Tại sao lại là Tân Cương?
Các tổ chức khủng bố tại Trung Quốc ngày càng phức tạp trong khi những nỗ lực chống lại chủ nghĩa này đang dần rơi vào bế tắc.
Các vụ khủng bố tại Trung Quốc
Trong một năm trở lại đây, đã có nhiều vụ tấn công khủng bố tại Trung Quốc các nhóm Hồi giáo cực đoan tiến hành. Báo chí đã nói nhiều, xin chỉ điểm lại vắn tắt một sô trường hợp điển hình.
Tháng 10/2013, các phần tử cực đoan đã tiến hành một hành động khủng bố táo tợn ngay tại Trung tâm Bắc Kinh – trên quảng trường Thiên An Môn. Ba kẻ đánh bom cảm tử trên một chiếc xe mang biển số Tân Cương đã lao vào đám đông khách du lích đang đi dạo tại cửa Tử Cấm Thành . Sau va chạm, xe bốc cháy và phát nổ khiến 2 khách du lịch và những kẻ ngồi trong xe đã thiệt mạng, 40 người bị thương.
Tháng 3/2014, cả Trung Quốc lại chấn động khi biết tin về vụ khủng bố tại nhà ga Côn Minh. Một nhóm tội phạm trang bị dao găm mặc quần áo đen đã tấn công khách chờ tàu gần quầy bán vé. Kết quả: 29 người chết và 143 người bị thương.
Ngày 30 /4/2014, mục tiêu của những kẻ cực đoan lại là ga đường sắt ở Urumchi (thủ phủ Tân Cương). Hai kẻ tấn công và 1 hành khách thiệt mạng, gần 80 người bị thương. Đúng 1 tuần sau, lại một vụ khủng bố nữa, nhưng lần này là tại một ga ở Quảng Châu và cũng bằng dao găm, 6 người bị thương.
Huấn luyện chống khủng bố
Ngay sau khi chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến thanh sát Tân Cương (01/5) và yêu cầu các cơ quan bảo vệ pháp luật địa phương phải “trấn áp quyết liệt chủ nghĩa cực đoan và chủ nghĩa khủng bố” thì tại Urumchi lại xảy ra 2 vụ khủng bố lớn.
Ngày 22/5/2014, vào giờ cao điểm buổi sáng, 2 chiếc xe ô tô đã lao vào một đám đông trên một chợ gần một công viên thành phố Urumchi. Theo số liệu chính thức đã có 39 người thiệt mạng, hơn 90 người bị thương. 4 kẻ khủng bố chết tại chỗ, một bị bắt giữ.
Trên đây là những vụ chúng ta biết được qua các thông tin đại chúng, còn trên thực tế là bao nhiêu, không ai có thể biết chính xác.
Ngày 25/5/2014, Bộ an ninh xã hội Trung Quốc đã quyết định tiến hành chiến dịch một năm chống chủ nghĩa khủng bố. Chiến trường chính sẽ là khu tự trị Tân Cương – Duy Ngô Nhĩ (Tân Cương là địa danh, còn Duy Ngô Nhĩ là tên một dân tộc)
Tại sao lại là Tân Cương?
Đây là một câu chuyện rất dài, chỉ xin nói vắn tắt.
Về người Duy Ngô Nhĩ – người Duy Ngô Nhĩ sống tại Tân Cương có đặc điểm nhân chủng học, ngôn ngữ, văn hóa, tôn giáo khác hẳn người Hán. Người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi dòng Sunny (cùng dòng với Saddam Hutsen – Iraq), nói ngôn ngữ nhánh “Altai”, sử dụng chữ cái Arập, – về mặt chủng tộc – là tộc người giao thoa giữa hai chủng tộc là Mongoloid và Europeoid.
Vụ khủng bố tại quảng trường Thiên An Môn
Video đang HOT
Còn về khu vực Tân Cương – các triều đại Trung Quốc tiến hành nhiều cuộc chiến chinh phục Đông Turkestan (Tân Cương) đã hơn 2.000 năm. Đấy là các cuộc chiến tranh đẫm máu và có lúc thắng lúc thua. Mãi đến giữa thế kỷ thứ XVIII, vương quốc Dzungarsk mới bị tiêu diệt và vùng lãnh thổ của các cư dân Hồi giáo này mới bị sát nhập vào đất của nhà Thanh. Ngay sau đó, nhà Thanh đã tiến hành Hán hóa, đàn áp người Hồi giáo một cách thô bạo và người Duy Ngô Nhĩ đã tiến hành rất nhiều cuộc khởi nghĩa để chống lại.
Cuộc đấu tranh đòi giải phóng dân tộc của người Duy Ngô Nhĩ kéo dài đến tận thế kỷ XX. Những năm 1933-1934, tại khu vực Tân Cương đã thành lập Nước cộng hòa Hồi giáo Đông Turkestan (hay còn gọi là Uygurstan- Duy Ngô Nhĩ), còn trong các năm 1944-1949, Nước cộng hòa cách mạng Đông Turkestan.
Cả hai nước cộng hòa này đều có mối quan hệ kinh tế và chính trị mật thiết với Liên Xô và được Liên Xô ủng hộ. Trong những năm 1934 đến năm 1944, mặc dù về mặt hình thức, Tân Cương đã thuộc về Trung Quốc nhưng khu vực này vẫn thực hiện một chính sách độc lập cả về chính trị lẫn kinh tế.
Nhưng cuối cùng, bất chấp mong muốn của đại đa số giới tinh hoa Tân Cương muốn sát nhập vào Liên Xô, I. Xtalin đã trao Tân Cương cho Mao Trạch Đông.
Phong trào đòi ly khai khỏi Trung Quốc của người Duy Ngô Nhĩ lại phát triển mạnh sau khi Liên Xô sụp đổ và ngày càng mang nhiều màu sắc tôn giáo và chủ nghĩa dân tộc. Hiện nay có 9/10 tổng số người Duy Ngô Nhĩ sống trên lãnh thổ Trung Quốc, 1/10 còn lại sống tản mát trên khắp thế giới.
Diễn tập chống khủng bố
Từ khi chính thức sát nhập Tân Cương, chính quyền Bắc Kinh thực hiện chính sách “Phi Hồi giáo hóa” như cấm phụ nữ đeo khăn đen trùm mặt, cấm đàn ông để râu… ), khuyến khích “Hán hóa” (cho người Hán di cư đến đây) vùng đất trước đây của người Hồi giáo (hiện nay, người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương chỉ còn chiếm 45% dân số, còn người Hán đã chiếm tới 40%).
Quyền lực thục sự không nằm trong tay tỉnh trường là người Duy Ngô Nhĩ mà là tổ chức Đảng ở đây (người Duy Ngô Nhĩ không có đại diện), người Hán được ưu tiên trong việc cấp tín dụng, phân chia phúc lợi xã hội và các nhận các ưu đãi béo bở khác, mức sống trung bình của người Hán cũng cao hơn (tuy nhiên, cũng phải công nhận một sự thật là Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều cho khu vực khó khăn này).
Trung Quốc làm gì để đối phó với mối đe dọa khủng bố
Các chuyên gia đều có chung một nhận định là chủ nghĩa khủng bố đang trở thành một vấn đề hết sức nghiêm trọng đối với Trung Quốc. Các cuộc tấn công của các phần tử Hồi giáo cực đoan ngày càng trở nên thường xuyên hơn, được chuẩn bị và tổ chức tốt hơn và ngày càng có nhiều nạn nhân hơn.
Chính quyền Trung Quốc đã áp dụng nhiều biện pháp để đối phó với vấn nạn này nhưng không phải tất cả các biện pháp đều có hiệu quả.
Xin điểm qua một số biện pháp:
1. Tăng ngân sách: Ngân sách chi cho công tác chống khủng bố đã được tăng đáng kể. Trong các năm 2011-2013, khoản chi cho giữ ổn định trong nước đã vượt quá ngân sách chi cho quốc phòng. Năm nay, ( 2014) là năm đầu tiên Chính phủ Trung Quốc công khai khoản chi cho đảm bảo an ninh nội địa lấy từ ngân sách Trung ương với tổng số là 205 tỷ nhân dân tệ (33,3 tỷ đôla).
Con số thực chi chắc chắn còn lớn hơn nhiều nếu tính đến ngân sách của các tỉnh và các cơ quan an ninh địa phương dành cho nội dung tương tự: năm 2013, tổng ngân sách chi cho “củng cố ổn định” là 769,1 tỷ nhân dân tệ (130 tỷ đôla). Năm nay, 2014 – chắc chắn con số này sẽ không ít hơn.
2. Tăng cường các biện pháp đảm bảo an ninh: Lực lượng chính chống khủng bố chính là lực lượng chuyên trách. Trong những ngày này, người dân Bắc Kinh có thể chứng kiến các phương tiện kỹ thuật mới và các cách thức chống khủng bố mới.
Chính quyền thành phố đã quyết định triển khai các phân đội cơ động tại những vị trí chủ chốt, nhạy cảm – gần các tòa nhà cơ quan chính phủ, các phố có các khu trung tâm thương mại sầm uất và những nơi tập trung đông người. Mỗi phân đội như vậy có 9 cảnh sát và 4 dân phòng (hoặc những người tình nguyện).
Lực lượng quân đội của Trung Quốc tuần tra sau một vụ tấn công khủng bố ở Tân Cương
Trong trường hợp khẩn cấp, đội này phải có mặt tại hiện trường không chậm hơn 3 phút sau khi nhận được tín hiệu.
Việc kiểm soát các phương tiện giao thông cũng được tăng cường. Các ga tàu điện ngầm bị kiểm soát nghiêm ngặt ở cửa vào. Trung Quốc tăng cường trang bị phương tiện kỹ thuật, công tác huấn luyện cho các cơ quan chịu trách nhiệm chống khủng bố, tăng cường áp dụng các biện pháp nghiệp vụ, kỹ thuật để ngăn ngừa hoặc điều tra nhanh các vụ khủng bố.
3. Áp dụng một số biện pháp “đặc sắc Trung Quốc”
Ngoài lực lượng chuyên trách, Trung Quốc đã huy động lực lượng tình nguyện đông đảo (dân phòng, đội tự quản v.v), kể cả các lái xe tắc xi. Nhiệm vụ của những người “tình nguyện” này nhiều khi cũng rất “đặc sắc Trung Quốc”, nhất là khi Trung Quốc tổ chức các sự kiện chính trị lớn như hội nghị Ban chấp hành Trung ương hoặc họp Quốc hội, xin dẫn một vài ví dụ:
Trong thời gian diễn ra đại hội thứ XVIII Đảng cộng sản Trung Quốc tháng 11/2012, tất cả các lái xe tắc xi được yêu cầu tháo tay quay nâng hạ cửa kính cạnh ghế ngồi của hành khách. Tại sao lại như vậy? – để đề phòng trường hợp những nhân vật bất đồng chính kiến tung truyền đơn từ các cửa xe ô tô. Các lái xe taxi cũng được yêu cầu để mắt đến các hành khách mang bóng bay và kịp thời ngăn chặn bất cứ mưu toan nào thả bóng bay qua cửa kính ô tô.
Trước đó (thời gian diễn ra Đại hội Đảng), để mua được các máy bay lên thẳng đồ chơi điều khiển bằng sóng vô tuyến tại tất cả các cửa hàng ở Bắc Kinh, khách hàng phải xuất trình chứng minh thư. Logic của quyết định này chắc cũng giống như đối với bóng bay: trò chơi biết bay này có thể mang một cái gì đó có hại cho chế độ (thả truyền đơn chẳng hạn).
Cả dao làm bếp cũng chịu chung số phận – trước mỗi kỳ hội nghị Trung ương, dao làm bếp đều biến mất khỏi các quầy hàng. Lý do cũng không khó giải thích- do Trung Quốc kiểm soát vũ khí nóng rất chặt nên dao làm bếp rất có thể trở thành một loại vũ khí tấn công hữu hiệu.
Tình trạng tương tự cũng đã xảy ra trong thời gian diễn ra Olympics năm 2008 ở Bắc Kinh.
Vào năm 2009, trong dịp lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Chính quyền Trung Quốc đã ra lệnh cấm thả chim bồ cầu và thả diều tại thủ đô Bắc Kinh. Công tác kiểm soát tần số sóng vô tuyến cũng được đặc biệt chú ý. Chính nhờ “sự cảnh giác” này mà các cơ quan chức năng đã phát hiện một đài phát lạ đang phát đi những tín hiệu khó hiểu trên tần số dành riêng cho quân đội.
Tuy nhiên, sau khi áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để điều tra thì những kẻ vi phạm không phải là những phần tử chống đối mà là các nhà sư ở một ngôi chùa ở ngoại ô Bắc Kinh – họ đã lắp đặt một hệ thống quan sát video không dây quanh chùa và vô tình sử dụng tần số vô tuyến dành riêng cho quân đội.
Các nhà sư cũng được khuyến khích tham gia cuộc chiến chống khủng bố. Mới đây nhất, báo chí Trung Quốc đưa tin về việc một nhà sư ở thành phố Hàng Châu đã trở thành nhà hoạt động tôn giáo đầu tiên thành lập một tổ chức riêng chống khủng bố. Tham gia đội chống khủng bố của ông có 20 nhà sư tuổi từ 20 đến 40 và khoảng 30 nhân viên bảo vệ. Vũ khí của đội là lá chắn, dùi cui và các bình khí …
Cảnh sát Trung Quốc giải cứu con tin
Kiểm soát chặt việc dùng can mua xăng: Các cá nhân hoặc tổ chức nếu muốn mua xăng bằng can phải viết đơn xin phép cảnh sát trước. Có lẽ điều này liên quan đến vụ khủng bố trên quảng trường Thiên An Môn (trong xe ô tô của họ cảnh sát đã phát hiện nhiều can). Cảnh sát cũng khẳng định là các phần tử cực đoan này đã mua 400 lít xăng trước khi tiến hành vụ khủng bố.
Tại tỉnh Liêu Ninh, muốn mua bao diêm phải trình chứng minh thư hoặc các giấy tờ tùy thân khác.
Lắp còi hú báo động tại các buồng vệ sinh ở các nhà ga: Buồng vệ sinh được gắn nút bấm gọi cảnh sát từ bên trong. Khi ấn nút này, cửa buồng vệ sinh sẽ tự động đóng lại và còi báo động bên ngoài sẽ hú. Chỉ có đội cảnh sát có vũ trang mới có thể mở được cửa buồng vệ sinh. Đối với những người dân từ thành phố khác và người nước ngoài thì những buồng vệ sinh như thế này có thể trở thành một cái bẫy thật sự: chỉ cần nhầm cần xả nước với nút báo động là anh đã trở thành tù nhân bất đắc dĩ. (các buồng vệ sinh như vậy đã được dọn đi)
Hiệu quả đến đâu?
Chính quyền Trung Quốc đã áp dụng rất nhiều biện pháp cứng rắn nhằm ổn định tình hình ở Tân Cương như áp dụng tình trạng khẩn cấp, kiểm duyệt báo chí, cắt mạng internet, điện thoại di động , đóng vửa tạm thời các nhà thờ Hồi Giáo và đôi khi còn cấm xe tô tô tham gia giao thông , bắt giam những người chống đối (ngay cả bà Rabia Kadir – người Duy Ngô Nhĩ, đại biểu quốc hội Trung Quốc).
Đồng thời, chính quyền Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều tiền của cho khu vực này để xây dựng nhà máy, cơ sở hạ tầng, tạo công ăn việc làm v.v .
Nhưng theo nhà Đông phương học Nga Said Gafurov thì những năm gần đây phong trào ly khai tại Tân Cương đã có những thay đổi mạnh. Nếu như trước đây người Duy Ngô Nhĩ chỉ đấu tranh để con cái họ được học bằng tiếng mẹ đẻ thì hiện nay chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan đang dần thay thế chủ nghĩa dân tộc và Trung Quốc đang phải đối mặt với chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan và chủ nghĩa khủng bố mang sắc thái “thánh chiến “.
Cũng theo Said Gafurov thì để chống chủ nghĩa cực đoan Hồi Giáo thì chỉ đầu tư tiền của thôi chưa đủ. Vấn đề “nằm ở trong đầu người dân”, – còn để giải quyết vấn đề này như thế nào – cần phải có thêm những giải pháp khác.
Theo Đất Việt
13 người bị bắn chết trong một vụ tấn công đồn cảnh sát ở Tân Cương
13 người đã bị bắn chết ở Khu tự trị Tân Cương vào ngày 21.6, sau khi lái xe tông vào đồn cảnh sát và kích ngòi thuốc nổ.
Cảnh sát vũ trang Trung Quốc tuần tra Urumqi, thủ phủ Khu tự trị Tân Cương - Ảnh: AFP
"Những tên tội phạm đã lái xe hơi tông vào đồn cảnh sát, rồi kích ngòi thuốc nổ và cảnh sát đã bắt chết 13 tên tội phạm ở thành phố Kashgar thuộc Tân Cương", AFP dẫn lại website chính quyền địa phương vùng Thiên Sơn, Tân Cương.
Có 3 cảnh sát bị thương và không có ai khác thiệt mạng sau vụ tấn công. Vẫn chưa rõ những người tấn công này sử dụng một hay nhiều khối thuốc nổ, theo AFP.
Tân Cương là nơi tập trung nhiều người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ. Trung Quốc lâu nay lên án những phần tử Hồi giáo ly khai cực đoan tại đây đã tiến hành các vụ tấn công khủng bố ở Trung Quốc, theo Reuters.
Những phần tử khủng bố thời gian gần đây đã tăng cường các cuộc tấn công chớp nhoáng, sử dụng các loại vũ khí đơn giản như dao, bom tự chế... ở khắp Trung Quốc, nhắm vào nơi đông người, từ nhà ga xe lửa cho đến đồn cảnh sát, cũng theo chính quyền Trung Quốc.
Hàng chục nghi phạm khủng bố ở Tân Cương bị bắt giữ trong những năm gần đây, bị tố cáo tuyên truyền chủ nghĩa cực đoan, tàng trữ vũ khí trái phép, theo Reuters.
Theo Thanh Niên
Trung Quốc chật vật trấn an dân chúng trước bất ổn gia tăng "...Đó chỉ là ảo tưởng...Có vài người không tin tưởng đầu tư, những người mà tôi cho rằng họ chẳng khôn ngoan, Sau này họ sẽ phải hối tiếc". Đây là một trong những lời phát biểu trấn an nhân dân của một cán bộ Trung Quốc, vào lúc xảy ra nhiều vụ đánh bom và tấn công bằng dao, khiến toàn Trung...