Tại sao Mỹ cần một “Kissinger mới” để đối chọi với Trung Quốc
Trong bối cảnh chính quyền Obama bị chỉ trích là đã thực hiện một chính sách ngoại giao sai lầm với Trung Quốc, bất kể ai thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ tới đây đều cần có một “Kissinger mới” để hiệu chỉnh quan hệ với Bắc Kinh.
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger – người được cho là có thể giúp định hình một mối quan hệ tương hợp Mỹ – Trung. Ảnh : Reuters
Theo the Straits Times, có một điều chắc chắn là tân Tổng thống Mỹ phải định hình lại chính sách đối ngoại của Mỹ cho phù hợp với tình hình của nước Mỹ và thế giới hiện nay, trong đó, chính sách ngoại giao với Trung Quốc phải được xem là trọng tâm chiến lược đối ngoại mới của Mỹ.
Chính quyền Obama đã đối mặt với những chỉ trích cho rằng, ông đang thực hiện một chính sách ngoại giao sai lầm với Bắc Kinh khi trong cuộc trả lời phỏng vấn nhà báo Jeffrey Goldberg hồi tháng 4.2016, ông chủ Nhà Trắng khoe rằng, “chúng tôi có thể huy động nhiều đối tác ở châu Á để cô lập Trung Quốc, từ đó mang lại nhiều lợi ích giúp tăng cường liên minh của Mỹ trong khu vực”, theo The Satraits Times .
Tuy nhiên, tuyên bố của Tổng thống Obama đã bị Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đạp đổ khi trong chuyến thăm Bắc Kinh mới đây, ông Duterte cho thấy chính sách đối ngoại “xa Mỹ, gần Trung Quốc” của Manila, đồng minh lâu đời nhất tại Châu Á – Thái Bình Dương của Washington.
Trong bối cảnh này, nhiều người cho rằng, tân Tổng thống Mỹ cần một “Kissinger mới” để giúp khắc phục những lỗ hổng chết người trong chính sách đối ngoại của Washington.
Sự trỗi dậy không thể phủ nhận của Trung Quốc
Theo Straits Times, trong một buổi nói chuyện tại Đại học Harvard năm 2015, cựu Thủ tướng Australia Kevin Rudd đã nhận định rằng, Washington phải sẵn sàng đối mặt với một thực thực tế là phải chia sẻ lợi ích và tầm ảnh hưởng với Bắc Kinh tại khư vực Châu Á. Mỹ không thể phủ nhận vai trò ngày càng lớn của Trung Quốc tại khu vực này.
Video đang HOT
Trong khi đó, Giáo sư Hugh White, nghiên cứu chiến lược tại Đại học Quốc gia Australia nhấn mạnh: “Không ai muốn sống dưới cái bóng của Trung Quốc, nhưng rất ít quốc gia trong khu vực có thể tránh được ảnh hưởng bởi tham vọng ngày càng lớn của Trung Quốc. Cho dù chúng ta có thích hay không, nhưng đây là thực tế mà chúng ta không thể chối bỏ”.
Hiện chính quyền Obama đang theo đuổi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), được xem là có vai trò tối quan trọng với việc xoay trục chiến lược đối ngoại của Mỹ từ Đại Tây Dương và Địa Trung Hải về Châu Á – Thái Bình Dương.
Những lợi ích mà Mỹ và các quốc gia tham gia TPP khai thác được từ hiệp định thương mại thế kỷ này được xem là nền tảng đảm bảo cho Washington thành công trong việc xây trụ móng tại địa bàn này.
Từ Nhật Bản, Singapore đến Australia – những đồng minh quan trọng của Mỹ tại khu vực xoay trục mới đều chờ đợi TPP vận hành để nâng tầm quan hệ với Mỹ. Tuy nhiên, TPP lại có nguy cơ chết yểu ngay tại nước Mỹ, khi cho đến giời phút này không thể tìm ra cơ sở nào cho việc Quốc hội Mỹ sẽ thông qua Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) trước khi Tổng thống Obama rời nhiệm sở. Dù ông Obama rất lạc quan di sản lớn nhất của ông sẽ không chết yểu, song thực tế có lẽ đang chứng minh ngược lại với mong muốn của ông Obama.
Trong bối cảnh đó, sự đối trọng Mỹ – Trung sẽ nghiêng về phía sức mạnh đang trỗi dậy mạnh mẽ từ Trung Quốc. Khi Bắc Kinh chiếm ưu thế mà Washington không thay đổi chính sách của mình thì có thể gặp đại hoạ. Bởi lúc đó quan hệ giữa Washignton với tất cả đồng minh, đối tác chiến lược chỉ “thoang thoảng hương lài” vì neo cũ đã nhổ, mà neo mới chưa thể buông.
Đối đầu với Trung Quốc là đại họa đối với Mỹ?
Cả ông Donald Trump và bà Hillary Clinton, nếu thắng cử, đều sẽ là những Tổng thống Mỹ cứng rắn, có thể gây hại cho chiến lược đối ngoại của nước Mỹ. Ảnh : The Atlantic
Cựu Ngoại trưởng Henry Kissinger cho rằng Mỹ không nên theo đuổi một chính sách đối đầu với Trung Quốc. Theo quan điểm của ông Kissinger thì một chiến lược đối đầu với Trung Quốc sẽ tạo ra rủi ro rất cao cho Mỹ và thế giới. Bởi lẽ nó sẽ thúc đẩy đối thủ tập trung sức mạnh và leo thang xung đột, từ đó sẽ dẫn đến nguy cơ chiến tranh.
Ông Kissinger cho rằng Washington chỉ nên cứng rắn với Moscow vì Putin đang tạo ra nguy cơ có thể bùng phát Chiến tranh thế giới lần thứ III, song với Bắc Kinh nếu Washington hành xử như vậy sẽ là sai lầm khiến nước Mỹ có thể phải đón nhận đại hoạ.
Bà Hillary Clinton từng ca ngợi Tiến sĩ Kissinger khi thực hiện chính sách cởi mở, thông minh với Trung Quốc và xây dựng quan hệ đặc biệt với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, từ đó tạo ra một mối quan hệ vô cùng hữu ích cho nước Mỹ.
Tuy nhiên, theo giới phân tích thì cả bà Hillary Clinton và ông Donald Trump, nếu trở thành Tổng thống, sẽ hiếu chiến hơn ông Obama. Bà Hillary từng tuyên bố rằng “không muốn con cháu phải sống trong một thế giới bị chi phối bởi người Trung Quốc”. Nhưng trong tình cảnh hiện nay, việc Mỹ cứng rắn với Trung Quốc là rất nguy hại.
Theo The New York Times ngày 4.12.2015 thì sự vươn lên mạnh mẽ của Trung Quốc đã khiến nước này vượt qua Mỹ, chi phối nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế toàn cầu. Cùng với đó là những nước cờ chiến lược mà Bắc Kinh thực hiện đã đưa Mỹ vào thế chống đỡ bị động và chính thức tạo hình cho thế giới lưỡng cực Mỹ – Trung. Vì vậy cnước Mỹ cần một Henry Kissinger mới.
Theo đó Washington phải bỏ ngay quan niệm có thể sử dụng các biện pháp ngoại giao phối hợp đe dọa sử dụng vũ lực để thuyết phục Bắc Kinh từ bỏ thách thức của họ đối với vai trò cầm trịch của Mỹ tại Châu Á. Thay vào đó Mỹ phải đối xử với Trung Quốc bình đẳng như một cường quốc và chia sẻ tầm ảnh hưởng tương đương với Mỹ trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Như vậy, việc Mỹ chia sẻ vai trò với Trung Quốc là hiển nhiên và đó cũng là mong muốn của các quốc gia trong khu vực nhằm đảm bảo hoà bình, ổn định cho địa bàn chiến lược này. Song dường như Mỹ vẫn chưa chấp nhận thực tế đó, Washington vẫn tham vọng là thực thể duy nhất cầm trịch tại Châu Á – Thái Bình Dương và đó cũng là mục đích của việc xoay trục về đây.
Theo Danviet
Tướng 4 sao của đảng Cộng hòa tuyên bố sẽ bỏ phiếu cho Hillary Clinton
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Colin Powell, vị tướng 4 sao đã về hưu của đảng Cộng hòa, tiết lộ rằng ông sẽ bỏ phiếu cho bà Hillary Clinton trong cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 8/11 tới, báo chí Mỹ đưa tin.
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Colin Powell (Ảnh: Newsweek)
CBS ngày 25/10 đưa tin, ông Powell đã tiết lộ quyết định ủng hộ bà Clinton tại một tiệc trưa ở Long Island, theo nhà báo Robert Brodsky của báo Newsday. Tại sự kiện, ông Powell nói với những người tham dự rằng ông sẽ bỏ phiếu cho bà Clinton vì ứng viên Donald Trump "xúc phạm chúng ta hàng ngày".
Với tuyên bố trên, vị tướng 4 sao về hưu là nhân vật mới nhất trong số các nhân vật tiếng tăm của đảng Cộng hòa vượt qua "vạch đỏ" để ủng hộ ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Hillary Clinton hoặc từ chối ủng hộ ứng viên Cộng hòa Donald Trump.
Trước đó, ông Powell đã chỉ trích tỷ phú Trump, theo các email bị đánh cắp do trang web WikiLeaks công bố sau khi hòm thư điện tử của ông bị tấn công. Trong các email, ông Powell đã gọi ứng viên Trump là "nỗi hổ thẹn quốc gia".
Các email bị rò rỉ cũng cho thấy ông Powell còn công kích bà Clinton về chuyện sử dụng email cá nhân trên cương vị ngoại trưởng.
Đây là lần thứ 3 trong các cuộc bầu cử tổng thống mà ông Powell "phản bội" đảng Cộng hòa để bỏ phiếu trong một ứng viên Dân chủ. Vào năm 2008 và 2012, ông Powell đã ủng hộ Barack Obama trở thành tổng thống Mỹ.
Ông Powell đảm nhiệm cương vị Ngoại trưởng từ 1/2001 đến tháng 1/2005 dưới thời Tổng thống George W. Bush. Trước đó, ông phục vụ trong chính quyền George H.W. Bush với tư cách là chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân và trong chính quyền Ronald Reagan với vị trí cố vấn an ninh quốc gia.
An Bình
Theo Dantri
5 thời khắc thành bại trong nhiệm kỳ tổng thống của Obama Trong 8 năm cầm quyền, Tổng thống Obama trải qua những thời khắc đánh dấu thành, bại của ông tại Nhà Trắng. Trong serie phim tài liệu "Những năm tại nhiệm của Obama" của hãng phim Arte được trình chiếu mới đây, các tác giả đã so sánh công việc của Tổng thống Obama và nhóm cố vấn tại Nhà Trắng như một...