiên cứu ban hành luật hoặc pháp lệnh về kinh doanh xăng, dầu nhằm nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của các bên.
Về lộ trình tái cơ cấu ngân hàng và doanh nghiệp, ĐB Lê Thị Nga đề nghị, Chính phủ phải kiên quyết sắp xếp, cho dừng hoạt động các ngân hàng nhỏ, yếu kém, nợ xấu cao, mất khả năng thanh khoản, tránh làm rối loạn tình hình lãi suất trên thị trường. Đối với các doanh nghiệp khác cũng vậy, nếu yếu kém thường xuyên, không có khả năng khôi phục, nợ xấu nhiều, không đủ tiêu chí để vay ngân hàng, nên sắp xếp... "Việc giải quyết nợ xấu và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tôi đồng ý với quan điểm của Bộ Tài chính rằng, trách nhiệm xử lý nợ xấu trước hết là của các tổ chức tín dụng và ngân hàng" - ĐB Nga nhấn mạnh.
Hàng loạt các vấn đề cụ thể khác, từ quản lý giá vàng, tình trạng tồn kho bất động sản, thép, xi măng, an toàn vệ sinh thực phẩm, quá tải bệnh viện... cũng được các ĐB đóng góp nhiều ý kiến. Xung quanh nhiệm vụ kinh tế - xã hội 2012, phương hướng 2013 sẽ tiếp tục được QH thảo luận trong buổi sáng nay (31-10).
Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình: Sẽ đưa nợ xấu về mức thông thường
Phát biểu tại buổi thảo luận về tình hình kinh tế xã hội ngày 30-10, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho biết, hiện đề án xử lý nợ xấu đã được Ngân hàng Nhà nước hoàn thành. Theo đề án này, đến năm 2015, sẽ phấn đấu đưa nợ xấu về mức thông thường, khoảng 3%.
Trước các ý kiến cho rằng những số liệu thống kê và nợ xấu mà các cơ quan đưa ra có nhiều điểm "vênh", không thống nhất, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết, nợ xấu không phải là một con số duy nhất mà biến động hàng ngày. Ông khẳng định, con số do cơ quan quản lý, trong trường hợp này là Ngân hàng Nhà nước, đưa ra là có cơ sở nhất.
Cũng theo Thống đốc Nguyễn Văn Bình, việc xử lý các ngân hàng yếu kém, Chính phủ đã thành lập ban chỉ đạo liên ngành, do một Phó Thủ tướng làm trưởng ban. Tại mỗi ngân hàng được xử lý cũng có ban chỉ đạo riêng. Ông lưu ý thêm, không nên cho rằng giải quyết nợ xấu chỉ đơn thuần là nợ giữa ngân hàng và doanh nghiệp, thực tế số tài sản thế chấp của doanh nghiệp có rất nhiều hàng tồn kho nên việc tiêu thụ hàng tồn cũng đóng góp quan trọng vào việc giải quyết nợ xấu.
Theo ANTD
Thông xe đường Hồ Chí Minh chậm 10 năm Do tiến độ bị chậm nên việc thông xe toàn tuyến trên 3000km đường Hồ Chí Minh từ Pác Bó (Cao Bằng) - Đất Mũi (Cà Mau) sẽ hoàn thành vào năm 2020 thay vì năm 2010 như dự kiến... Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đình La Thăng đọc Tờ trình Sáng 30/10, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh...