Tại sao Mỹ chỉ “đặt một chân” ở khủng hoảng Ukraine?
Hiện Tổng thống Mỹ Barack Obama đang bị chỉ trích vì “thờ ơ” với cuộc khủng hoảng Ukraine. Tuy nhiên, theo tờ Washington Post, đó có thể là chính sách đúng đắn, bảo vệ tốt nhất các lợi ích của Mỹ.
Cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine diễn ra đã gần một năm, khiến khoảng 6000 người thiệt mạng, cơ sở hạ tầng bị phá hủy nặng nề bởi các cuộc giao tranh. Trong khi đó, tờ Washington Post cho rằng, bất chấp những hành động mạnh mẽ của Nga ở Ukraine, Mỹ vẫn chưa có động thái gì đáng kể đối với cuộc xung đột này. Nhiều người đặt câu hỏi: Tại sao lại như vậy?
Quan hệ Mỹ – Trung sụt giảm trầm trọng do cuộc khủng hoảng Ukraine.
Ông Yuval Weber, một chuyên gia về Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế tại Đại học Nghiên cứu Quốc gia thuộc Trường Đại học Kinh tế ở Moscow và cộng sự Andrej Krickovic đã thực hiện một loạt các cuộc phỏng vấn chuyên gia để hiểu rõ hơn về các mối quan tâm chiến lược của Nga. Yuval Weber khẳng định, kết quả cho thấy chính sách hiện tại của Mỹ có thể là chính sách đáp ứng tốt nhất các lợi ích về đối ngoại của Mỹ bằng cách không để cho Nga có được một cuộc chiến mà nước này hiện đang mong muốn.
Ông Weber và ông Krickovic khẳng định các cuộc phỏng vấn cho thấy rằng cuộc chiến ở Ukraine là dấu hiệu thể hiện sự không hài lòng của Moscow đối với trật tự quốc tế hậu Chiến tranh Lạnh. Ông Evgeny Lukyanov, Phó Tổng Thư ký Hội đồng An ninh Nga, nói: “Chúng tôi cần phải ngồi với Mỹ và đàm phán lại toàn bộ những thỏa thuận sau Chiến tranh Lạnh”.
Các chuyên gia cũng nói thêm, việc để mất Ukraine sẽ đe dọa trực tiếp tới khả năng theo đuổi hội nhập Á – Âu, trọng tâm trong chiến lược lớn hơn của Nga về việc phát triển một khối liên minh Á-Âu (thông qua việc củng cố Liên minh Kinh tế Á-Âu và Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập Thể ) nhằm chống lại thế đơn cực của Mỹ và cạnh tranh trong thế giới đa cực mà Nga hy vọng có thể trở thành một quốc gia nổi bật.
Các binh sĩ hải quân Nga tham gia lễ kỉ niệm một năm Nga ký kết hiệp ước sáp nhập Crimean ở Sevastopol hôm 18/3/2015.
Cũng theo Yuval Weber và Krickovic, qua các cuộc phỏng vấn với các chuyên gia, họ cũng thấy rằng Nga đang tìm kiếm một điều kiện để mặc cả với Mỹ trong việc xác định rõ vai trò của Mỹ ở trật tự quốc tế đa cực đó cũng như đưa ra những giới hạn đối với hành động của Mỹ để Washington trở nên dễ đoán hơn và dừng việc có những hành động “vượt quyền” của mình.
Ba nguyên tắc của điều kiện mặc cả giúp đảm bảo an ninh Nga bao gồm một hiệp ước an ninh tập thể ràng buộc Nga, Mỹ và các quốc gia hàng đầu châu Âu; một cơ quan ra quyết định siêu quốc gia mà Thủ tướng Dmitry Medvedev đã từng đề xuất nhằm kết thúc sự thống trị của NATO ở châu Âu; và “Học thuyết Monroe” cho không gian hậu Xô Viết.
“Học thuyết Monroe” cho không gian hậu Xô Viết có nghĩa là các nước khác không can thiệp vào các vấn đề thuộc các nước hậu Xô Viết hay các quốc gia Châu Âu hãy tránh xa không gian hậu Xô Viết. Ý tưởng này phù hợp với đề xuất “lãnh đạo tập thể” của Tổng thống Nga Vladimir Putin tại cuộc họp Câu lạc bộ Valdai (nhóm các chuyên gia nước ngoài nghiên cứu nước Nga) hồi tháng 10/2014.
Video đang HOT
Theo Washington Post, những lập luận trên giải thích rất rõ động thái hiện tại của Nga ở Ukraine. Đó có lẽ là lý do khiến Tổng thống Obama do dự hay nói đúng hơn là không hành động gì đáng kể ở Ukraine. Hơn nữa, việc đối đầu với Nga ở Ukraine có thể khiến cuộc xung đột leo thang tới mức Mỹ không thể giải quyết bằng một cái giá chấp nhận được.
Chính sách trên của Mỹ khiến ông Obama phải chịu những chỉ trích đáng kể cả ở trong nước và quốc tế, nhưng nó có thể đảm bảo cho Mỹ một vị thế mạnh mẽ hơn đối với Nga trong tương lai.
Theo Infonet
Crimea: Sáu ngày thay đổi lịch sử nước Nga và thế giới
6 ngày sau cuộc "Trưng cầu dân ý" ngày 16-3-2014, Crimea này đã trở thành một khu vực hành chính thuộc Nga một cách nhanh chóng và tuyệt đối hòa bình.
Lãnh đạo Crimea: Không bao giờ trở về với Ukraine
Khi trả lời phỏng vấn của hãng BBC, người đứng đầu Cộng hòa Crimea Sergey Aksenov tuyên bố, một năm trước đây, khi xảy ra các sự kiện Ukraine, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phải đối mặt với sự lựa chọn: Hoặc bênh vực người dân Crimea, hoặc bỏ mặc họ trước những kẻ theo chủ nghĩa quốc gia Ukraine .
"Tôi chắc chắn rằng quyết định của ông Putin là đúng đắn. Và quyết định này đã không hề được đưa ra trước Năm mới 2014, không có bất cứ ai can thiệp vào công việc nội bộ của Ukraine. Nếu là tôi, tôi cũng đã quyết định đúng như vậy." - ông Sergey Aksenov cho biết.
Ở hai cuộc phỏng vấn trong bộ phim tài liệu "Crimea: Đường về Tổ quốc" được công chiếu trên kênh truyền hình "Nước Nga 1 ngày 15-3-2015 vừa qua, Tổng thống Putin đã tiết lộ các chi tiết cụ thể của việc bán đảo sát nhập với Liên bang Nga, bao gồm cả việc lực lượng quân sự nước này đã hỗ trợ nhân dân hoàn thành tâm nguyện ra sao.
Đặc biệt, ông Putin lưu ý rằng, nếu lặp lại tình trạng tương tự như ở Crimea, ông cũng sẽ hành động y như vậy. Theo Tổng thống Nga, ông đã đích thân xử lý vấn đề này và trong trường hợp tình hình trên bán đảo phát triển không thuận lợi, Nga có thể đưa các lực lượng hạt nhân chuyển sang tình trạng sẵn sàng chiến đấu.
Theo người đứng đầu Cộng hòa Crimea Aksenov, bán đảo đã trở về "quê hương lịch sử của mình", sửa chữa những sai lầm trong lịch sử Liên bang Xô viết và sẽ không bao giờ quay trở lại trong thành phần của Ukraine, bởi không hề có ai xâm chiếm Crimea, mà đơn giản đó là sự lựa chọn của nhân dân trên bán đảo.
Vị lãnh đạo cao nhất của Crimea khẳng định chắc chắn rằng, không ai có thể làm được những điều này mà không có sự hỗ trợ của nhân dân địa phương, đó là lý do tại sao cuộc sáp nhập này không thể được coi là "sự xâm chiếm", mà đích thực nó là "hành động dân chủ thực sự".
Nga đã sáp nhật Crimea một cách chóng vánh, trong hòa bình
Sai lầm lớn và sự nhầm lẫn của các nhà lãnh đạo phương Tây chính là việc người dân nước họ đang nhận thông tin sai lệch từ các phương tiện truyền thông, báo giới của nước mình. Truyền thông Mỹ và châu Âu đã cố tình che giấu bức tranh chính xác về những gì đã xảy ra ở Crimea hồi tháng 3 năm 2014.
Phát biểu tại phiên họp trọng thể tại quốc hội nước cộng hòa tự trị này, ông Aksenov gọi cuộc trưng cầu dân ý trên bán đảo ngày 16 tháng 3 năm ngoái là sự kiện mang tính "lịch sử" và khẳng định, các sự kiện diễn ra từ ngày 16 đến ngày 21 tháng 3 năm 2014 đã thay đổi Crimea, nước Nga và cả thế giới.
"Cuộc trưng cầu dân ý này là công cụ pháp lý, nhờ đó mà ý chí của nhân dân Crimea, ước muốn của họ đối với tự do, công lý và quyền tự quyết được thực hiện bằng con đường hợp pháp, không bạo lực, trong khuôn khổ của Hiến chương Liên Hợp Quốc, phù hợp với Hiến pháp của Crimea và các tiêu chuẩn quốc tế" - nhà lãnh đạo nhấn mạnh.
Ông cho rằng, người dân Crimea đã nổi dậy chống bạo lực, sự vô luật pháp và chủ nghĩa phát xít. Đó là cuộc nổi dậy hòa bình. Đồng thời, nhân dân trên bán đảo sẵn sàng để bảo vệ sự lựa chọn và quyền tự do của mình, thể hiện cho thế giới một tấm gương ấn tượng về tình yêu Tổ quốc, về sự trưởng thành công dân, trách nhiệm và sự đoàn kết.
Sáu ngày thay đổi lịch sử Crimea, nước Nga và cả thế giới
Crimea và Sevastopol đã trở thành một chủ thể hành chính của Liên bang Nga sau cuộc trưng cầu dân ý ngày 16 tháng 3 năm 2014. Khi đó, đại đa số cử tri, cụ thể là 96,77% dân số Crimea và 95,6% dân số Sevastopol đã bỏ phiếu tán thành ly khai khỏi Ukraine để sáp nhập vào Liên bang Nga. Và 6 ngày sau, nguyện vọng của nhân dân đã được thực hiện.
Sáp nhập vào Nga là nguyện vọng của đại đa số nhân dân Crimea
Chưa đầy 1 tuần chính quyền và người dân Crimea đã hoàn thành một khối lượng công việc khổng lồ để chuẩn bị cho quá trình sáp nhập. Song song với đó họ còn phải thực hiện rất nhiều việc để bảo đảm việc chuyển giao bán đảo về tay Nga một cách hòa bình nhất.
Trong khoảng thời gian 6 ngày sau "Trưng cầu dân ý" còn có nhiều đơn vị Ukraine chưa buông vũ khí (cho đến ngày 23-3 quân đội Ukraine mới chính thức rút lui khỏi Crimea), mà quân đội Nga khi đó không được phép nổ súng, gây đổ máu, để tránh tạo cớ cho phương Tây can thiệp và Liên Hợp Quốc ra nghị quyết phản đối.
Chính quyền mới còn phải giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa các cộng đồng người trên bán đảo sao cho không phát sinh mâu thuẫn, đồng thời phải phá vỡ những âm mưu phá hoại, khủng bố, bắt cóc, bảo đảm tuyệt đối an toàn cho nhân dân trên bán đảo, tránh xảy ra tình trạng hỗn loạn trước, trong và sau khi sáp nhập.
Ngoài ra, Nga còn phải đẩy nhanh tiến trình "Trưng cầu dân ý" và trình tự sáp nhập bán đảo Crimea vào Liên bang Nga, đặt phương Tây và Ukraine vào tình huống "sự đã rồi", ngay sau đó thúc đẩy cuộc nổi dậy của nhân dân Donbass nhằm khiến các đối thủ lo đối phó, mất tập trung vào sự kiện Crimea.
Để đảm bảo những yêu cầu này, Nga và chính quyền lâm thời ở Crimea đã có những bước đi toàn diện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, quân sự, kinh tế, đảm bảo một cuộc chuyển giao lãnh thổ nhanh chóng mà không mất một viên đạn, một người lính nào.
Ngày 16-3, cuộc "trưng cầu dân ý" được tổ chức thành công, 96,77% cử tri Crimea đã bỏ phiếu ủng hộ việc sáp nhập vào Liên bang Nga, tương đương với 1,233 triệu cử tri, trong tổng số 1,274 người đi bỏ phiếu. Tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu đạt 83,1%.
Binh lính Nga canh gác bên ngoài 1 doanh trại quân đội Ukraine
Ngày 17-3, Tổng thống Nga Putin ký sắc lệnh công nhận Crimea là một quốc gia độc lập.
Ngày 18-03, Tổng thống Nga Vladimir Putin và lãnh đạo Crimea đặt bút ký vào hiệp ước sáp nhập bán đảo Crimea vào Liên bang Nga.
Ngày 20-3, Duma Quốc gia (tức Hạ viện Nga) đã bỏ phiếu phê chuẩn việc chấp nhận nước Cộng hoà tự trị Crimea và thành phố Sevastopol là các thực thể mới của Liên bang Nga. 443-446 Hạ nghị sĩ đã bỏ phiếu ủng hộ Hiệp ước, chỉ có 1 phiếu chống.
Ngày 21-3, với số phiếu thuận tuyệt đối (155-155), Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga đã nhất trí thông qua Hiệp ước sáp nhập nước Cộng hòa tự trị Crimea của Ukraine vào nước này.
Cũng trong ngày hôm đó, Tổng thống Vladimir Putin ký phê chuẩn thành luật Hiệp ước sáp nhập bán đảo này vào lãnh thổ Liên bang Nga tại một buổi lễ có sự tham dự của chủ tịch Thượng viện và Hạ viện.
Như vậy, trong vòng 6 ngày sau cuộc trưng cầu dân ý, Crimea đã trở thành một thực thể hành chính thuộc Liên bang Nga. Tính rộng ra, từ khi lực lượng thân Nga nắm được chính quyền vào ngày 27-2, chưa đầy 1 tháng sau, báo đảo vốn thuộc Ukraine đã thuộc về Nga!
Theo Đất Việt
Tang thương xe tăng thiết giáp Ukraine ở Debaltsevo Các xe tăng, thiết giáp Ukraine tiếp tục hứng chịu tổn thất lớn trong các giao tranh với quân ly khai ở thành phố Debaltsevo. Sau những ngày khói lửa, thành phố Debaltsevo đã trở lại với cuộc sống tạm gọi là bình thường. Tuy nhiên, khắp vùng ngoại ô thành phố này vẫn còn tàn dư của cuộc chiến khủng khiếp -...