Tại sao Nga không ủng hộ Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông?
Trang tin The Diplomat (Nhật Bản) ngày 21/6 đăng tải bài viết có tiêu đề “Tại sao Nga không ủng hộ Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông”, lý giải việc Moskva “kín tiếng” đối với tranh chấp tại vùng biển này. Bài viết có một số nội dung đáng chú ý như sau:
Căng thẳng ở Biển Đông có bước leo thang nguy hiểm, sau khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam. Người ta được thấy Mỹ chỉ trích Trung Quốc, nhưng chưa nghe một quan điểm chính thức nào từ phía Nga, nước hiện được xem là “đối tác chiến lược” của Bắc Kinh.
Tàu hải giám Trung Quốc áp sát tàu của lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam trên vùng biển gần giàn khoan hạ đặt trái phép Hải Dương 981 ngày 21/6. Ảnh: Hoàng Vũ – TTXVN
Điều này hẳn nhiên làm một số người ở Trung Quốc thấy buồn và họ buộc phải nghĩ lại rằng quan hệ Nga – Trung không hẳn tốt đẹp như những gì vừa tuyên bố. Ngay cả với tranh chấp Trung – Nhật tại Senkaku/Điếu Ngư, Moskva cũng cho thấy thái độ không rõ ràng. Điều này không hẳn là việc Nga chơi trò hai mặt trong quan hệ với Trung Quốc. Thay vào đó, 4 nhân tố chính trị, chiến lược dưới đây chi phối cách hành xử của Nga.
Video đang HOT
Một là: Quan hệ Nga – Trung khác quan hệ Mỹ – Philippines. Trung Quốc và Nga không phải là đồng minh. Chưa có một hiệp định nào tương tự Hiệp định an ninh Nhật – Mỹ, Mỹ – Philippines được ký kết giữa Moskva và Bắc Kinh. Trong quan hệ liên minh này, một bên sẽ buộc phải tuân thủ trách nhiệm cung cấp hỗ trợ chính trị, quân sự cho đối tác. Đây là cấp độ cao nhất của các quan hệ song phương. Quan hệ Nga – Trung mang đặc điểm quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, nhưng hai bên không buộc phải tuân thủ điều khoản hiệp định hết mình vì lợi ích quốc gia và vị thế quốc tế của bên còn lại.
Đã từ lâu, truyền thông nhà nước Trung Quốc coi trọng, đề cao những nhân tố tích cực trong quan hệ Nga – Trung. Thậm chí, nhiều cơ quan báo chí nhìn nhận Nga và Trung quốc là “đồng minh” mà chẳng cần hiệp định đồng minh. Nó dẫn đến việc nhiều tin hợp tác giữa hai nước là không giới hạn, giúp Bắc Kinh cải thiện các vấn đề an ninh. Nhưng những diễn biến trong quan hệ quốc tế trong lịch sử chỉ ra rằng, quan hệ Nga – Trung dù có tốt đẹp đến mức nào thì nó cũng sẽ không giúp ích nhiều cho chính sách của Bắc Kinh ở Biển Đông và Hoa Đông. Sự thực thì quan hệ Nga – Trung cơ bản được dựa trên lợi ích song phương. Biển Đông không phải là nơi mà Moskva có thể mở rộng ảnh hưởng của mình và vì thế không nhất thiết phải can thiệp vào khu vực này.
Thứ hai, Nga đang duy trì quan hệ tốt đẹp với nhiều nước ASEAN và không muốn làm “buồn lòng” ASEAN chỉ vì Trung Quốc. Và đó là lý do giải thích tại sao từ khi khủng hoảng leo thang đến nay, Moskva không thực sự hào hứng với việc công khai ủng hộ Bắc Kinh trong tranh chấp ở Biển Đông. Quan hệ Nga – Việt là quan hệ thân thiết theo lịch sử, không có trở ngại nào trên tất cả các lĩnh vực hợp tác như kinh tế, quốc phòng… Cùng với đó hợp tác Nga-Philippines cũng có những diễn biến tích cực thời gian gần đây.
Thứ ba, Nga thấy không thực sự cần thiết ra mặt đối đầu trực tiếp với Mỹ trong vấn đề Biển Đông. Mối quan tâm hiện nay của Nga là ở châu Âu, nhất là những hệ quả của khủng hoảng chính trị tại Ukraine. Xử lý quan hệ với phương Tây hậu Ukraine là vấn đề nan giải, vì thế Nga sẽ không có khả năng lẫn mong muốn đối đầu Mỹ trên Biển Đông. Hơn nữa, tranh chấp ở vùng biển này không hẳn là xung đột giữa Mỹ với Trung Quốc, mà là giữa Trung Quốc với một số nước trong khu vực về lịch sử, hiện trạng, chủ quyền. Mỹ chỉ là bên bị ảnh hưởng, không phải là quyết định cục diện tranh chấp tương lai. Trong bối cảnh này, dưới tư cách là một người ngoài cuộc, Nga sẽ chẳng có động cơ gì để hỗ trợ Trung Quốc, chỉ trích Mỹ.
Thứ tư, hành xử của Trung Quốc quả thực đã gây ra một số quan ngại nhất định đối với Nga. Đã luôn có nghi ngờ rằng một hành vi mang tính bành trướng như vậy sẽ dẫn đến việc nhiều vùng đất Viễn Đông của Nga sẽ dần bị Trung Quốc “thôn tính”, do đây là vùng lãnh thổ rộng lớn, giàu tài nguyên khoảng sản, rất có giá trị đối với Trung Quốc. Dù quan chức Nga đang lạc quan về tiềm năng hợp tác với quốc gia đông dân nhất thế giới tại vùng Viễn Đông, thì họ chưa bao giờ có ý để cho các binh lính “thư thái” trước cái gọi là “mở rộng lãnh thổ” của Trung Quốc.
Theo Hoài Thanh
Tin tức/The Diplomat
Việt Nam ký 2 văn kiện với Tòa Trọng tài Thường trực
Việc ký kết hai văn kiện trên sẽ giúp VN tiếp cận tốt hơn với các thủ tục trọng tài, tăng cường tính thượng tôn pháp luật, góp phần giải quyết hòa bình, tranh chấp.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tiếp Tổng Thư ký Tòa Trọng tài Thường trực PCA Hugo Hans Siblesz.
Tiếp ngài Tổng Thư ký Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) Hugo Hans Siblesz tại Hà Nội hôm qua 23/6, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đánh giá cao vai trò của PCA trong việc hỗ trợ các quốc gia giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế bằng thủ tục trọng tài. Trước đó, thay mặt Chính phủ Việt Nam, Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn đã ký Hiệp định nước chủ nhà và Thư trao đổi về hợp tác giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Tòa Trọng tài thường trực với Tổng Thư ký Hugo Hans Siblesz. Ban Thư ký của PCA, đứng đầu là Tổng Thư ký, cung cấp các dịch vụ đăng ký cũng như hỗ trợ hành chính và pháp lý cho các hoạt động của PCA và các quốc gia thành viên - trong đó có Việt Nam.
Với việc ký kết Hiệp định trên, Việt Nam chính thức công nhận PCA có tư cách pháp lý cần thiết để tiến hành các hoạt động giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế thông qua trọng tài, trung gian, hòa giải và ủy ban điều tra liên quan đến hoạt động giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế do PCA tiến hành tại Việt Nam, cũng như tiến hành các hoạt động hợp tác với Việt Nam. Chính phủ Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của PCA tại Việt Nam. Điều này cũng có nghĩa là, Việt Nam cho phép PCA tiến hành các hoạt động giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế và cung cấp các hỗ trợ thích hợp cho các tổ chức liên chính phủ cũng như các thực thể khác... tại Việt Nam.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh hy vọng rằng, việc ký kết Hiệp định nước chủ nhà và Thư trao đổi về hợp tác giữa Việt Nam và PCA sẽ thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác giữa hai bên. Việt Nam mong muốn nhận được sự hỗ trợ của PCA trong việc đào tạo, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ pháp lý phục vụ đất nước trong quá trình hội nhập. PCA sẽ cung cấp cho Chính phủ Việt Nam các thông tin chung hoặc tư vấn về các vấn đề thủ tục thuộc quy trình trọng tài quốc tế do PCA điều hành.
Hai văn kiện vừa ký kết giữa Việt Nam với PCA nói trên là cơ sở để thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai bên, đặc biệt trong lĩnh vực trao đổi thông tin, đào tạo và tư vấn về các vấn đề thủ tục thuộc quy trình trọng tài quốc tế do PCA điều hành. Tổng Thư ký PCA Hugo Hans Siblesz cho rằng, việc ký kết hai văn kiện trên sẽ giúp Việt Nam tiếp cận tốt hơn với các thủ tục trọng tài, tăng cường tính thượng tôn pháp luật, góp phần giải quyết hòa bình các tranh chấp trong khu vực.
Được biết, Ban Trọng tài của Tòa Trọng Tài thường trực gồm các trọng tài viên được chỉ định bởi các quốc gia thành viên của Công ước (hiện có khoảng 300 trọng tài viên). Khi có tranh chấp phát sinh, mỗi bên tranh chấp có quyền chỉ định số lượng trọng tài viên bằng nhau tham gia Hội đồng Trọng tài. Phán quyết của Hội đồng Trọng tài được thông qua theo nguyên tắc đa số, có giá trị chung thẩm và bắt buộc đối với các bên. Những văn kiện ký kết vào hôm qua 23-6 tại Hà Nội cho thấy, hợp tác giữa Việt Nam và PCA chắc chắn có những triển vọng hữu ích.
Theo Xahoi
Hạ thủy thành công hai tàu tên lửa do Việt Nam đóng Hai tàu tên lửa đa năng hiện đại hạng nhất Việt Nam được hạ thủy thành công hôm nay tại TPHCM và sẽ được biên chế cho Quân chủng Hải quân. Hạ thủy thành công hai tàu tên lửa do Việt Nam đóng Sáng 24/6, Tổng công ty Ba Son (Tổng cục Công nghiệp quốc phòng) hạ thủy thành công cặp tàu tên...