Tại sao Mỹ lại ‘xích’ xe thiết giáp LAV-25 vào sàn tàu đổ bộ?
Chuyên gia Nga cho rằng Mỹ thiếu vũ khí nên phải dùng cả xe thiết giáp trang bị pháo 25mm đặt trên tàu đổ bộ để đối phó với tàu Iran, tuy nhiên giới phân tích bác bỏ điều này.
Tiểu đoàn thủy quân lục chiến viễn chinh số 11 (11th Marine Expeditionary Unit – MEU) đã phải “cố định” một số xe bọc thép LAV-25 vào bãi đáp trực thăng trên tàu tấn công đổ bộ USS Boxer khi tiến vào eo biển Hormuz.
Một bức ảnh của Hải quân Mỹ cho thấy các trực thăng vũ trang AH-1Z Viper đang cất cánh từ Boxer và hậu cảnh là xe bọc thép đang trong tư thế sẵn sàng chiến đấu.
Sự đổi mới này được tờ Sputnik bình luận là “Phản ánh sự thiếu chuẩn bị của Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ để chống lại các mối đe dọa trên mặt nước”.
Tuy vậy các chuyên gia độc lập lại không đồng tình với nhận định này. Họ cho rằng trong các tàu đổ bộ của Mỹ luôn có hàng chục xe thiết giáp LAV-25, việc cho chúng lên sàn tàu và ngắm bắn là có mục đích của Mỹ.
Thứ nhất là việc huấn luyện cho lính thủy quân lục chiến có kỹ năng tác chiến tốt hơn, trong bối cảnh căng thẳng với Iran, Mỹ có thể triển khai lực lượng đổ bộ chớp nhoáng bất cứ lúc nào.
Việc nâng cao kỹ năng cho các binh sĩ mũi tiên phong là điều kiện cần thiết.
Thứ đến Mỹ và Iran vẫn luôn trong tư thế đối đầu, việc các xe bọc thép LAV-25 liên lục “khạc đạn” trên biển được cho là tín hiệu rắn Mỹ gửi tới các tàu cao tốc Iran đang lởn vởn xung quanh.
Việc bắn pháo 25mm trên xe chiến đấu bộ binh sẽ giúp Mỹ tiết kiệm đáng kể so với việc sử dụng tên lửa trên các trực thăng để thị uy.
Video đang HOT
Mặt khác khẩu pháo 25mm “khạc đạn” cũng ít bị coi là tình huống khiêu khích so với việc phóng các tên lửa từ trực thăng hay chiến đấu cơ F-35B.
Vì vậy giới quan sát cho rằng nhận định Mỹ thiếu vũ khí đến nỗi phải dùng xe thiết giáp với pháo 25mm để đối trọng với tàu chiến Iran là thiếu cơ sở.
Nếu tàu chiến Iran tìm cách tiếp cận tàu đổ bộ Mỹ, những chiếc AH-1Z với vũ khí đầy mình sẽ ngay lập tức ứng chiến và khai hỏa tiêu diệt đối phương.
Vì vậy LAV-25 mang lên sàn đáp máy bay và “xích” cố định để khai hỏa được coi là “một công đôi việc” của Mỹ.
Thiết giáp LAV-25 có khả năng cơ động cao, chuyên đảm đương nhiệm vụ trinh sát tiền phương và yểm trợ đắc lực cho lực lượng bộ binh viễn chinh Mỹ trên chiến trường.
Loại xe này ra đời từ yêu cầu của Thủy quân lục chiến Mỹ (USMC), nhằm phát triển lực lượng đột kích hiện đại, có khả năng cơ động cao cho chiến trường Trung Đông.
Trong 35 năm qua, đã có gần 1.000 chiếc LAV-25 được chế tạo và tham chiến từ Panama đến Iraq, được Mỹ đặt biệt danh là “kỵ binh tiên phong”
Mỹ thành lập Lực lượng triển khai nhanh (RDF), tiền thân của Bộ chỉ huy Trung tâm Mỹ, vào đầu thập niên 1980 nhằm triển khai các đơn vị hải lục không quân tới mọi điểm nóng trên thế giới một cách nhanh chóng. RDF đòi hỏi hỏa lực và khả năng cơ động chiến lược mà Washington chưa từng có vào thời điểm đó.
Lục quân Mỹ và USMC đánh giá hàng loạt xe thiết giáp hạng nhẹ thế hệ mới nhằm bổ sung cho RDF, trong đó có xe thiết giáp M1047 LAV sử dụng khung gầm bánh hơi 8×8 phát triển từ nền tảng thiết giáp Mowag Piranha của Thụy Sĩ, gắn pháo tự động Bushmaster M242 cỡ nòng 25 mm và súng máy cỡ nòng 7,62 mm.
Lục quân Mỹ từ chối tiếp nhận M1047, trong khi USMC lại đón nhận loại xe này rất nhiệt tình. Họ đặt cho nó định danh LAV-25, cải tiến để xe chở được 6 lính và sử dụng với vai trò xe chiến đấu bộ binh. USMC thành lập 4 tiểu đoàn LAV-25, mỗi tiểu đoàn nằm trong đội hình chiến đấu của một sư đoàn lính thủy đánh bộ.
LAV-25 được thiết kế cho khả năng di chuyển cấp chiến lược và chiến thuật, mang lợi thế cho USMC trong học thuyết tác chiến cơ động, hình thức được lực lượng này ứng dụng trong thập niên 1980. Trong đó, Mỹ đề cao khả năng hành quân liên tục, chiếm vị trí có lợi trước đối phương, thay vì tập trung vào hỏa lực áp đảo.
Thiết giáp LAV-25 phục vụ tốt nhiệm vụ này, với tốc độ tối đa hơn 100 km/h trên đường nhựa và 10 km/h trên mặt nước. Xe có thể được chuyên chở bằng máy bay vận tải C-5, C-17, C-141 và C-130, thậm chí có thể được treo dưới trực thăng CH-53E Sea Stallion.
Ngoài mẫu LAV-25 cơ bản, USMC đặt mua thêm 6 biến thể chuyên biệt khác. Nổi bật là LAV-C2 với vai trò trung tâm chỉ huy và liên lạc của các tiểu đoàn LAV-25.
LAV-25 tham chiến lần đầu tại Panama vào năm 1989, khi USMC được triển khai trong chiến dịch quân sự nhằm vào chính quyền của tướng Manuel Noriega.Sau đó nó tham gia trên hàng loạt chiến trường và đều cho kết quả tốt.
Theo Việt Hùng/An ninh Thủ đô
Kịch bản Mỹ mở chiến dịch đổ bộ chớp nhoáng chiếm căn cứ quân sự Iran
Nếu căng thẳng với Iran tiếp tục leo thang, một trong những phương án quân sự của Mỹ là mở chiến dịch đổ bộ chớp nhoáng nhằm vào căn cứ quân sự Iran
Lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ có thể đóng vai trò nòng cốt trong cuộc xung đột với Iran.
Theo National Interest, Iran là một trong những quốc gia có lực lượng quân sự hùng hậu nhất hiện nay mà Mỹ phải đối phó. Quốc gia này có số dân tương đương một phần tư dân số Mỹ, với vùng bờ biển dài, rất khó để bất cứ một lực lượng quân sự nào có thể chiếm đóng.
Nhưng Mỹ hoàn toàn có khả năng mở chiến dịch đổ bộ nhằm vào một mục tiêu cụ thể nào đó trong lãnh thổ Iran. Đó có thể là mục tiêu gần bờ hoặc căn cứ của Iran trên biển, tác giả Kyle Mizokami nhận định.
Với vùng bờ biển dài tới 2.500km, dài hơn bờ biển của cả 3 bang California, Orgeon và Washington của Mỹ cộng lại. Vùng biển dài giúp Iran dễ dàng phô trương sức mạnh ở Vịnh Ba Tư, nhưng đó cũng là con dao hai lưỡi.
Bởi Iran cũng cần phải dàn trải lực lượng để bảo vệ 2.500km đường bờ biển, đặc biệt trước mối đe dọa của Mỹ.
Thủy quân Lục chiến là một trong những lực lượng tinh nhuệ nhất của quân đội Mỹ. Lực lượng này được trang bị mọi trang thiết bị cần thiết để mở chiến dịch đổ bộ quy mô lớn.
Một trong những chiến lược mà thủy quân lục chiến Mỹ đã thuộc nằm lòng, là đổ bộ chớp nhoáng chiếm mục tiêu, bảo vệ mục tiêu này trong khoảng thời gian và sau đó là rút quân theo hướng đã tấn công.
Đổ bộ tác chiến đã nhiều lần giúp Mỹ và phương Tây đạt được chiến thắng quyết định trong các cuộc chiến.
Iran có nhiều cơ sở quân sự dọc theo đường biển dài, thuộc hải quân và Lực lượng Vệ binh Cách mạng (IRGC) của Iran. Hải quân Iran thường hoạt động ở phía đông eo biển Hormuz, còn IRGC tập trung tuần tra ở phía tây.
Hải quân Iran có nhiều tàu chiến cỡ lớn, trong khi IRGC sử dụng các tàu nhỏ, hoặc tàu dân sự nhưng được vũ trang mạnh.
Theo tác giả Mizokami, Mỹ có thể đổ bộ chiếm mục tiêu quân sự Iran như một lời cảnh báo nếu Iran tiếp tục rải mìn, bắt giữ thủy thủ phương Tây, hay khiêu khích bằng xuồng cao tốc.
Trong quá khứ, Iran cũng thường tập trung đối phó với phương Tây trên biển, nên chưa chủ động phòng bị ở các căn cứ ven biển. Mỹ hoàn toàn có thể lựa chọn mục tiêu là căn cứ của IRGC để đạt mục tiêu cao nhất, cũng như làm suy yếu lực lượng này.
Theo tác giả Mizokami, lực lượng đổ bộ đủ sức mạnh đến tấn công căn cứ Iran phải bao gồm khoảng 16.000 người. Các tàu đổ bộ trực tiếp tấn công, trong khi tàu khu trục và ít nhất một nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ yểm trợ từ xa.
Chiến dịch mở đầu bằng việc vô hiệu hóa hệ thống phòng không của đối phương. Tên lửa Tomahawk được sử dụng để phá hủy các mục tiêu cố định và trung tâm chỉ huy.
Tàu đổ bộ đệm khí LCAC của Mỹ.
Pháo hạm trang bị trên các tàu khu trục đồng loạt khai hỏa, yểm trợ cho thủy quân lục chiến. Mỹ cũng có thể trang bị cho các tàu đổ bộ hệ thống phóng rocket đa nòng (GMLS), giúp tăng cường sức tấn công.
Các máy bay F/A-18E/F Super Hornet, F-35C và F-35B được giao nhiệm vụ tấn công từ xa, sử dụng các loại vũ khí dẫn đường chính xác như bom Stormbreaker.
Về phương diện đổ bộ, Mỹ có thể dùng máy bay MV-22 Osprey, trực thăng CH-53E và trực thăng tấn công AH-1Z. Ở trên không, nhiệm vụ thuộc về các tàu đổ bộ đệm khí LCAC và LCU.
Tàu đổ bộ không chỉ chở theo thủy quân lục chiến, mà còn bao gồm cả xe bọc thép, xe tăng Abrams, pháo tự hành. Sau vài giờ, hàng ngàn thủy quân lục chiến Mỹ cần phải nắm quyền kiểm soát căn cứ và chuẩn bị kết hoạch rút lui.
Dĩ nhiên, một chiến dịch đổ bộ tấn công chớp nhoáng rồi rút lui tiềm ẩn nhiều rủi ro và cả thương vong lớn. Nhưng đây là phương án phù hợp nhất, vừa có thể răn đe Iran, vừa phô trương sức mạnh quân sự Mỹ mà không leo thang xung đột lên thành chiến tranh toàn diện, tác giả Mizokami kết luận.
Theo Danviet
Tàu sân bay cách Eo biển Hormuz 966km, phi công Mỹ khẳng định 'không muốn chiến tranh' với Iran Hồi tháng 5, Mỹ đã phái một nhóm tàu sân bay tới Trung Đông trong một "thông điệp rõ ràng" tới Iran rằng, bất kỳ cuộc tấn công nào nhằm vào lợi ích của Washington hoặc của đồng minh sẽ phải đối mặt với "sức mạnh không khoan nhượng". Tàu sân bay USS Abraham Lincoln. (Nguồn: Sputnik) Ngày 25/8, tờ New York Times...