‘Tại sao không phải một đạo diễn 33 tuổi người Việt làm phim Kong?’
Tại sao một đạo diễn Mỹ 33 tuổi có thể làm một tác phẩm quảng bá hình ảnh cho Việt Nam như “Kong Skull Island”? Tại sao đó không phải là một đạo diễn 33 tuổi người Việt?
Năm 2014, đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp trình làng tác phẩm nghệ thuật Đập cánh giữa không trung và nhận được sự ủng hộ của giới phê bình trong nước cũng như quốc tế, giành được nhiều giải thưởng lớn nhỏ.
Hiện chị ấp ủ thực hiện bộ phim điện ảnh tiếp theo mang tên Câu chuyện buồn nhất thế gian, cũng như có một vài suy nghĩ về cơn sốt Kong: Skull Island tại Việt Nam.
Không nên biến điện ảnh thành công cụ du lịch
- Suốt hai tuần qua, “Kong: Skull Island” trở thành đề tài điện ảnh nóng bỏng tại Việt Nam, thu hơn 100 tỷ đồng. Khoan bàn về chất lượng nội dung tác phẩm, cá nhân chị nghĩ gì về cơn sốt này?
- Tôi nghĩ sự quan tâm của công chúng dành cho Kong: Skull Island là điều dễ hiểu. Có quá nhiều lý do để khán giả kéo nhau ra rạp, như cảnh đẹp Việt Nam, công tác truyền thông và PR rất tốt. Đoàn phim Mỹ tới ghi hình ở Việt Nam, giúp khích lệ niềm tự hào trong chúng ta, và đại chúng bỗng có cơ hội được trải nghiệm cảnh đẹp quê hương trên màn ảnh.
Cách làm của Hollywood rất hay và đáng để cho các nhà làm phim Việt Nam học tập. Hai năm trước, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của đạo diễn Victor Vũ từng gây ra cơn sốt về Phú Yên, nổ phát súng đầu tiên cho việc kết hợp giữa điện ảnh và du lịch.
Nhưng tất cả nên có điểm dừng. Chẳng hạn như chuyện đòi dựng tượng King Kong ở phố đi bộ Hồ Gươm là không nên. Ban đầu, tôi thấy có ảnh chế trên mạng rất hài hước, click chuột xem xong còn cười đùa cùng bạn bè. Nhưng khi biết họ thực sự có ý định nghiêm túc, tôi buộc phải thay đổi quan điểm.
Chúng ta đang có một xu hướng hơi lạ là nghiêm trọng hóa những vấn đề giải trí, nhưng lại giải trí hóa những câu chuyện nghiêm trọng.
Việt Nam là bối cảnh chính của bom tấn Kong: Skull Island. Đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp cho rằng khai thác thành công của bộ phim giờ là nhiệm vụ của người làm du lịch. Ảnh: Warner Bros.
- Có luồng dư luận cho rằng họ thấy buồn khi cảnh Việt Nam lên phim đẹp đẽ là nhờ bàn tay đạo diễn Hollywood, còn đạo diễn nội địa thì không hoặc rất ít. Là một nhà làm phim người Việt, chị nghĩ gì về điều này?
- Tôi nghĩ chúng ta phải phân biệt: bản chất điện ảnh không phải là công cụ của du lịch, dù điện ảnh có tác động rất lớn, diệu kỳ đến nhiều mặt. Và cũng đừng biến điện ảnh trở thành công cụ PR của Tổng cục Du lịch. Chúng ta cần phải tách bạch và công bằng với những người làm phim.
Công chúng có quyền đặt ra những câu hỏi như thế và nhà làm phim có quyền trả lời bằng tác phẩm của họ. Sau Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, người ta đã tổ chức hội thảo để bàn bạc về việc phải làm thế nào để mô tả cảnh sắc Việt Nam trên phim.
Hãy tin tôi đi, ngay sau đó, gần như phim nào cũng vậy, cả nhà nước lẫn tư nhân, đều có cảnh dùng flycam, cảnh đồng lúa, mấy đứa trẻ chạy qua chạy lại… Tại sao các nhà làm phim lại dễ dãi rập khuôn nhau chỉ theo cái đà “điên cuồng” của công chúng?
Sự thiếu bình tĩnh của công chúng chưa chắc đã là kim chỉ nam cho nhiều ngành nghề, chứ đừng nói đến một công việc nghệ thuật như điện ảnh. Nên nếu nói rằng nhà làm phim Việt Nam không làm thì không đúng. Họ đã làm, nhưng theo cái tư duy: “À, anh kia làm hả, tôi sẽ làm theo”.
Video đang HOT
Tại sao một đạo diễn Mỹ 33 tuổi làm Kong Skull Island mà không phải một đạo diễn 33 tuổi người Việt? Tôi nghĩ đó chỉ đơn giản là sự lựa chọn. Một dự án phim Mỹ đã chọn bối cảnh tại Việt Nam.
Và chúng ta nên bình tĩnh hiểu rằng Việt Nam lên phim bởi là nơi cung cấp cho họ bối cảnh. Các nước xung quanh trong khu vực đã làm việc đó từ rất lâu và chẳng việc gì phải phát cuồng khi Việt Nam trở thành bối cảnh phim bom tấn Mỹ.
Chúng ta có thể tạm vui bởi đây là bước đi khởi sắc về mặt du lịch, nhưng đừng phát cuồng bởi còn rất nhiều việc phải làm. Tôi tin rằng nhiệm vụ giờ thuộc về nhóm hoạch định chính sách du lịch, chứ không phải các nhà làm phim.
- Đạo diễn Jordan Vogt-Roberts của “Kong” nói Việt Nam có rất nhiều người trẻ tài năng mà anh ấy muốn cộng tác, khiến anh ấy muốn đến Việt Nam sinh sống thời gian tới. Chị nghĩ đó là phát biểu mang tính xã giao hay sự thật?
- Đầu tiên, nếu đây là câu nói trong khuôn khổ một liên hoan phim, đó chỉ là lời xã giao, bởi bản thân tôi từng nghe nhiều câu đại ý như vậy. Nhưng trong trường hợp của Jordan thì không, bởi anh ấy đặc biệt hơn thế.
Tôi đã theo dõi bộ phim và hiểu rằng Jordan Vogt-Roberts thực sự có niềm yêu thích dành cho bối cảnh quay phim. Thực ra, bất cứ nhà làm phim nào cũng phải dành tình cảm cho nơi họ ghi hình tác phẩm của mình. Qua những điều Jordan đã nói và làm, tôi cho rằng anh ấy nói thật.
Nhưng sự thật không phải bởi chúng ta chưa biết khai phá tài năng, mà là chúng ta đang trên đà phát triển, cần sự hợp tác nghiêm túc. Sau Jordan Vogt-Roberts, tôi nghĩ nhiều đạo diễn khác sẽ đến Việt Nam, bởi chúng ta không thể chỉ có mỗi King Kong được. Điều Việt Nam cần là trở thành nơi cung cấp bối cảnh, tài năng một cách chuyên nghiệp.
- Jordan Vogt-Roberts thực tế xuất phát từ dòng phim độc lập với một bộ phim có doanh thu chỉ hơn 1 triệu USD. Sau đó, anh ấy được trao 185 triệu USD để làm “Kong”. Giả sử có hãng phim nào đó đưa chị một khoản tiền lớn gấp nhiều lần so với “Đập cánh giữa không trung” (2014) để làm phim giải trí, chị có nhận lời?
- Tôi chẳng có lý do gì để từ chối bởi mỗi bộ phim là quá trình học hỏi, rèn luyện và thử thách bản thân. Lấy ví dụ trường hợp của Jordan, khi có ngân sách nhỏ, anh ấy buộc phải điều tiết con người, diễn viên, ê-kíp…
Nhưng đến với Kong: Skull Island, anh ấy có những 185 triệu USD để tiêu cho bộ phim (chứ không phải bỏ túi). Điều lớn nhất mà Jordan nhận được là kinh nghiệm về mặt sản xuất tầm cỡ.
Thêm nữa, hãng phim lớn sẽ giúp tập hợp nguồn nhân lực hàng đầu, đem đến cơ hội làm việc với dàn sao hạng A. Trong một chừng mực nào đó, sự thỏa hiệp giữa đạo diễn và nhà sản xuất ở những dự án kiểu này là điều có thể hiểu được.
Với tôi, phim giải trí cũng là cơ hội tốt để học hỏi. Tôi không đồng ý nếu ai đó chỉ trích chuyện các đạo diễn “nhảy” từ phim nghệ thuật sang phim thị trường sẽ khiến họ bị mất chất. Mỗi đạo diễn đều có lý do khác nhau để sống trong từng câu chuyện phim.
Phim tiếp theo mang đề tài tình dục
- Chị đã “đập cánh” cùng “Đập cánh giữa không trung” suốt hơn ba năm qua, gặt hái nhiều giải thưởng điện ảnh và cá nhân còn được trao Huân chương Hiệp sĩ của chính phủ Pháp. Nhưng liệu đâu là giải thưởng giá trị nhất mà bộ phim đem đến cho chị?
- Điều khiến tôi cảm thấy hạnh phúc nhất không phải là các giải thưởng, mà là việc Đập cánh giữa không trung là phim độc lập đầu tiên được phát hành thương mại đàng hoàng ngoài rạp, có doanh thu thực sự.
Ban đầu, nhiều người “nhồi sọ” tôi rằng phim như thế rất khó để khán giả Việt Nam đón nhận, ra rạp được vài ba ngày sẽ “chết yểu” và chỉ có thể sống nhờ các liên hoan phim.
Nhưng sự thật không phải như vậy. Đập cánh giữa không trung dù ở liên hoan phim trong nước, nước ngoài, chiếu thương mại hay phát vé mời, đều mang đến kết quả tương đương về mặt không khí.
Xem ra dòng phim nghệ thuật vẫn có lượng khán giả nhất định tại Việt Nam. Có một điều khác giữa công chúng trong nước và nước ngoài là họ mong đợi những điều khác nhau trước khi xem phim. Tôi nghĩ ngay cả Kong: Skull Island cũng vậy, khán giả Việt Nam sẽ nhìn nhận bom tấn đó khác với người nước ngoài.
Đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp đã sẵn sàng trở lại với một dự án thách thức, chông gai và bạo liệt hơn. Ảnh: VBLOCK.
- Chị chuẩn bị thực hiện dự án điện ảnh mới mang tên “Câu chuyện buồn nhất thế gian”. Chị có thể chia sẻ điều gì về tác phẩm mới?
- Câu chuyện buồn nhất của thế gian là bộ phim bao gồm nhiều câu chuyện nhỏ, song hành cùng nhau. Tất cả mang chủ đề chung là những người phụ nữ có thể vừa là nạn nhân, vừa là thủ phạm trong các vụ án tình dục. Tôi đã bỏ thời gian đủ lâu để xây dựng kịch bản dự án và hiểu nó khó đến mức nào.
Càng gần đến ngày tuyển diễn viên, tôi càng thấy thách thức bởi mình cần tìm ra những gương mặt không những có biểu cảm tốt, mà còn phải đủ dũng cảm do bộ phim giống như chuỗi bi kịch tâm lý nặng nề liên tiếp.
Tôi không phủ nhận rằng hiện thực xã hội có tác động cực kỳ lớn đến công việc làm phim của mình. Như Đập cánh giữa không trung, tôi viết kịch bản năm 2011. Nhân vật Huyền trong phim có bầu ngoài ý muốn và muốn đi nạo thai. Phản ứng xã hội lúc ấy rất khác, và giờ đã rất khác.
Hiện thực xã hội liên tục thay đổi, khiến tôi cũng buộc phải thay đổi theo. Không thể phủ nhận rằng độ tàn nhẫn của hiện thực đang ngày một tăng lên, khiến giới hạn chịu đựng của con người ngày một nới rộng.
Các vụ án tình dục cứ thế nối đuôi nhau, vụ sau đáng sợ hơn vụ trước. Và tôi muốn nhóm nhân vật của Câu chuyện buồn nhất thế gian sẽ sống và hít thở bầu không khí của ngày ôm nay.
Theo kế hoạch, tôi chuẩn bị tổ chức tuyển diễn viên tại Hà Nội, TP.HCM trong đầu tháng 4. Nếu chưa tìm được người ưng ý, tôi sẽ tiếp tục kiếm tìm các tài năng ở Hải Phòng, Hà Giang. Nếu mọi chuyện thuận lợi, phim dự kiến khởi quay vào tháng 10 và ra mắt khán giả trong năm 2018.
Theo Zing
Các ngôi sao của phim "Kong: Skull Island" nói gì về Vịnh Hạ Long?
Nữ diễn viên Brie Larson cho rằng: "Chuyến đi tới Việt Nam, đặc biệt là Hạ Long là chuyến trải nghiệm tuyệt diệu nhất trong đời tôi".
Bộ phim "Kong: Skull Island" (Kong: Đảo đầu lâu) vừa chính thức ra mắt khán giả Việt Nam. Ít khán giả biết rằng, sự thành công của bộ phim có phần đóng góp của nhà báo, nghệ sỹ nhiếp ảnh Đỗ Khánh Giang, người được Trung tâm Kỷ lục Việt Nam xác nhận "Người chụp ảnh Vịnh Hạ Long từ trên cao nhiều nhất".
Các thành viên đoàn phim đang chuẩn bị ra Vịnh để thực hiện các cảnh quay
Nhà báo - NSNA Đỗ Khánh Giang tham gia đoàn làm phim với tư cách là người tư vấn và tham gia khảo sát cảnh đẹp trên Vịnh Hạ Long. Anh kể: Đoàn làm phim đến Hạ Long vào 15.3.2016, nhưng trước đó khoảng nửa tháng, tôi đã nhận được thư mời của họ. Trong thư, họ đề nghị tôi tư vấn và tham gia khảo sát cảnh đẹp trên Vịnh Hạ Long để làm phim "Kong: Skull Island". Đạo diễn Jordan Vogt-Roberts thông qua người phiên dịch đã nhắc lại lời mời và đề nghị tôi tư vấn trước cho họ đường đi lối lại, những điểm có cảnh đẹp trên Vịnh Hạ Long để đoàn làm phim lên kế hoạch khảo sát.
NSNA Đỗ Khánh Giang chụp ảnh selfie cùng đạo diễn phim Kong: Skull Island
Trong những chuyến lênh đênh trên biển cùng đoàn làm phim, Đỗ Khánh Giang đã may mắn có cơ hội gặp gỡ, tiếp xúc, kết giao được với nhiều nghệ sỹ quốc tế. Nhưng xúc cảm lớn nhất đọng lại trong anh, đó là: "Chúng tôi ngay lập tức tìm được điểm chung là mỹ cảm về Vịnh Hạ Long. Họ cũng như tôi, yêu Hạ Long đến mê mệt!".
Đoàn phim "Kong: Skull Island di chuyển trong Vịnh Hạ Long
Như diễn viên Tom Hiddleston phải thốt lên trong buổi họp báo giới thiệu phim "Kong: Skull Island": "Tôi nghĩ Việt Nam đẹp nhất, đặc biệt là vịnh Hạ Long. Ở đây có một quần thể các vũng nước sâu, các ngọn núi bất chợt nhô ra khỏi mặt biển sừng sững như những tòa nhà chọc trời, thật là điều chưa từng thấy. Không riêng tôi, các bạn diễn John Goodman, Jason Mitchell đều nghĩ như vậy. Trong phim tôi có cảnh chèo thuyền trên mặt biển".
Còn nữ diễn viên Brie Larson thì cho rằng: "Chuyến đi tới Việt Nam, đặc biệt là Hạ Long là chuyến trải nghiệm tuyệt diệu nhất trong đời tôi".
"Ở Hạ Long tôi đã rất sửng sốt. Đó là một trong nhưng khung cảnh đẹp nhất tôi từng thấy trong đời. Được thấy một nơi khổng lồ như thế, và những điều khác mà bạn không nghĩ là chúng có tồn tại, người ta chắc chắn sẽ phải đến xem thôi!" - Nam diễn viên Jason Mitchell bày tỏ.
Dưới đây là những bức ảnh đẹp về Vịnh Hạ Long dưới ống kính của NSNA Đỗ Khánh Giang:
Theo Danviet
Giới phê bình quốc tế chê tình tiết phi lý của "Kong: Skull Island' Trong khi phần hình ảnh và kỹ xảo được khen ngợi, các tình tiết phi lý trong cốt truyện khiến các nhà phê bình chưa thực sự hài lòng về bộ phim. "Kong: Skull Island' mang một tầm vóc khác hẳn so với "Jurassic World", bộ phim được cho là thiếu nhất quán và tính sáng tạo. Tác phẩm được đầu tư với...