Tại sao nam có khuynh hướng vi phạm lệnh phong tỏa phòng Covid-19 hơn nữ?
Một nghiên cứu mới cho thấy nam giới vi phạm các quy định phong tỏa phòng chống virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) đại dịch Covid-19 hơn nữ giới cùng trang lứa.
Nam giới trẻ tuổi có khuynh hướng gặp bàn bè ở nơi công cộng nhiều hơn nữ giới cùng trang lứa – CHỤP MÀN HÌNH THE INDEPENDENT
Nghiên cứu trên được tiến hành bởi một nhóm nhà tâm lý học do tiến sĩ Liat Levita thuộc Đại học Sheffield dẫn đầu. Nhóm này đã khảo sát khoảng 2.000 người từ 13-24 tuổi ở Anh để đánh giá tác động của Covid-19 đối với giới trẻ, theo tờ The Guardian.
Nhóm nghiên cứu phát hiện 50% nam từ 19-24 tuổi vi phạm các quy định phong tỏa để gặp bạn bè, trong khi tỷ lệ này trong nữ giới cùng nhóm tuổi là 25%.
Nghiên cứu còn cho thấy 1/5 nam từ 19-21 tuổi có thể đã bị bắt, bị phạt vì vi phạm quy định phong tỏa, so với tỷ lệ ở nữ cùng nhóm tuổi là 1/10.
Theo nghiên cứu, nhóm nam từ 19-24 tuổi có thể có cái nhìn tích cực về những người cùng nhóm tuổi vi phạm quy định phong tỏa. Họ được cho là có thể xem những người vi phạm là “điềm tĩnh” hoặc “độc lập” trong khi các nhóm tuổi khác xem họ là những người “tự cho mình là trung tâm” và “chưa trưởng thành”.
[ VIDEO] Thiếu vitamin D khiến bệnh nhân Covid-19 dễ tử vong hơn?
Ngoài ra, nhóm nam từ 19-24 tuổi cũng có khuynh hướng đồng ý với những câu nói xem nhẹ các nguy cơ của Covid-19 như “Không có nguy cơ rằng tôi có thể dễ dàng lây virus cho người khác dù tôi không có hoặc có triệu chứng rất nhẹ” và “Tôi không có nguy cơ mắc virus vì người trẻ miễn nhiễm”.
Trước đó, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus, đã nói tuy người lớn tuổi gặp nhiều nguy cơ hơn với Covid-19 nhưng bệnh dịch này cũng không bỏ qua những người trẻ.
Theo dữ liệu cập nhật của Đại học Johns Hopkins (Mỹ), đến nay đã có hơn 4,1 triệu ca Covid-19 trên toàn cầu, trong đó hơn 285.900 người tử vong.
Nhân viên y tế - lực lượng cần được bảo vệ trong dịch COVID-19
Hàng nghìn nhân viên y tế nhiễm bệnh, có người đã ngã xuống như một sự hy sinh tất yếu trong cuộc chiến chống kẻ thù chung là dịch bệnh COVID-19.
Nhưng không vì thế mà họ - những người chiến sĩ - bác sĩ nao núng trước "kẻ thù" bệnh tật để bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân.
Hàng nghìn bác sĩ nhiễm COVID-19
Theo nhận định của Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, dịch bệnh COVID-19 đã mất 67 ngày từ lúc phát hiện ca đầu tiên để chạm mốc 100.000 ca nhiễm, 11 ngày để tới mốc 100.000 ca thứ hai nhưng chỉ có 4 ngày đã chạm tới mốc 100.000 ca thứ ba. "Đại dịch rõ ràng đang tăng tốc", ông Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh.
Với tốc độ bùng phát nhanh và mạnh như vậy, nếu không được kiểm soát ngay từ đầu, không một hệ thống y tế nào có thể chịu đựng được. Ngay cả hệ thống y tế ở các nước phát triển như Italy cũng đã gánh hậu quả.
Hang nghin nhân viên y tê Italy tình nguyện tham gia chông dich.
Theo thống kê của Viện Y tế Quốc gia Italy (ISS), đến nay có hơn 4.800 nhân viên y tế tại Italy nhiễm bệnh khi chăm sóc và điều trị cho các bệnh nhân COVID-19, chiếm khoảng 8% số ca nhiễm COVID-19 ở Italy. Có ít nhất 22 người trong số này đã chết, phần lớn họ qua đời ở vùng Lombardy - tâm dịch của Italy. Theo Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc công bố hồi đầu tháng 3, Trung Quốc đã ghi nhận 3.300 nhân viên y tế nhiễm bệnh và 13 người đã tử vong vì COVID-19.
Họ xứng đáng là những người anh hùng, những chiến sĩ giữa thời bình gánh trên vai niềm tin và hy vọng của người dân. Trước tình trạng thiếu nhân viên y tế ở các khu vực chịu thiệt hại nặng nề nhất của dịch COVID-19 là Bologna và Emilia Romagna, Chính phủ Italy đã kêu gọi thành lập đội đặc nhiệm gồm 300 y bác sĩ để giúp điều trị cho các bệnh nhân. Đáp lại lời kêu gọi, bất chấp hiểm nguy trực chờ, chỉ trong vòng 24 giờ, 7.900 y bác sĩ đã gửi đơn tình nguyện tham gia đội đặc nhiệm giải quyết cuộc khủng hoảng y tế ở Italy, gấp hơn 25 lần số lượng mà chính phủ yêu cầu.
Tại Trung Quốc, trong thời điểm khủng hoảng nhất của dịch bệnh cũng đã có ít nhất 42.000 bác sĩ, nhân viên y tế khắp nơi ở Trung Quốc tới với Hồ Bắc để hỗ trợ dịch vụ y tế nơi tâm dịch.
Bác sĩ đối mặt với nguy cơ lây nhiễm cao khi "tay không bắt giặc"
Nếu ví bác sĩ là những chiến sĩ trên mặt trận chống dịch bệnh thì trang thiết bị y tế như thuốc men, dụng cụ cấp cứu, đồ bảo hộ chính là "vũ khí" để chống lại kẻ thù. Tuy nhiên khi số ca bệnh tăng vọt, việc thiếu thiết bị y tế phòng hộ là thực trạng chung mà ngành y tế nhiều quốc gia đang phải đối mặt, ngay cả ở quốc gia phát triển như Mỹ .
Nhiều nhân viên y tế ở Mỹ, Pháp, Italy, Tây Ban Nha... cho biết, họ phải tái sử dụng các loại khẩu trang, găng tay, mặt nạ phòng độc. Việc thiếu máy thở ở tâm dịch Lombardy, Italy khiến các bác sĩ bất lực nhìn bệnh nhân của mình ra đi. Các nhân viên y tế nhiều người còn phải tự chế ra các sản phẩm để tự bảo vệ bản thân.
Nguy cơ lây nhiễm thì nhiều, nhưng lại không có đầy đủ các trang thiết bị đầy đủ, dẫn đến khả năng bác sĩ dễ bị nhiễm bệnh hơn. Chính vì vậy, Viện Y tế Quốc gia Italy đã yêu cầu phải có các biện pháp khẩn cấp bảo vệ nhân viên y tế, họ sẽ được ưu tiên xét nghiệm và kiểm tra trước, bởi nếu không chính y bác sĩ sẽ là nguồn lây bệnh cho những bệnh nhân khác. Quan trọng hơn là các chính phủ cần phải hành động để các nhân viên y tế có đầy đủ các trang thiết bị - "vũ khí" để ra "chiến trường".
Người đứng đầu WHO Tedros cho rằng, nếu muốn thắng được cuộc chiến đó, phải ưu tiên bảo vệ sức khỏe của các chiến sĩ áo choàng trắng - những nhân viên y tế tuyến đầu. "Nếu chúng ta không bảo vệ họ, rất nhiều người sẽ chết vì bệnh dịch bởi những người có thể cứu người giờ đây cũng đổ bệnh".
Minh Anh
WHO: Việt Nam rất cảnh giác, sẵn sàng đối phó với mọi tình huống đại dịch Trưởng đại diện WHO ông Kidong Park khẳng định, Việt Nam đã rất cảnh giác và có công tác chuẩn bị tốt, và sẵn sàng đối phó với mọi tình huống. Đêm 11/3 (theo giờ Việt Nam), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chính thức công bố sự bùng phát của dịch Covid-19 là đại dịch toàn cầu. Với công bố...