Tại sao Nga chỉ sản xuất một chiếc máy bay chiến đấu Su-47?
Su-47 của Nga được biết đến là một trong những máy bay chiến đấu đặc biệt nhất thế giới, nhờ thiết kế cánh quét về phía trước độc đáo.
Thiết kế này không chỉ tạo ra một diện mạo khác biệt mà còn mang đến những ưu điểm vượt trội về khí động học, làm cho máy bay trở nên cơ động hơn.
Máy bay chiến đấu Su-47 của Nga.
Ý tưởng về cánh quét về phía trước đã thu hút sự chú ý của các nhà thiết kế máy bay từ giữa thế kỷ 20. Tuy nhiên, phải đến cuối thế kỷ, sự phát triển của khoa học vật liệu mới đủ để biến thiết kế này thành hiện thực. Su-47 chính là kết quả của bước đột phá đó.
Với cánh quét về phía trước, Su-47 trở nên cực kỳ linh hoạt và khó bị đánh trúng trong các cuộc không chiến. Nhưng để thực hiện thiết kế này, đòi hỏi phải có các vật liệu cực kỳ bền và nhẹmột yêu cầu mà công nghệ trước đây chưa thể đáp ứng.
Trước Su-47, đã có nhiều dự án thử nghiệm với thiết kế cánh quét về phía trước, nhưng đều vấp phải khó khăn kỹ thuật.
Video đang HOT
Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, Đức Quốc xã đã thử nghiệm với máy bay ném bom Junkers Ju 287, sau đó Mỹ cũng phát triển máy bay ném bom siêu thanh Convair XB-53.
Dù vậy, cả hai dự án đều không thành công do giới hạn về vật liệu. Các nỗ lực thử nghiệm tiếp tục trên các mẫu máy bay nổi tiếng như Bell X-1, Douglas D-558 và P-51 Mustang, nhưng việc tạo ra một cánh máy bay đủ cứng mà không quá nặng vẫn là thách thức không thể vượt qua.
Phải đến khi sợi carbon xuất hiện – một loại vật liệu vừa bền vừa nhẹ – các nhà thiết kế mới có thể quay lại thử nghiệm với cánh quét về phía trước. Một trong những bước tiến đáng chú ý là dự án Grumman X-29 của Mỹ, một mẫu thử nghiệm với cánh quét về phía trước, mở ra cơ hội cho sự ra đời của Su-47 sau này.
Năm 1997, Nga chính thức giới thiệu Su-47 tại Triển lãm hàng không Paris. Với thiết kế cánh quét về phía trước độc đáo, chiếc máy bay có khả năng đạt tốc độ tối đa Mach 2,21, hoạt động ở độ cao lên tới 59.000 feet và chịu được lực tối đa gấp 9 lần trọng lực (9g), giúp nó cực kỳ linh hoạt trong các tình huống không chiến.
Không chỉ nhanh và linh hoạt, Su-47 còn chứng minh nhiều ưu điểm của cánh quét về phía trước, bao gồm việc tăng tỉ lệ lực nâng trên lực cản, giảm nguy cơ chết máy, giữ ổn định hơn ở góc tấn công lớn, chống lại hiện tượng xoay tròn và giảm khoảng cách cất cánh và hạ cánh.
Su-47 với nhiều điểm vượt trội, nhưng chưa bao giờ được sản xuất hàng loạt và cũng chưa từng được trang bị vũ khí. Chiếc máy bay này chủ yếu được dùng để thử nghiệm, phô diễn khả năng khí động học trong các cuộc trình diễn.
Các bài học rút ra từ Su-47 sau đó đã được ứng dụng vào việc phát triển các mẫu máy bay chiến đấu hiện đại hơn như Su-35 và Su-57.
Dù Su-47 chỉ có duy nhất một chiếc được sản xuất, nhưng di sản của nó không hề bị lãng quên. Năm 2015, Nga đã tiết lộ mẫu máy bay huấn luyện KB SAT SR-10, cũng sử dụng cánh quét về phía trước. Dù nhỏ bé và khiêm tốn hơn nhiều so với Su-47, SR-10 vẫn là một minh chứng cho sức hút và tiềm năng của thiết kế này trong tương lai.
Triển lãm hàng không quốc tế Farnborough khai mạc tại Anh giữa bộn bề khó khăn
Với sự tham gia của nhiều "ông lớn" ngành hàng không trên thế giới, Triển lãm hàng không quốc tế Farnborough khai mạc ngày 22/7 tại Anh, trong bối cảnh ngành hàng không đang chật vật để đáp ứng nhu cầu của hành khách.
Máy bay chiến đấu Aermacchi M-346 FA của Thổ Nhĩ Kỳ được giới thiệu tại Triển lãm hàng không quốc tế Farnborough ở Hampshire ngày 22/7/2024. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Khoảng 1.200 công ty và 75.000 khách dự kiến tham dự sự kiện diễn ra trong 5 ngày tại một sân bay ở Tây Nam London. Đây thường được coi là một lễ hội đặt hàng máy bay của Boeing và Airbus - hai nhà sản xuất máy bay hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, nhiều đại biểu cho biết triển lãm năm nay dự kiến không chứng kiến loạt đơn đặt hàng lớn do Airbus đang gặp khó khăn trong việc đạt được mục tiêu sản xuất và Boeing đang áp dụng chiến lược thu mình, trong bối cảnh khủng hoảng an toàn của hãng vẫn đang tiếp diễn.
Tuy nhiên, một số thỏa thuận vẫn có thể được ký kết. Trong khuôn khổ triển lãm, Công ty Korean Air đã ký một biên bản ghi nhớ với Boeing để mua tới 50 máy bay, trong đó có 20 chiếc 777-9, nhằm nâng cấp đội bay của hãng. Theo thỏa thuận trị giá khoảng 30.000 tỷ won (21,6 tỷ USD), Korean Air, hãng hàng không lớn nhất Hàn Quốc, sẽ mua 30 chiếc 787-10 và tùy chọn mua thêm 10 chiếc máy bay 787 Dreamliner lớn nhất.
Cuối tuần trước, sự cố gián đoạn hệ thống máy tính toàn cầu do lỗi bản cập nhật phần mềm của công ty an ninh mạng CrowdStrike đã ảnh hưởng tới hàng loạt lĩnh vực dịch vụ trên thế giới, gây "tê liệt" hoạt động của nhiều ngành công nghiệp, làm đóng cửa các dịch vụ công cộng, buộc nhiều hãng hàng không phải tạm dừng các chuyến bay và một số đài truyền hình ngừng phát sóng.
Do hoạt động ký kết hợp đồng bị hạn chế, trọng tâm của hội nghị hàng không lần này có thể sẽ hướng đến việc loại bỏ các rào cản chuỗi cung ứng và đẩy nhanh việc bàn giao máy bay cho các hãng hàng không đang gặp khó khăn.
Phi đội bay "Mũi tên đỏ" của Không quân Hoàng gia Anh trình diễn tại Triển lãm hàng không quốc tế Farnborough ở Hampshire ngày 22/7/2024. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Ngành hàng không bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19 khiến lượng hành khách giảm mạnh nhưng sau đó phục hồi mạnh mẽ. Điều đó khiến nhiều hãng hàng không phải vật lộn để giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động và phụ tùng thay thế.
Tình hình trở nên trầm trọng hơn do cuộc khủng hoảng về an toàn của Boeing leo thang, buộc hãng phải giảm sản lượng máy bay 737 MAX - vốn là sản phẩm bán chạy nhất của hãng.
Triển lãm này sẽ được tổ chức cùng với các hội thảo về tính bền vững khi các "gã khổng lồ" ngành hàng không vũ trụ và các hãng hàng không tìm cách nhấn mạnh cam kết giảm khí thải carbon, ngay cả khi họ lên kế hoạch mở rộng đáng kể ngành du lịch hàng không toàn cầu.
Triển lãm hàng không quốc tế Farnborough, một trong những triển lãm hàng không dân dụng và quốc phòng lớn nhất thế giới, là sự kiện hàng không toàn cầu đầu tiên được tổ chức kể từ khi xảy ra đại dịch COVID-19. Giám đốc điều hành triển lãm Farnborough Gareth Rogers cho biết đây là triển lãm hàng không toàn cầu lớn đầu tiên được tổ chức trong 3 năm qua kể từ Triển lãm hàng không Paris Airshow 2019 tại Pháp. Triển lãm hàng không quốc tế Farnborough được tổ chức 2 năm một lần, nhưng năm 2020 sự kiện này đã bị hủy do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Romania lên kế hoạch mua hơn 30 máy bay chiến đấu F-35 Ngày 26/9, Bộ Quốc phòng Romania cho biết nước này đang lên kế hoạch mua 32 máy bay chiến đấu F-35 thế hệ mới nhất của tập đoàn chế tạo trang thiết bị quốc phòng Lockheed Martin (Mỹ) với giá 6,5 tỷ USD. Máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ trình diễn tại Triển lãm hàng không Aero India ở Bengaluru, Ấn Độ...