Tại sao lãnh đạo Trung Quốc và Đài Loan lại gặp mặt ở Singapore?
Nếu như cuộc gặp mặt lịch sử cuối tuần qua giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và người đứng đầu chính quyền Đài Loan Mã Anh Cửu mang nhiều tính biểu tượng thì địa điểm diễn ra cuộc gặp mặt này cũng vậy, đó là quốc đảo Singapore.
Quốc gia chỉ rộng như một thành phố này chủ yếu có nguồn gốc từ những người Trung Quốc nhập cư từ thế kỷ 19, vì vậy Singapore vẫn duy trì mối quan hệ chặt chẽ với cả đại lục và Đài Loan và là một hình mẫu mà người Trung Quốc luôn muốn hướng đến: có giáo dục, khôn ngoan, kiên nhẫn và sung túc. Có lẽ điều quan trọng nhất đối với Bắc Kinh là Singapore đã tạo ra một dân tộc “dễ tính”, không dò xét hay can thiệp vào câu chuyện nội bộ của nước khác.
Singapore là nước có quan điểm chính trị trung lập. Nguồn: AP
Có một số điều không thể chối cãi rằng Singapore đã làm rất tốt. Một đô thị sầm uất với dân số 5,5 triệu người, con số quá nhỏ bé so với 1,4 tỷ người Trung Quốc và chỉ bằng 1/4 dân số 23 triệu người của Đài Bắc, nhưng lại nắm giữ một nền kinh tế nội trội trong bối cảnh u ám toàn cầu, với GDP tăng trưởng đều trong quý ba vừa qua. Singapore có tỷ lệ người dân biết chữ tới 97%, 90% người dân có nhà riêng và là một trong những quốc gia có tỷ lệ tội phạm thấp nhất thế giới.
Hơn 20 năm trước, Trung Quốc và Đài Loan cũng đã tổ chức cuộc gặp mặt đầu tiên tại đây. Và hôm 7/11 vừa qua, ông Tập Cận Bình và Mã Anh Cửu đã bay tới Singapore để cùng ngồi vào bàn họp, lần đầu tiên kể từ năm 1949.
Liu Hong, Chủ nhiệm trường Khoa học xã hội và nhân văn, thuộc ĐH Công nghệ Nanyang, phân tích: “Hai nhà lãnh đạo quyết định gặp mặt ở Singapore một lần nữa cho thấy tầm quan trọng của vấn đề. Singapore không chỉ là trung tâm quốc tế mà sự trung lập về chính trị tạo nên một cơ sở vững chắc cho cuộc gặp mặt giữa Trung Quốc và Đài Loan”.
Video đang HOT
Lý Quang Diệu, Thủ tướng đầu tiên và là kiến trúc sư của nước Singapore hiện đại, từng là người thương thuyết giữa Trung Quốc và phương Tây, luôn bảo vệ các giá trị của Khổng Tử về kỷ cương và chủ nghĩa độc đoán, đồng thời cho rằng phương Tây không nên chỉ trích về quyền tự do ngôn luận ở đây.
Lãnh đạo Trung Quốc và Đài Loan gặp nhau tại Singapore. Nguồn: AP
Thương mại giữa hai nước cũng gia tăng khi Trung Quốc phát triển chính sách mở cửa, mặc dù Singapore chỉ thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ với Bắc Kinh sau người hàng xóm khá lớn, là Indonesia. Trong những năm gần đây, Singapore đã trở thành nhà đầu tư lớn nhất của Trung Quốc sau Hong Kong và Đài Loan, với tổng trị giá lên tới 72 tỷ USD. Đài Bắc và Singapore cũng là những đối tác thương mại chính của nhau.
Trong những năm vừa qua, Singapore đóng vai trò là nước chủ nhà của hàng trăm hội nghị, diễn đàn an ninh quốc tế, các cuộc hội thảo tài chính quy mô lớn và cả các sự kiện thể thao. Mặc dù gần đây, người dân Singapore cũng lên tiếng chỉ trích một số chính sách của chính phủ, song phần lớn họ đều khá hờ hững trước những vấn đề mang tính toàn cầu.
Lãnh đạo Singapore bằng cách nào đó đã tận dụng được lợi thế này và thành công trong việc duy trì mối quan hệ tốt với cả Trung Quốc và Đài Loan. Sợi dây sắc tộc đã gắn kết cả ba, hơn 70% dân số Singapore là người gốc Trung Hoa.
“Tất cả đều có nguồn gốc từ Trung Quốc. Singapore có một vai trò đặc biệt trong chính sách đối ngoại của Bắc Kinh”, Chen Gang, nhà nghiên cứu đến từ Viện Đông Á, ĐH Quốc gia Singapore, nói.
Mặc dù được coi là cuộc gặp lịch sử, song buổi gặp gỡ giữa ông Tập và ông Mã hôm 7/11 vừa qua không được kỳ vọng đem lại nhiều tiến triển. Không có hiệp định nào được ký kết cũng như không có một tuyên bố chung nào được đưa ra. Thay vào đó, lãnh đạo Trung Quốc và Đài Loan chỉ nói về việc duy trì hòa bình và vị thế. Đây là những vấn đề mà Singapore hiểu rất rõ.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Associated Press (AP) của Mỹ. Đây là hãng tin lớn nhất trên thế giới, có trụ sở tại New York. AP cũng là một trong những nguồn cung cấp tin tức lớn nhất cho các tờ báo, đài truyền hình và đài phát thanh trên thế giới.
Tuệ Minh (Lược dịch)
Theo infornet
Trung Quốc cân nhắc đề nghị Mỹ dẫn độ các đối tượng tình nghi tham nhũng
Tờ Finacial Times ngày 20/3 đưa tin ông Vương Kỳ Sơn, Trưởng ban Kiểm tra Kỷ luật trung ương Trung Quốc, đang có kế hoạch tới Mỹ trong năm nay để thảo luận về việc dẫn độ các đối tượng tình nghi tới tham nhũng.
Một số nguồn tin thân cận với gia đình ông Vương Kỳ Sơn cho biết công tác chuẩn bị cho chuyến đi Mỹ chưa được chốt lại.
Ông Vương Kỳ Sơn (Ảnh: Bloomberg)
Đây sẽ là chuyến đi đầu tiên của người đứng đầu Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc tới Mỹ.
Giới quan sát đánh giá chuyến đi của ông Vương Kỳ Sơn sẽ tiếp tục là điểm nhấn trong chiến dịch chống tham nhũng mà chính phủ Trung Quốc đang phát động.
Ông Peter Mattis, chuyên gia về an ninh Trung Quốc của Tổ chức Jamestown, cho rằng: "Nếu ông Vương tới Mỹ với tư cách người đứng đầu Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc, sẽ chỉ có lý do chính là thảo luận về những trường hợp các đối tượng tình nghi tham nhũng đang xin tị nạn ở Mỹ".
Trong thời gian qua, ông Vương Kỳ Sơn đã nổi lên như "cánh tay phải" của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chiến dịch chống tham nhũng ở Trung Quốc.
Danh tiếng trong sạch cùng tính cách "sẵn sàng chiến đấu" của ông Vương Kỳ Sơn được giới quan sát đánh giá là những yếu tố cần thiết cho cuộc chiến chống tham nhũng mà người dân Trung Quốc đang rất kỳ vọng hiện nay.
Không những vậy, khả năng ngoại giao và mối quan hệ khi ông từng giữ chức đồng chủ tọa cuộc Đối thoại Kinh tế và Chiến lược Trung - Mỹ trong giai đoạn 2009-2012 được Bắc Kinh hy vọng có thể sẽ giúp nước này đạt được thỏa thuận với Washington về việc dẫn độ các đối tượng tình nghi tới tham nhũng.
Ng ọ c Anh
Tổng hợp
Theo Dantri
Chủ tịch Trung Quốc sẽ thăm Mỹ vào tháng 9 Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ có chuyến thăm cấp nhà nước tới Mỹ đầu tiên vào tháng 9 năm nay, sau khi ông nhận lời mời do đích thân Tổng thống Barack Obama đưa ra trong cuộc điện đàm hôm 10/2. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) đến Mỹ gặp không chính thức với Tổng thống Obama (phải)...