Tại sao Kiev không mở chiến dịch tái chiếm?
Khi Mỹ-phương Tây không hy vọng chính quyền Kiev giành thắng lợi bằng quân sự thì Minsk-2 là sự lựa chọn ít tồi tệ nhất cho họ.
Dưới sự hậu thuẫn của Mỹ-phương Tây, chính quyền của Tổng thống Poroshenko với Thủ tướng Yatsenyuk ra đời trong một cuộc bầu cử ngày 26/10 và không lâu sau đó, ngày 2/11, cũng thông qua bầu cử, 2 nước cộng hòa ly khai tại miền Đông Ukraine là Donetsk và Lugansk (DPR và LPR) dưới sự hậu thuẫn của Nga cũng ra đời.
Chính quyền Kiev do Tổng thống Petro Poroshenko đứng đầu không thể chấp nhận ly khai mà coi họ là quân khủng bố và quyết tâm mở chiến dịch tiêu diệt, đã biến thành cuộc nội chiến đẫm máu. Cuộc nội chiến chỉ dừng lại bằng hiệp định Minsk-2 sau khi quân Kiev bị thất thủ tại Debaltsevo.
Vấn đề đặt ra là tại sao chính quyền Kiev với binh hùng tướng mạnh… lại không tái chiếm những vị trí chiến lược đã mất?
Nguyên nhân quân sự
Về góc nhình quân sự, đừng nói là đội quân ATO (trừng phạt khủng bố) gồm chủ yếu 3 thứ quân: APU (quân đội chính quy Ukraine); các tiểu đoàn trừng phạt (thuộc quyền các đầu sỏ chính trị) và lính đánh thuê nước ngoài… là yếu kém về lực lượng, vũ khí so với quân ly khai.
Điều đáng chú ý nhất là trong 16 tiểu đoàn trừng phạt của các đầu sỏ chính trị này được trang bị đầy đủ, thiện chiến và hung hãn. Tuy nhiên, bản chất là lính đánh thuê, cho nên, nếu gặp phải một đội quân mạnh hoặc bị no đòn trong trận nào đó là ý chí chiến đấu “tuột dốc không phanh”.
Trận đại bại tại Debaltsevo là dấu chấm hết cho ý chí chiến đấu của các tiểu đoàn trừng phạt và lính đánh thê nước ngoài. Bắt đầu từ đây, sự hung hăng và đồng tiền không làm mờ hình ảnh chết chóc, khủng khiếp ghê rợn mà đối phương có thừa khả năng giáng đến cho họ.
Tiền và mạng sống, họ lựa chọn mạng sống, do đó, đừng mong đội quân này sẽ quyết tử cho Ukraine quyết sinh.
Sau trận đại thắng Debaltsevo, quân số của DPR và LPR ngày càng tăng, rất nhiều quân tình nguyện gia nhập, họ dự kiến sẽ có 90.000 quân. Trong khi đó, Kiev tổng động viên lần 3 nhưng mới đạt 20% yêu cầu.
Cố vấn của Tổng thống Poroshenko, ông Yuri Biryukov cho biết: “Huy động quân đội bao gồm cả người nghiện, trốn hình sự và kẻ ngốc…”
Video đang HOT
Người lính tương lai của quân đội Ukraine như thế này thì làm sao có thể sử dụng vũ khí hiện đại của Mỹ để tái chiếm?
Người lính tương lai của quân đội Ukraine như thế này thì làm sao có thể sử dụng vũ khí hiện đại của Mỹ để tái chiếm?
Điều đáng thất vọng là dù quân đông đến 250.000 đi nữa, dù được Mỹ-NATO viện trợ vũ khí đi nữa mà lính không muốn đánh nhau, tinh thần không có, khả năng tổ chức chỉ huy tác chiến yếu kém…thì cũng không thành vấn đề với quân ly khai.
Thực tế qua 3 trận Ilovaysk, sân bay Donetsk và Debaltsevo đã chứng tỏ quân Kiev đông hơn, vũ khí có đủ từ Mỹ-NATO, nhưng thiếu tinh thần chiến đấu, yếu kém về chỉ huy tác chiến nên bại trận.
Tại Debaltsevo, khi bên trong có chừng 8-10 ngàn quân mà ATO, ngay cả giải vây cũng không làm nổi, thì chứng tỏ quân Donetsk lỳ đòn và rắn như thế nào.
Tình hiện hiện nay, khi quân số đã đến 90 ngàn quân, có đủ các thứ quân (trừ hải quân), tinh thần chiến đấu của quân ly khai miền Đông hừng hực khí thế. Quyết tâm tấn công Mariupol của họ là có thừa, là “vấn đề trong 2 tuần”, nếu như Minsk-2 không còn tác dụng.
Tranh thủ Minsk-2, quân ly khai miền Đông tăng cường huấn luyện quân sự, họ đã diễn tập đến cấp tiểu đoàn tấn công hợp đồng với xe tăng. Theo đại diện của Bộ quốc phòng DNR thì đây là “điều không thể tưởng tượng nổi trong những tháng đầu tiên của xung đột”.
Khi Mỹ-phương Tây chính thức không viện trợ vũ khí sát thương; nền kinh tế Ukraine đang bên bờ vực thẳm… thì trên cơ sở đó, không vị tướng nào lại hạ quyết tâm tổ chức tái chiếm dù có thừa ngu ngốc.
Kiev đang đối đầu với một đội quân thiện chiến, trang bị vũ khí hiện đại, tinh thần ý chí cao, có mục tiêu lý tưởng rõ ràng là một đội quân giải phóng chứ không phải là quân khủng bố như Kiev tuyên gọi.
Nguyên nhân chính trị
Hiện nay, chính quyền của Tổng thống Poroshenko là chính quyền thân Mỹ-phương Tây, của những đầu sỏ chính trị, trùm tài phiệt và nhóm phát xít từ Maidan…cho nên lợi ích nhóm cao hơn lợi ích quốc gia, chính quyền cao hơn chủ quyền lãnh thổ.
Điều này có nghĩa là mất Crimea hay mất miền Đông Ukraine không quan trọng bằng chính quyền của họ bị sụp đổ, không quan trọng bằng lợi ích của họ bị lung lay đe dọa.
Bằng chứng ư? Chẳng phải là đã có 2 nhà đầu sỏ chính trị đề xuất với Kiev “buông” DPR và LPR bằng “trưng cầu dân ý” đó sao và Hiệp định Minsk-2 như là chiếc ghế mà chính quyền của Tổng thống Poroshenko đang đứng trên đó với sợi dây thòng lọng treo cổ. Đạp bỏ chiếc ghế đi (tức đạp bỏ Minsk-2), chính quyền Kiev muốn lắm vì Minsk-2 là sự thua thiệt nhục nhã, nhưng mà hậu quả thế nào ai cũng biết.
Bằng chứng ư? Giới cầm quyền ở Kiev không có quốc thể. Chẳng có một quốc gia nào trên thế giới mà Thủ tướng, bộ trưởng, các đầu sỏ chính trị có thế lực trong chính quyền lại có quốc tịch là nước ngoài…ngoại trừ quốc gia được coi là vùng đệm (Thailand trong Hiệp ước Yalta sau thế chiến lần thứ 2 và Ukraine, ngay cả cái tên và hiện thực luôn là vùng đệm của Nga với các thế lực hung hãn ở phương Tây)…
Có thể nói, quốc gia Ukraine được “toàn vẹn lãnh thổ” dài nhất trong lịch sử bắt đầu từ năm 1990 cho đến ngày 23/2/2014, ngày mà chính quyền của Tổng thống Yanukovych bị lật đổ cùng với việc Crimea bị sáp nhập vào Nga, vẻn vẹn 24 năm.
Trong suốt 24 năm độc lập, Ukraine có đủ bộ máy nắm quyền lực nhưng luôn luôn khủng hoảng chính trị bởi các phe phái tranh dành quyền lực lẫn nhau khiến cho Ukraine không có một định hướng chiến lược phát triển và do đó thiếu mục tiêu chính trị rõ ràng.
Với Ukraine, từ trước đến nay, đáng buồn là khái niệm “độc lập” có nghĩa là được theo bên này hay bên kia. Một câu chuyện ngụ ngôn lưu truyền rằng, từ xa xưa, những bộ tộc ngây thơ ở Ukraina có lời mời mọc: “Đất của chúng tôi vừa rộng lớn vừa trù phú, nhưng ở đây lại không có luật lệ. Xin hãy đến đây và cai quản, trị vì vùng đất này”.
Vâng, họ đã đến, và Nga đã mai mỉa Ukraine như “bang thứ 51 của Mỹ”.
Vậy thì, quyết tâm chính trị của giới cầm quyền Kiev cao đến mức nào, đến đâu, trước việc lãnh thổ bị chia cắt mà muốn đòi lại, “tái chiếm”, họ sẽ chịu hậu quả nghiêm trọng, giá sẽ rất đắt mà có khi mất sạch?
Rõ ràng, khi các chính khách tầm cỡ như Thủ tướng mà cũng nhập tịch nước ngoài để hộ thân…thì Ukraine chỉ được họ coi như “thương trường”, nhưng khi đã thành “chiến trường” thực sự, nguy cơ ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế, tính mạng, thì họ sẽ tính toán theo cách của con nhà buôn.
Đã dùng lực lượng quân sự hòng đè bẹp quân ly khai nhưng thất bại ngược. Ý chí chiến đấu của binh lính không còn.
Đặc biệt khi Mỹ-phương Tây không tin tưởng và tắt hy vọng vào thắng lợi quân sự của Kiev; khi xác định giá trị Ukraine không lớn trên bàn cờ chiến lược của họ, họ đã cùng Nga tạo ra Hiệp định Minsk-2 thì đó là lựa chọn tuy xấu nhưng an toàn, không tồi tệ hơn cho chính quyền của Tổng thống Poroshenko.
Đến đây, một câu hỏi lớn đặt ra là Mỹ-phương Tây đã bỏ rơi chính quyền Kiev? Minsk-2 là một “nốt dừng”, phản ánh sự luống cuống của Mỹ và phương Tây trước động thái quyết đoán của Nga hay là phương án hòa bình tối ưu cho cuộc khủng hoảng Ukraine?
Theo Lê Ngọc Thống
Đất Việt
NATO chưa xác nhận rút vũ khí hạng nặng ở Đông Ukraine
Tướng Philip Breedlove, Tư lệnh Tối cao NATO tại châu Âu, nói rằng chưa thể xác nhận việc quân đội Kiev và lực lượng ly khai ở miền Đông Ukraine rút vũ khí hạng nặng khỏi vùng giới tuyến giữa.
Trả lời phỏng vấn kênh tuyền hình Ukraine "1 1", ông Breedlove nhìn nhận có thể theo dõi việc rút vũ khí hạng nặng của cả hai phía. Thế nhưng, điều gì xảy ra sau đó thì các quan sát viên đều không thể biết được, vì Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) không có khả năng tiếp cận các khu vực này.
Tướng Philip Breedlove - Tư lệnh Tối cao NATO tại châu Âu (Ảnh: Hương Giang/TTXVN)
Theo Tư lệnh tối cao NATO tại châu Âu, rất có thể số vũ khí này sẽ được chuyển đến các vị trí trước đây, hoặc cũng có thể được di chuyển để chuẩn bị cho các cuộc giao tranh trong tương lai.
Rút vũ khí hạng nặng khỏi đường giới tuyến là một trong những điều khoản then chốt nhất trong Thỏa thuận Minsk-2 đạt được hôm 12/2 vừa qua. Hôm 4/3 vừa qua, phái bộ giám sát đặc biệt của OSCE tại Ukraien (SMM) nói rằng tổ chức này không thể xác minh việc Cộng hòa Donetsk (DPR) và Lugansk (LPR) tự xưng đã hoàn tất việc rút vũ khí hay chưa. Các quan sát viên nói rằng, họ cần được tiếp cận các dữ liệu tổng thể, trong đó có có thông tin về các kho vũ khí và tuyến đường rút vũ khí.
Chính quyền Kiev nói rằng đã bắt đầu giai đoạn 2 của tiến trình rút vũ khí hạng nặng. Về phần mình, DPR và LPR tuyên bố đã rút hết vũ khí khỏi đường giới tuyến vào ngày 1/3 vừa qua, theo đúng thời hạn chót của thỏa thuận Minsk.
Theo Hoài Thanh/Sputniknews/baotintuc.vn
Lo Trung Quốc, Nhật Bản - Ấn Độ tăng cường hợp tác quân sự Việc hải quân Trung Quốc tăng cường hoạt động trên Ấn Độ Dương khiến chính quyền Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi phải nhanh chóng tìm cách hiện đại hoá lực lượng hải quân bằng cách mua thêm nhiều thiết bị quân sự và hợp tác với những đồng minh khác. Ngoài việc đề nghị Mỹ chia sẻ công nghệ xây dựng tàu...