Tại sao không rửa kính chắn gió ôtô sau khi vừa đi ngoài trời nắng?
Khi nhiệt độ ngoài trời ở mức trên dưới 40 độ C, kính chắn gió sẽ phải chịu một mức nhiệt tới hơn 60 độ C. Điều này là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nứt, rạn kính chắn gió.
Vào những ngày nắng nóng gay gắt, khi nhiệt độ lên tới trên 40 độ C, thì nhiệt độ mà kính chắn gió ôtô phải chịu là gần 70 độ C. Đó là lý do tài xế không rửa kính chắn gió ngay sau khi vừa đi ngoài trời nắng.
Bởi điều này sẽ khiến cho nhiệt độ của kính bị thay đổi, lớp keo bị co giãn đột ngột dễ dẫn đến nứt vỡ, đặc biệt là các tấm kính đã bị sứt do đá bắn hoặc do va chạm.
Việc thay đổi nhiệt độ đột ngột khiến lớp keo bên trong các lớp kính chắn gió ôtô co giãn và dễ dẫn đến nứt vỡ kính. Ảnh: Tuấn Trần
Chính vì vậy, khi chẳng may kính xe bị nứt, vỡ, hãy cố gắng giữ sạch vết nứt, vỡ đó bằng việc dán một miếng decal để tránh bụi bẩn và nước chui vào. Điều này giúp việc xử lí vết nứt/vỡ, không để lại vết bên trong kính.
Đồng thời, tài xế không tác động lực vào chỗ nứt/vỡ để tránh làm tăng kính thước vết nứt. Không chạm tay vào vết nứt vì mồ hôi, dầu nhờn có thể làm vết hàn không đạt hiệu quả cao.
Đặc biêt, tránh việc làm thay đổi nhiệt độ đột ngột tác động lên kính chắn gió; nắng trực tiếp, rửa xe khi kính vừa chịu nắng nóng (nhiệt độ bề mặt chưa giảm).
Video đang HOT
Hiện tượng thủy kích của ô tô và những lưu ý khi lái xe trong điều kiện ngập nước
Sedan hay hatchback cỡ nhỏ có khung gầm xe thấp thường bị hiện tượng thủy kích nhiều hơn các mẫu SUV/crossover gầm cao.
Mùa mưa bão kéo dài dẫn đến tình trạng ngập lụt tại các thành phố lớn, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến các phương tiện tham gia giao thông trong đó có xe ô tô và chi phí sửa chữa rất tốn kém.
Hiện tượng thủy kích của ô tô
Thủy kích là hiện tượng nước tràn vào buồng đốt xy-lanh và đi qua đường hút gió làm động cơ xe bị ẩm ướt, dẫn đến chết máy. Đây là hiện tượng thường xuyên gặp phải khi lái xe ô tô trong mùa mưa bão hay đi qua những vũng nước ngập
Khi ô tô bị thủy kích, không nên cố gắng đề nổ vì hành động này sẽ khiến nước bị hút sâu vào bên trong động cơ hơn và làm hư các chi tiết máy. Ngoài ra, nước cũng có thể tràn vào bên trong khoang nội thất khiến cho các chất liệu trong xe bị hư hỏng, hệ thống điện trên xe ô tô cũng bị ảnh hưởng.
Tùy vào từng loại xe mà chi phí sửa sữa khi gặp tình trạng thủy kích sẽ tốn kém tương ứng, nhất là các mẫu xe nhập khẩu đắt tiền sẽ phải chờ thời gian nhập khẩu phụ tùng thay thế. Theo những chuyên gia giàu kinh nghiệm về ô tô, thường thì những chiếc sedan hay hatchback cỡ nhỏ, có khung gầm xe thấp hay gặp hiện tượng thủy kích hơn các mẫu SUV/crossover gầm cao. Chi phí sửa chữa cho những chiếc xe sang bị thủy kích có thể từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng. Và bên cạnh đó, một chiếc xe từng bị thủy kích bao giờ cũng kém giá trị hơn khi bán lại.
Bảo hiểm thủy kích
Bảo hiểm thủy kích là quyền lợi bảo hiểm trong bảo hiểm vật chất xe ô tô. Tuy nhiên, tùy vào công ty bảo hiểm mà gói bảo hiểm này có hay không có quyền lợi bảo hiểm thủy kích.
Nguyên nhân là do chi phí sửa chữa xe bị thủy kích khá cao, thậm chí là thay mới một vài chi tiết, nên một số công ty bảo hiểm đã tách riêng bảo hiểm thủy kích ra khỏi bảo hiểm vật chất xe. Vì vậy, trước khi mua bảo hiểm vật chất xe, bạn cần đọc kỹ nội dung và mua thêm bảo hiểm thủy kích nếu không có sẵn.
Theo các chuyên gia chăm sóc và bảo dưỡng ô tô, để giảm thiệt hại do thủy kích xuống mức thấp nhất, chủ xe nên mua bảo hiểm vật chất cho xe ô tô, bao gồm cả bảo hiểm thủy kích.
Những lưu ý khi lái xe trong điều kiện ngập nước
- Không cố khởi động xe khi nước đã tràn vào động cơ.
- Giữ tốc độ động cơ cao nhưng không được đi nhanh, tránh tình trạng nước vào ống xả và chết máy. Với xe số sàn, bạn nên đi số 1 với mức ga cao - trên 2000 vòng/phút nếu xe có đồng hồ báo tốc độ động cơ hoặc 1/3 đến 1/2 hành trình chân ga. Với xe số tự động có chức năng đi số sàn, hãy đi số 1, còn với xe số tự động có các số D1, D2, D3, hãy chuyển về D1.
- Tránh đi gần các xe ngược chiều, vì khi đó sóng nước hắt vào nắp capo, tràn vào động cơ hoặc họng hút. Nếu bắt buộc phải di chuyển ngược chiều qua nhau, hãy cùng đi chậm để chạm mức an toàn nhất có thể.
- Tắt AC - điều hòa để tránh gãy cánh quạt.
- Khi ra khỏi vùng ngập nước phải đạp nhẹ phanh một lúc để má phanh khô, như thế phanh mới ăn nếu không rất nguy hiểm.
- Không nên mở cửa ngay khi xe bị chết máy mà cần chú ý tới mức nước. Nếu nước cao hơn phần thấp nhất của cửa ra vào, tuyệt đối không được mở cửa, vì sẽ làm nước bên ngoài tràn vào làm hư các hệ thống điện tử. Trong trường hợp này, hãy mở cửa sổ để ra vào xe.
Bí quyết giữ lớp sơn xe ô tô bền đẹp, không bong tróc Để giữ cho nước sơn xe bóng đẹp, bền màu theo thời gian, cần phải có các biện pháp phòng ngừa trước khi khi việc xuống cấp xảy ra. Qua năm tháng, chuyện lớp sơn xe bị bong tróc, bay màu là điều không thể tránh khỏi mặc dù xe không hề gặp phải chuyện đâm đụng hay va chạm vật lý. Nguyên...