Tại sao mùa hè da dễ nổi mụn?
Ánh nắng mùa hè gay gắt, tia UV cao khiến tuyến mồ hôi hoạt động mạnh, làm da dầu, tắc nghẽn lỗ chân lông dẫn đến mụn.
Ảnh minh họa
Bác sĩ Trần Hạnh Vy, khoa Da liễu – Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, cho biết mùa hè là thời điểm nhiệt độ tăng cao, ánh nắng gay gắt, chỉ số tia UV cũng tăng do đó tuyến mồ hôi hoạt động cũng mạnh hơn. Các yếu tố này kéo theo nhiều vấn đề về da như da cháy nắng, mụn, sạm, nám, da bong tróc, lão hóa da… khiến làn da chúng ta bị tổn hại và ảnh hưởng thẩm mỹ.
Ánh nắng mùa hè còn đẩy nhanh tốc độ lão hóa da, dẫn đến tình trạng da cháy nắng. Các triệu chứng chủ yếu là da đỏ ửng, ấm nóng khi chạm vào, đau rát, nổi mụn nước nhỏ hoặc rộp da. Tùy theo mức độ, tình trạng này sẽ xuất hiện trong vài giờ sau khi tiếp xúc với ánh nắng, nhưng cũng có thể mất đến vài ngày.
Mùa hè còn là thời điểm da bị đổ dầu. Da bị đổ dầu, làm tắc nghẽn lỗ chân lông hay nóng trong người, chế độ ăn ngọt nhiều. Cách tốt nhất để chăm sóc da mụn là luôn giữ cho làn da được sạch sẽ.
Ngoài ra, mỗi mùa đều có những vấn đề về da riêng và đòi hỏi sự chăm sóc khác nhau. Mùa đông trời lạnh, khô dễ dẫn đến tình trạng viêm da cơ địa, da khô, bong tróc, tình trạng mụn cũng nặng hơn do làn da khô làm da trở nên nhạy cảm. Mùa hè trời nắng oi bức làm tăng tiết bã nhờn, tạo điều kiện cho mụn sinh sôi nảy nở, cách chăm sóc cũng đặc biệt hơn.
Để chăm sóc da, bước đầu tiên là vệ sinh sạch sẽ. Bạn nên tắm và rửa mặt hai lần với sữa tắm, sữa rửa mặt dịu nhẹ mỗi ngày. Các sản phẩm trên thị trường khá đa dạng, bạn nên chọn loại sản phẩm phù hợp cho làn da của mình. Dưỡng âm da để có được làn da tươi tắn và khỏe mạnh, chọn loại dưỡng ẩm cũng phải phù hợp với từng loại da khác nhau.
Video đang HOT
Tẩy tế bào chết, loại bỏ lớp da khổ bám trên bề mặt da. Mỗi tuần tẩy tế bào chết từ một đến hai lần sẽ giúp da sạch sâu, lấy đi bụi bẩn ở lỗ chân lông và tế bào chết.
Thường xuyên thoa kem chống nắng và áp dụng các biện pháp tránh nắng, che chắn da khi ra đường. Uống đủ nước, sinh hoạt điều độ, tập thể dục và hạn chế thuốc lá, các chất kích thích. Ăn nhiều rau xanh, trái cây, các thực phẩm nhiều chất xơ, chống oxy hóa. Ngủ đủ giấc để cải thiện làn da.
Lưu ý, chăm sóc da ban ngày và ban đêm khác nhau. Ban ngày, tiếp xúc nhiều với nhiệt, ánh nắng mặt trời nên việc chống nắng, che chắn và bổ sung nước là quan trọng. Bạn nên chuẩn bị một chai xịt khoáng để giúp làn da hồi sinh ngay tức thì khi ở trong môi trường có nhiệt độ cao và khô hạn.
Về đêm, sau một ngày mệt mỏi, làn da cần được thư giãn và nghỉ ngơi. Nên rửa sạch mặt, sử dụng các loại dưỡng ẩm, đắp mặt nạ hai lần một tuần, massage nhẹ nhàng. Đối với làn da bị bỏng nắng, có thể cho chườm lạnh kết hợp với các loại dưỡng chất đặc trị bao gồm các loại acid hyaluronic, vitamin E, vitamin K, vitamin C… sẽ giúp cho làn da của bạn dịu lại và phục hồi nhanh chóng.
Bác sĩ khuyến cáo, không tự nặn mụn ở nhà khiến tình trạng mụn trầm trọng hơn, dễ viêm nhiễm, nguy cơ để lại sẹo cao hơn. Bạn nên đến khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để được tư vấn, chăm sóc và điều trị tốt nhất, hạn chế tình trạng viêm nhiễm, tạo sẹo sau đó.
Bà bầu say nắng cần làm ngay các bước sau kẻo nguy hiểm tới thai nhi
Mùa hè nhiệt độ tăng cao, chị em mang thai nên hạn chế ra ngoài và có thêm những cách phòng tránh cũng như xử lý tình huống say nắng bất ngờ vào mùa hè.
Dấu hiệu nhận biết bà bầu bị say nắng
Mùa hè, một người bị say nắng là khi nhiệt độ trong cơ thể của họ đang vượt quá ngưỡng 40 độ C. Có những trường hợp bị say nắng sẽ ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể như não bộ.
Khi bà bầu bị say nắng sẽ kèm theo một số triệu chứng như co giật, bất tỉnh, da cháy nắng, buồn nôn, chóng mặt, nhức đầu, cơ thể mất nước, toát mồ hôi, cơ bắp chân tay yếu... Ngoài ra cũng có một số trường hợp chị em phụ nữ mang bầu bị say nắng sẽ kiệt sức, ngất xỉu tạm thời chuột rút.
Vì vậy khi phụ nữ mang bầu bị say nắng cần có sự hỗ trợ càng sớm càng tốt. Nếu không rất nguy hiểm đến tính mạng. Chính vì thế, thai phụ cần chủ động phòng tránh bệnh say nắng vào mùa hè.
Phụ nữ mang thai bị say nắng vào mùa hè phải làm gì?
Việc làm đầu tiên khi thai phụ bị cảm nắng vào mùa hè hãy làm giảm thân nhiệt cho họ bằng cách đưa thai phụ vào ngay chỗ thoáng mát. Với thai phụ bụng còn bé thì đặt mẹ nằm ngửa. Ngược lại, với thai phụ bụng to thì hãy cho mẹ nằm nghiêng về phía bên trái. Nếu đặt thai phụ bụng to nằm ngửa sẽ làm mẹ khó thở hơn vì thai nhi sẽ bị chèn ép. Sau khi đã ổn định chỗ nằm cho thai phụ hãy cho mẹ gác chân lên cao.
Tiếp theo hãy nhẹ nhàng cởi bỏ bớt quần áo của bà bầu, rồi cho mẹ uống một ít nước lạnh có pha muối. Tốt nhất là các loại nước trái cây như: nước chanh, nước chè tươi, nước cam, nước dừa, nước ép bưởi,.... Hoặc các loại cháo hạt như: cháo đậu xanh, cháo đậu đen, cháo đậu đỏ,...
Nếu thai phụ vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm say nắng thì hãy dùng khăn hay quần áo thấm đá lạnh và tiến hành chườm khắp người cho thai phụ, đặc biệt là vùng cổ, nách, bẹn.
Sau khi đã tiến hành sơ cứu cho thai phụ bị say nắng vào mùa hè cần lập tức đưa ngay đến bệnh viện, trạm Y tế gần nhất để bác sĩ thăm khám, tuyệt đối không đưa thai phụ về nhà luôn. Dù thai phụ có dấu hiệu tỉnh lại nhưng vẫn cần ở lại bệnh viện, trạm Y tế để theo dõi, chăm sóc.
Một vài lưu ý khi phòng bệnh say nắng cho phụ nữ mang thai vào mùa hè
Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho mẹ bầu và thai nhi cũng như giảm bớt khó chịu ngày nắng nóng, cần lưu ý như sau:
Về quần áo: Mẹ bầu nên lựa chọn những bộ đồ cho bà bầu có chất liệu thấm hút mồ hôi, mỏng, thoáng mát, không quá chặt hay bó sát.
Về việc đi lại: Bà bầu nên hạn chế đi ra ngoài đường vào những ngày nắng nóng. Khi ra ngoài thời tiết nắng nóng, mẹ bầu cần trang bị đầy đủ mũ nón, áo chống nắng để bảo vệ cơ thể, chống say nắng.
Về chế độ sinh hoạt: Phụ nữ mang thai không nên hoạt động mạnh hay ra vào những nơi có nhiệt độ dễ thay đổi. Đặc biệt vào mùa hè, mẹ nên hạn chế ăn đồ lạnh dễ bị đau bụng, tiêu chảy.
Bổ sung các loại thực phẩm tăng cường sức đề kháng: Vào mùa hè, bà bầu cần bổ sung thêm các thực phẩm giàu Vitamin, khoáng chất từ thiện nhiên để tăng sức đề kháng, tránh mệt mỏi kiệt sức.
Vào mùa hè nhiệt độ tăng cao, vì thế những chị em phụ nữ mang thai nên hạn chế ra ngoài khi thời tiết nắng nóng, oi bức. Hy vọng qua bài viết trên đã giúp thai phụ có thêm những cách phòng tránh cũng như xử lý tình huống say nắng bất ngờ vào mùa hè.
Nên cho trẻ nhỏ ăn gì để phòng ngừa say nắng hiệu quả? Vào mùa hè, thời tiết nắng nóng khó chịu là nguyên nhân điển hình khiến người bị say nắng, say nóng. Hãy sử dụng những thực phẩm phòng chống say nắng mùa hè cho trẻ nhỏ hiệu quả, an toàn và lành mạnh. Các loại sữa trị say nắng cho trẻ nhỏ Thành phần dinh dưỡng có trong các loại sữa sẽ làm...