Tại sao kim loại bắn ra tia lửa trong lò vi sóng?
Sáng sớm, bạn thức dậy với đôi mắt lờ đờ ngái ngủ và chỉ chăm chăm đi tìm phần bột yến mạch ăn liền để ăn sáng.
Bạn đặt bát yến mạch vào lò vi sóng, nhấn nút khởi động và đột nhiên hoảng loạn khi màn trình diễn pháo hoa mini xuất hiện trong nhà bếp của bạn. Cái thìa – bạn quên nó trong bát!
Vui lòng không thử tại nhà
Mặc dù trong các bộ phim mà bạn vẫn thường xem, những cảnh tóe lửa điện như thế này sẽ dẫn đến một vụ nổ dữ dội nhưng sự thật là việc đặt một chiếc thìa vào lò vi sóng không hề nguy hiểm. Vậy tại sao kim loại lại tạo ra tia lửa khi chịu tác động từ một trong những phát minh thần kỳ của công nghệ giữa thế kỷ 20?
Để trả lời điều đó, trước tiên chúng ta cần hiểu lò vi sóng hoạt động như thế nào. Aaron Slepkov, nhà vật lý tại Đại học Trent ở Ontario nói “Lò nướng vi sóng nhỏ hoạt động dựa vào một thiết bị từ tính, một ống chân không qua đó từ trường được tạo ra và truyền đi. Thiết bị quay các electron xung quanh và tạo ra sóng điện từ với tần số 2,5 gigahertz (hay 2,5 tỷ lần mỗi giây),”
Ông cũng cho biết thêm rằng mỗi vật liệu đều có một tần số cụ thể mà tại đó, nó hấp thụ ánh sáng đặc biệt tốt. Trong trường hợp là nước, tần số là 2,5 gigahertz. Vì hầu hết những thứ chúng ta ăn đều chứa đầy nước, những thực phẩm đó sẽ hấp thụ năng lượng từ lò vi sóng và nóng lên.
Sự thật thú vị là 2,5 gigahertz không phải là tần số hiệu quả nhất để làm ấm nước. Đó là bởi vì công ty đã sáng chế ra lò vi sóng, Raytheon, nhận thấy rằng các tần số hiệu quả cao đều có thể làm tốt việc này. Các phân tử nước ở lớp trên cùng của những thứ như súp sẽ hấp thụ tất cả nhiệt, vì vậy chỉ vài phần triệu inch bên trên sẽ sôi còn chỗ nước còn lại bên dưới lạnh như đá.
Bây giờ, chúng ta sẽ nói đến kim loại phát ra tia lửa. Slepkov giải thích rằng khi sóng vi ba tương tác với vật liệu kim loại, các electron trên bề mặt vật liệu bị tác động mạnh xung quanh. Điều này không gây ra bất kỳ vấn đề gì nếu kim loại có bề mặt trơn láng. Nhưng với những kim loại có cạnh, giống như ở các cây dĩa, các điện tích có thể chồng chất và dẫn đến tích tụ điện áp cao.
“Nếu nó đủ cao, nó có thể tách electron khỏi một phân tử trong không khí, tạo ra tia lửa và phân tử ion hóa (hoặc tích điện)”, Slepkov nói.
Các hạt ion hóa này hấp thụ sóng vi ba thậm chí còn mạnh hơn nước, vì vậy một khi tia lửa xuất hiện, nhiều sóng vi ba sẽ bị hút vào, ion hóa nhiều phân tử hơn nữa khiến tia lửa phát triển như một quả cầu lửa.
Thông thường, hiện tượng này chỉ xảy ra ở các vật kim loại có cạnh thô nhám. Đó là lý do tại sao “nếu bạn lấy lá nhôm và đặt nó trong một vòng tròn phẳng, nó không thể phát ra tia lửa. Nhưng nếu bạn vò nó thành một quả bóng, nó sẽ phát ra tia lửa ngay.”
Video đang HOT
Mặc dù những tia lửa này có khả năng gây hại cho lò vi sóng nhưng đồ ăn sẽ không bị ảnh hưởng gì cả (trừ trường hợp bạn thực sự quên thìa trong bột yến mạch).
Nho bốc lửa
Kim loại không phải là vật thể duy nhất có thể tạo ra tia lửa trong lò vi sóng. Có rất nhiều video thịnh hành trên mạng quay cảnh một nửa quả nho tạo ra tia lửa plasma ngoạn mục, Plasma là một loại khí của các hạt tích điện.
Nhiều giả thuyết gia đã cố gắng tìm kiếm một lời giải thích, chứng minh rằng nó chắc hẳn phải liên quan tới sự tích tụ điện tích như ở kim loại. Nhưng Slepkov và các đồng nghiệp đã tiến hành các thử nghiệm khoa học để đi đến tận cùng của hiện tượng.
“Những gì chúng tôi tìm thấy phức tạp và thú vị hơn nhiều”, ông nói.
Bằng cách lấp đầy các quả cầu hydrogel – một loại polymer siêu hấp thụ được sử dụng trong tã dùng một lần – với nước, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng hình học là yếu tố quan trọng nhất trong việc tạo ra tia lửa trong các vật thể giống như nho. Các quả cầu có kích thước bằng nho tình cờ là nơi tập trung đặc biệt tuyệt vời của sóng vi ba.
Kích thước của quả nho đã khiến bức xạ vi sóng tích lũy bên trong những quả nho, cuối cùng tạo ra đủ năng lượng để tách electron từ natri hoặc kali bên trong quả nho, tạo ra tia lửa phát triển thành plasma.
Nhóm nghiên cứu đã lặp lại thí nghiệm với trứng chim cút – có kích thước gần giống như quả nho – ban đầu là với trứng chim cút còn nguyên lòng và sau đó là trứng chim cút đã được tách lòng ra khỏi vỏ. Những quả trứng chứa đầy chất nhờn đã tạo ra các điểm nóng trong khi những quả trứng trống không tạo ra phản ứng gì cả. Điều này cho thấy để có thể tạo ra phản ứng lấp lánh tương tự kim loại, ta cần một buồng chứa nước, kích thước bằng quả nho.
Hoài Anh
Theo Live Science
Lò phản ứng sinh học làm từ tảo chỉ cao 2 mét thôi cũng có thể biến đổi cacbon tốt tương đương 4.000m2 rừng
Công ty Hypergiant có thể có chìa khóa cho việc giảm thiểu khí cacbon dioxit.
Tảo có thể đóng một vai trò rất bất ngờ trong cuộc chiến chống lại sự nóng lên toàn cầu.
Chiếc máy sử dụng tảo để giảm thiểu khí cacbon dioxit.
Vào thứ ba vừa qua, công ty công nghệ trí tuệ nhân tạo Hypergiant đã công bố cỗ máy sử dụng sinh vật dưới nước để hạn chế cacbon dioxit. Theo công ty này, "tảo là một trong những cỗ máy tốt nhất của thiên nhiên". Bằng cách kết hợp với hệ thống máy học, những người phát triển thiết bị này mong rằng có thể khai thác tiềm năng của nó một cách hiệu quả.
Không chỉ có thể, họ còn nói rằng hệ thống này - rộng và ngang gần một mét, cao hai mét - có thể biến đổi nhiều cacbon tương đương một mẫu Anh các loại cây, khoảng tầm hai tấn khí.
"Chúng ta coi các giải pháp cho sự thay đổi khí hậu dưới một tầm nhìn hạn hẹp", Ben Lamm, CEO của công ty có trụ sở tại Austin trả lời Inverse . "Cây là một phần của giải pháp nhưng cũng có những giải pháp sinh học khác cũng hữu ích. Tảo giảm lượng cacbon hiệu năng hơn cây rất nhiều, và có thể dùng để chế tạo ra các loại nhiên liệu sạch, nhựa, đồ ăn, phân bón, và hơn thế nữa."
Liệu tảo có thể giữ chìa khóa cho tương lai ?
Đây không chỉ là ý tưởng đầy tham vọng duy nhất đang được phát triển tại công ty Hypergiant - bao gồm 6 chi nhánh. Nhánh Thiên Hà đang ngắm tới việc xây dựng internet liên hành tinh bằng cách sử dụng vệ tinh như thiết bị lặp.
Tháng trước, công ti cũng phát triển một phiên bản mẫu cho một chiếc mũ giống Iron Man nhằm hỗ trợ các đội cứu hỏa và cứu hộ. Công ty mới được thành lập vào năm ngoái với những thành viên hội đồng như phi hành gia Andy Allen và nhà khoa học Bill Nye.
Lò phản ứng sinh học từ tảo của công ty Hypergiant là ý tưởng đang thiết thực hơn bao giờ hết. Cho dù đã chuyển sang các công nghệ xanh hơn, lượng carbon thải ra hàng năm đã tăng trong năm 2018 tới 37,1 tỉ tấn, sau hai năm khá cân bằng từ 2014 tới 2016.
Điều này đã tạo ra sự thay đổi khí hậu lớn, với năm 2018 là năm nóng thứ tư trong kỷ lục. Một vài nước, bao gồm cả Anh Quốc, đã đặt mục tiêu không có khí thải vào năm 2050.
Các nghiên cứu cho thấy khôi phục khu rừng có diện tích bằng Hoa Kỳ có thể giảm cacbon dioxit xuống 25%, chạm mức chưa từng thấy trong vòng một thế kỷ. Trong khi việc trồng cây có thể đóng vai trò trong quá trình đẩy lùi, có các phương pháp khác đang được phát triển như thu và tích trữ khí cacbon, cũng như các công nghệ tiệt trừ cacbon ra khỏi bầu khí quyển.
Cây có thể giúp giảm lượng cacbon trong không khí.
Lò phản ứng sinh học từ tảo: Một ví dụ về việc đẩy mạnh các quá trình tự nhiên
Tảo, theo công ty Hypergiant, cần ba yếu tố để phát triển: ánh sáng, nước và cacbon dioxit. Máy tính sẽ quan sát các yếu tố như ánh sáng, lượng cacbon dioxit đang có, nhiệt độ và hơn thế nữa để tối đa hóa lượng khí thu được nhờ tảo.
"Một cỗ máy này có thể thu vào lượng cacbon nhiều như một mẫu Anh rừng", Lamm nói. "Với đủ lượng thiết bị Eos, chúng ta có thể khiến cho lượng cacbon trong một thành phố được cân bằng hoặc thậm chí giảm, và với tốc độ nhanh hơn cây rất nhiều. Đấy là mục đích cần đạt được: các thành phố dễ sống hơn với một bầu không khí trong sạch cho tất cả mọi người."
Khi tảo hấp thu carbon dioxit, nó tạo ra sinh khối. Công ty cho rằng lượng sinh khối này có thể dùng cho nhiều ứng dụng, như dầu và mỹ phẩm. Một thành phố thông minh có thể sử dụng sinh khối và sử dụng nó làm nhiên liệu.
Chiếc máy đủ nhỏ để có thể được lắp đặt trong các tòa nhà, và Lamm trả lời FastCompany rằng bản thử nghiệm hiện giờ có thể được lắp cho hệ thống HVAC để lọc khí.
Từ đây, Hypergian đang có dự định đưa bản thiết kế cho các cộng đồng kỹ sư, với mục đích rằng họ sẽ chế tạo các thiết bị tương tự dành cho khu dân cư vào năm sau.
Hypergiant không phải là nhóm duy nhất đang phát triển các quá trình giảm bớt khí cacbon dioxit. Rob Mackenzie, giáo sư tại viện khoa học khí quyển của đại học Birmingham cũng đã giúp xây dựng một phòng thí nghiệm ngoài trời vào năm 2017 để quan sát sự phản hồi của cây với các mức cacbon dioxit cao hơn. Các cây sồi được bao phủ bởi các cột cao 24m liên tục nhả khí vào đó.
Trong tháng 8, MacKenzie đã nói trong chương trình radio Reasons to be Cheerful rằng trong ba mùa đầu, các cây đó đã tiếp nhận các lượng cacbon dioxit tốt hơn bình thường.
Trong khi các loại năng lượng sạch và thiết bị di chuyển bằng điện có thể giúp giảm lượng khí thải, cây và các phương pháp khác cũng đồng thời có thể cân bằng lượng cacbon có trong không khí.
Theo Trí thức trẻ
Máy bay chở khách 'rơi tự do' từ độ cao... 9.000m Tuần này, hành khách đi chuyến bay của hãng hàng không Mỹ Delta được một phen "rụng tim", khi chỉ trong vài phút chiếc máy bay mất độ cao hơn 9.000 mét trong không khí, một hiện tượng được mô tả là "rơi tự do" khi đang bay. Máy bay 'rơi tự do' trong không khí 9 ngàn mét làm mất áp suất...