Tại sao Marvel Studios cho ‘Avengers: Endgame’ dài hơn 3 tiếng?
Trong quá khứ, khán giả từng đón nhận những bộ phim có thời lượng dài hơn mức bình thường là 2 tiếng đồng hồ của điện ảnh hiện đại.
Trailer đầu tiên bộ phim ‘Avengers: Endgame’ Phần tiếp theo của bom tấn siêu anh hùng “Avengers: Infinity War” với tên gọi chính thức là “Endgame”.
Năm 1997, Titanic của đạo diễn James Cameron dài 188 phút đã gây ra cơn sốt trên khắp toàn cầu khi thu 1,8 tỷ USD, và nắm giữ luôn kỷ lục ông hoàng phòng vé tại thời điểm đó.
Bộ phim thứ hai chinh phục cột mốt 1 tỷ USD toàn cầu trong lịch sử điện ảnh là Lord of the Rings: The Return of the King (2003). Siêu phẩm khép lại bộ ba phim Chúa nhẫn của Peter Jackson thực tế có thời lượng lên tới 200 phút.
The Lord of the Rings: The Return of the King từng dài 200 phút nhưng vẫn thu hơn 1 tỷ USD tại phòng vé. Ảnh: Warner Bros.
Trong dòng phim siêu anh hùng, các tác phẩm cũng dần trở nên dài hơn. Như đạo diễn Christopher Nolan từng thực hiện Batman Begins (2005) dài 140 phút. Sau đó, lần lượt The Dark Knight (2008) và The Dark Knight Rises (2012) của ông có thời lượng là 152 và 165 phút.
Năm 2016, DCEU trình làng Batman v Superman: Dawn of Justice có độ dài 151 phút, và bản dựng theo ý muốn của đạo diễn Zack Snyder thậm chí còn dài hơn. Còn trong Vũ trụ Điện ảnh Marvel, Avengers: Infinity War đang nắm kỷ lục với 149 phút. Chưa bàn tới chất lượng, chuỗi tác phẩm kể trên đều rất ăn khách .
Tất cả cho thấy khán giả không “ngán” các bộ phim có thời lượng dài hơi. Với trường hợp của Avengers: Endgame, tất cả hiện rất háo hức chờ xem anh em đạo diễn nhà Russo sẽ giải quyết câu chuyện còn dang dở của sự kiện Cuộc chiến Vô cực ra sao.
Marvel Studios có bỏ qua cơ hội kiếm tiền?
Khi Endgame dài hơn Infinity War khoảng 33 phút, phải chăng số lượng suất chiếu trung bình tính trên đầu phòng chiếu của bom tấn sắp tới có thể bị giảm xuống? Đây thực tế không phải là vấn đề quá lớn khi khái niệm cụm rạp gồm nhiều phòng chiếu ra đời vào cuối thập niên 1990.
Với nhiều phòng chiếu tại mỗi cụm rạp, thời lượng của mỗi bộ phim không gây ảnh hưởng quá lớn. Có chăng thì vấn đề chỉ nảy sinh ở các cụm rạp nhỏ, đơn lẻ. Và tốc độ kiếm tiền của Endgame so với Infinity War trong khoảng cùng kỳ thời gian dễ bị giảm đi đôi chút.
Trên thực tế, với khối lượng nội dung khổng lồ cần giải quyết, anh em đạo diễn nhà Russo hẳn đã ghi hình rất nhiều và những gì họ có trong tay không chỉ là 182 phút tới đây. Khi phiên bản Blu-ray hoặc DVD của bom tấn lên kệ, khán giả chắc chắn được thưởng thức thêm nhiều cảnh bị loại bỏ (deleted scenes).
Marvel Studios lẽ ra đã có thể biến Endgame thành hai tập phim. Nhưng có lẽ họ thấy rằng điều đó là không cần thiết. Ảnh: Disney.
Ở đây, Marvel Studios đã quyết định không cắt Avengers: Endgame ra làm hai. Với khối lượng hình ảnh kia, họ hoàn toàn có thể tạo nên hai tập phim Avengers có độ dài khoảng 110 phút, và biến sự kiện Cuộc chiến Vô cực thành bộ ba phim (trlogy).
Có một điều thú vị rằng dòng phim siêu anh hùng không thích chiêu trò “bẻ đôi” như thế. Trong quá khứ, từng có trường hợp thương hiệu đạt doanh thu khổng lồ nhờ việc chia tập cuối ra làm đôi, như The Twilight Saga, Harry Potter, The Hobbit, hay phần nào đó là The Hunger Games.
Số đông kiểu tác phẩm này không nhận được sự ủng hộ từ giới phê bình, bởi tập phim “áp chót” thường sẽ thiếu tính trọn vẹn nghiêm trọng. Nhưng về bài toán kinh doanh, các hãng làm phim yêu thích điều đó bởi fan ruột của thương hiệu và khán giả sẽ rất tò mò muốn xem tiếp điều gì diễn ra trên màn ảnh.
Trường hợp thành công hơn cả có lẽ là The Hobbit. Peter Jackson có khoảng 650 triệu USD để thực hiện cả ba tập phim mà ban đầu dự kiến chỉ dài hai tập. Tổng doanh thu của ba tác phẩm cuối cùng lên tới 2,9 tỷ USD.
Marvel Studios và Disney có lẽ cảm thấy không cần thiết với trường hợp của Avengers: Endgame, dù họ hoàn toàn có thể thu 2 tỷ USD trong mùa hè năm nay và tái lặp điều tương tự với mùa hè năm sau chỉ với câu chuyện về Avengers.
Câu chuyện của MCU quá rộng lớn. Mảnh đất truyện tranh Marvel quá màu mỡ để họ khai thác. Và giờ là lúc hãng Marvel Studios hướng tới tương lai, như lời hứa hẹn rằng Captain Marvel (Brie Larson) sẽ là trụ cột mới của vũ trụ điện ảnh, thay vì Captain America (Chris Evans) hay Iron Man (Robert Downey Jr.).
Avengers: Endgame chính thức khởi chiếu từ 26/4.
Theo zing.vn
Những yếu tố nào làm nên thành công của bom tấn 'Cỗ máy tử thần'?
Hãy cùng tìm hiểu những điều tạo nên sức hút đặc biệt của 'Mortal Engines' (tựa Việt: 'Cỗ máy tử thần').
Cỗ máy tử thần được dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Philip Reeve, dù không được quảng bá rầm rộ khi ra mắt, nhưng vẫn gây được sự chú ý so với những phim khác ra cùng thời điểm. Vậy yếu tố nào đã giúp bộ phim thu hút được sự quan tâm của khán giả ngay từ trước khi bộ phim được ra mắt.
Trailer Cỗ máy tử thần
Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những điều tạo nên sức hút đặc biệt của Cỗ máy tử thần.
1. Đội ngũ tên tuổi và giàu kinh nghiệm
Cỗ máy tử thần được tạo ra bởi đội ngũ huyền thoại đã đem đến cho chúng ta series Lord of The Rings: nhà sản xuất và đạo diễn Peter Jackson, người chịu trách nhiệm phần kỹ xảo và đạo diễn Cristian Rivers, cùng với bộ ba đã viết lên kịch bản cho cả ba phần Chúa Nhẫn. Peter Jackson cũng là người đồng viết kịch bản với Philippa Boyens, người đã cùng ông viết kịch bản cho huyền thoại Lord of The Rings. Vị đạo diễn tài năng này cũng tham gia hỗ trợ trong cương vị đạo diễn bộ phim và lần đầu thử sức với vị trí quay phim.
Đạo diễn Peter Jackson và đạo diễn Christian Rivers
2. Chuyển thể từ tiểu thuyết ăn khách cùng tên
Trong những năm gần đây, thể loại phim giả tưởng hậu tận thế đã trở nên dần quen thuộc với khán giả, điển hình nhất là thành công của series Đấu trường sinh tử ( The Hunger Games) được ra mắt năm 2009. Cỗ máy tử thần cũng thuộc thể loại phim hậu tận thế với bối cảnh hằng trăm năm sau khi nền văn minh sụp đổ bởi một thảm họa diệt vong, bộ phim là cuộc hành trình phiêu lưu và trả thù cho cái chết của mẹ nhân vật nữ chính Hester Shaw cùng nhóm những chiến binh nổi loạn.
Trong thế giới giả tưởng của Cỗ máy tử thần, các thành phố được trang bị thành những cỗ máy biết di chuyển trong đó London, thành phố lớn nhất được gọi là Traction Cities với sự thống trị tàn ác bắt đầu chi phối những thành phố nhỏ hơn.
Tiểu thuyết gốc Mortal Engines
Hester Shaw và Tom Natsworthy, những nạn nhân của của cuộc chiến này đã cùng nhau tập hợp những chiến binh trẻ tuổi để chống lại Thaddeus Valentine, người đứng đầu cộng đồng Sử Gia (Historian) và cũng là người đã lấy mạng mẹ của Hester.
Nhân vật chính Hester Shaw với tạo hình cùng chiếc khăn bịt mặt màu đỏ giống trong truyện gốc
Thaddeus Valentine
3. Phim được quay tại New Zealand
Đạo diễn Peter Jackson là một người New Zealand và vô cùng yêu quê hương. Cả 2 loạt phim đình đám của ông là Lord of The Rings và The Hobbit đều được quay tại Bắc New Zealand. Điều này cũng giúp New Zealand trở nên nổi tiếng và trở thành điểm đến yêu thích của khách du lịch. Gần 1000 người đã tham gia vào quá trình quay Cỗ máy tử thần và 98% trong số đó cũng là người New Zealand. Đạo diễn Peter Jackson cho biết với bối cảnh hoành tráng cùng với những cỗ máy thành phố rộng lớn của hậu tận thế, New Zealand hoàn toàn phù hợp với những khung cảnh tuyệt đẹp đậm chất sử thi.
New Zealand với thiên nhiên rộng lớn hùng vĩ phù hợp với bối cảnh phim
4. Kỹ xảo hoành tráng từ người đoạt giải Oscar
Christian Rivers, chuyên gia kỹ xảo điện ảnh người New Zealand, người đã đoạt giải Oscar cho phần kỹ xảo của bom tấn King Kong đã gia nhập đoàn phim với vai trò đạo diễn chính. Tài năng về việc xử lý kỹ xảo của ông đã được ghi nhận bằng nhiều giải thưởng danh giá khác bên cạnh Oscar của hiệp hội xử lý kỹ xảo Mỹ qua hai seriesphim The Lord of The Rings và The Hobbit. Christian cũng là cộng sự lâu năm và có mối quan hệ khăng khít với đạo diễn Peter Jackson nên phong cách quay phim và dựng phim của anh cũng đẹp mắt như người cộng sự của mình.
Kỹ xảo đẹp mắt mãn nhãn của Cỗ máy tử thần
Và đó là vài điều cần biết để hiểu rõ hơn về Cỗ máy tử thần và sức hút của bộ phim đối với khán giả và giới phê bình. Dưới bàn tay tài năng của ekip chuyên nghiệp, Mortal Engines chắc chắn đã làm hài lòng khán giả với những màn kỹ xảo hoành tráng và nội dung phim mới lạ, đầy lôi cuốn.
Cỗ máy tử thần hiện đang chiếu tại các rạp chiếu phim trên toàn quốc.
Theo tiin.vn
Dominic Monaghan tham gia bộ phim 'Star Wars: Episode IX' Diễn viên này từng có mặt trong bộ phim truyền hình nhiều tập Lost của đạo diễn J.J. Abrams và bộ 3 phim Lord of the Rings của đạo diễn Peter Jackson. Một nguồn tin thân cận với các nhà sản xuất Star Wars: Episode IX đã khẳng định với tờ The Hollywood Reporter Dominic Monaghan sẽ có mặt trong tập mới nhất...