Tại sao muỗi vằn ngày càng thích hút máu người?
Một nghiên cứu mới cho thấy khẩu vị của chúng đã có sự thay đổi, chúng ngày càng thích hút máu người và việc này đồng nghĩa với tăng khả năng truyền bệnh.
Lâu nay, muỗi vằn ( Aedes aegypti) nổi tiếng là chuyên hút máu người và lây truyền bệnh sốt xuất huyết, Zika và các loại virus. Nhưng ở “quê hương” của chúng là Châu Phi, hầu hết muỗi vằn thích hút máu các động vật khác, chẳng hạn như khỉ và loài gặm nhấm. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới cho thấy khẩu vị của chúng đã có sự thay đổi, chúng ngày càng thích hút máu người và việc này đồng nghĩa với tăng khả năng truyền bệnh.
Muỗi vằn (Aedes aegypti)
Bằng cách khảo sát phạm vi đốt của muỗi vằn trên khắp châu Phi, nghiên cứu cho thấy rằng quần thể muỗi ở các khu vực khô hạn và đông đúc ưa thích hút máu người nhiều hơn. Với tình trạng biến đổi khí hậu và đô thị hóa ngày càng tăng sẽ khiến điều này trở nên phổ biến hơn, mặc dù không phải ở đâu cũng vậy.
“Nghiên cứu này rất có ý nghĩa bởi vì chúng ta càng hiểu rõ hơn về nơi nào và tại sao muỗi thích đốt con người, chúng ta sẽ được trang bị tốt hơn để dự đoán và giảm thiểu sự lây lan của dịch bệnh” – theo ông Law Lawzzak, một nhà di truyền học tiến hóa tại Viện Wellcome Sanger nói.
Noah Rose, một nghiên cứu sinh sau tiến sĩ làm việc với Carolyn McBride tại Đại học Princeton và các đồng nghiệp châu Phi đã thu thập trứng của muỗi vằn từ 27 địa điểm ở hạ Sahara, từ thảo nguyên khô cằn đến rừng rậm ẩm ướt và những nơi có số lượng cư dân khác nhau. Rose đã sử dụng những quả trứng đó để cho nở trong phòng thí nghiệm và thử nghiệm sở thích hút máu của bầy muỗi con. Được đặt trong một hộp nhựa có hai ống nhô ra, nhóm 100 con muỗi có thể tùy chọn hướng bay xuống một ống có cẳng tay Rose ở đầu hoặc ống kia hướng về một con chuột lang. Có một màn chắn ngăn muỗi đốt hai mục tiêu trên.
Ông cũng giải trình tự bộ gen của 389 con muỗi để xem những sở thích hút máu có liên quan như thế nào. Anna Cohuet, một nhà côn trùng học y tế tại Viện nghiên cứu quốc gia Pháp về phát triển bền vững ở Montpellier, người không liên quan đến nghiên cứu này đánh giá đây là một khối lượng công việc khổng lồ.
Trong báo cáo mà Rose và các đồng nghiệp đưa ra tại hội thảo Biology of Genomes, tổ chức trực tuyến vào tuần trước và trong một bản thảo sơ bộ hồi tháng Hai, thì muỗi có sở thích khác nhau, nhất quán đối với lợn hoặc chuột lang tùy thuộc vào nơi chúng được thu thập. Nhóm nghiên cứu phát hiện muỗi có nguồn gốc từ các khu rừng châu Phi thích hút máu chuột lang. Những con từ khu vực Sahel, vành đai bán khô hạn phía nam Sahara, luôn luôn thích hút máu người hơn cả.
Đối với phần còn lại, nếu mối quan hệ họ hàng của chúng với những con muỗi đến từ vùng Sahel càng gần, chúng càng có ưa thích việc cắn người. (Muỗi Sahel lây lan sang châu Mỹ từ hàng trăm năm trước cùng với việc buôn bán nô lệ.)
Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng mật độ dân số liên quan tới khẩu vị của muỗi vằn. Người càng đông chúng càng hút máu nhiều hơn, Cohuet giải thích. Tuy nhiên, đây không phải là lời giải thích đầy đủ, bởi vì muỗi còn được thu thập từ một số thị trấn vắng vẻ. Thay vào đó, khí hậu khô và nóng hầu hết thời gian trong năm, chỉ với một mùa mưa ngắn ngủi ở Sahel, dường như đã khiến muỗi hút máu người nhiều hơn. Ở những nơi đó, theo Rose, việc sinh sản của những con muỗi dường như trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào những vũng nước đọng mà người dân để lại hoặc bị mắc kẹt trong các lốp xe.
“Như vậy, nếu tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng ở những khu vực khô hạn này, loài muỗi chuyên hút máu người sẽ sinh sôi nảy nở dữ dội”, Elaine Ostrander, nhà di truyền học tại Viện nghiên cứu bộ gen người quốc gia cho biết. Khả năng lây truyền bệnh sốt xuất huyết và các bệnh truyền nhiễm khác liên quan đến muỗi vằn khiến Ostrander lo lắng. “Đó sẽ là điều vô cùng khủng khiếp”, bà nói.
12 loài vật khổng lồ khiến con người phải run sợ khi đối mặt
Quái vật trăn Anaconda của Amazon, chuột lang cao to hơn cả người trưởng thành. Đây là những loài vật khổng lồ nhất thế giới khiến con người cũng phải khiếp sợ.
Loài rùa Galápagos khổng lồ có thể nặng hơn 400kg và trông to lớn chẳng khác nào một chiếc siêu xe thế này.
Riêng cái đầu của bò rừng Bison đã vượt kích cỡ của người trưởng thành khi đứng cạnh, đủ hiểu loài động vật khổng lồ này to lớn cỡ nào.
Kỳ nhông khổng lồ Trung Quốc với chiều dài lên tới 180cm là loài động vật lưỡng cư khổng lồ nhất thế giới.
Flemish Giant là giống thỏ thuần dưỡng, có nguồn gốc từ vùng Flemish và có thể nặng tới 12,7kg.
Không phải con chuột nào cũng bé xíu như bạn tưởng, và đây là minh chứng cho điều đó. Loài gặm nhấm lớn nhất là chuột lang nước ở vùng nhiệt đới và ôn đới của Nam Mỹ về phía Đông của dãy núi Andes, chúng có thể dài tới 1,5m, cao 0,9m, và trọng lượng tối đa là 105,4kg.
Giống ngựa Clydesdales này trông cứ như một "trò đùa" bởi thân hình to béo và những cái chân to lớn bất thường.
Nhờ là một loài động vật sở hữu thân hình khổng lồ cao gần 2m và nặng 1,4 tấn mà chú bò Snicker đã may mắn thoát khỏi số kiếp phải vào lò mổ.
Hổ Siberia khi đứng bằng hai chân như con người.
Một trong những loài động vật khổng lồ đi vào "huyền thoại", khiến cả thế giới khiếp sợ là quái vật Anaconda. Dài hơn chục mét, nặng cả tấn, sống đơn độc nhưng loài trăn này lại rất hung tàn với những đòn tấn công đột ngột khiến con mồi không thể chạy thoát.
Cua nhện Nhật Bản có sải chân dài nhất trong các loài động vật chân đốt. Trọng lượng của chúng có thể lên tới 19kg, chân dài đến 3,8m và chúng có thể sống đến 100 năm trong môi trường tự nhiên.
Đà điểu châu Phi với cặp chân dài miên man trở thành loài chim lớn nhất thế giới. Một con đà điểu đực trưởng thành có thể cao tới 2,8m, nặng hơn 156kg, và tốc độ chạy thì siêu nhanh.
Quên những con nai sừng tấm nhỏ bé trong phim hoạt hình đi, đây mới là phiên bản đời thực siêu to khổng lồ.
10 Loài Động Vật Nguy Hiểm Nhất Hiện Nay. Nguồn: Youtube
Chuột lang trả giá đắt vì thách thức báo gấm Chuột lang là loài gặm nhấm to lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, không phải vì thế mà chúng có khả năng đánh lại báo gấm. Một con chuột lang liều mạng, cả gan thách thức báo gấm đã phải trả giá đắt. BẢO TUẤN (TỔNG HỢP)