Tại sao không nên suy nghĩ quá nhiều?
Điều gì ngăn trở con người gặt hái được những kết quả mong muốn? Rất có thể, một nguyên nhân khá phổ biến và mang tính tự thân của mỗi người, là đã suy nghĩ quá nhiều.
Trên thực tế, một trong những cách tốt nhất để hoàn thành mọi việc là bạn hãy ngừng suy nghĩ để bắt tay hành động.
Lẽ dĩ nhiên, việc suy nghĩ quá nhiều là điều không phải chỉ xảy ra với một số ít người. Rất có thể, đó là một trong những rắc rối khiến người ta phải tìm tới các cuốn sách hoặc website dạy kỹ năng sống. Và đó cũng là một trong những điều ngăn cản con người đạt được mong muốn sau khi đã hấp thụ rất nhiều lời khuyên hữu ích.
Vì một lẽ rằng, sau khi đã đọc tới 5 cuốn sách, bạn sẽ suy nghĩ, lên kế hoạch, và lại suy nghĩ thêm một chút. Bạn bị lạc lối giữa những suy nghĩ đó. Nếu bạn là người suy nghĩ quá nhiều thì việc cứ quẩn quanh với những kiến thức đó chỉ là một cách trì hoãn sáng tạo mà thôi.
Tất nhiên chúng ta không bảo việc suy nghĩ là không tốt. Nhưng nếu cứ chỉ suy nghĩ mãi thì cũng chẳng giúp ích được gì cho bạn. Và đây là một vài lý do cho thấy vì sao lại như thế.
Không nên suy nghĩ quá nhiều
Suy nghĩ không thể thay thế được hành động
Dường như luôn có một ao ước khi người ta suy nghĩ quá nhiều là, suy nghĩ sẽ phần nào thay thế được hành động. Ao ước đó là, nếu bạn chỉ nghĩ vừa đủ thôi, bạn có thể tìm ra cách dễ dàng hơn để đạt được điều mình muốn mà không phải thực sự làm gì.
Nếu không hành động, bạn gần như sẽ chẳng bao giờ có được điều mình muốn. Thế nên, suy nghĩ quá nhiều có thể trở thành nơi bạn lẩn trốn hành động và sau đó tự nhủ với mình, theo nhiều cách khác nhau, những suy nghĩ đó đã giúp bạn như thế nào. Mặc dù tự bản thân, bạn hiểu sâu sắc những gì mình muốn và cần là hành động.
Bạn phức tạp hóa mọi thứ
Mọi việc đều khó khăn và cực nhọc? Vâng, có thể là như vậy. Nhưng bạn cũng cần xem xét, liệu có phải chính bạn đang làm cho mọi thứ phức tạp hơn không.
Khi suy nghĩ quá nhiều, bạn sẽ làm mọi việc càng trở nên phức tạp hơn trong ý nghĩ. Bạn có thể biến điều gì đó từ rất đơn giản thành vấn đề cực kỳ phức tạp và trở thành rắc rối to. Vậy là nó sẽ đi từ một việc đáng lẽ bạn có thể làm với đôi chút khó chịu và kiên nhẫn thành một trận chiến kinh khủng mà bạn phải nhấn lên từng li một.
Video đang HOT
Có một vấn đề ở đây là, khi những gì bạn phải làm khó khăn và phức tạp, bạn cũng như những người khác thường có suy nghĩ, việc đó phải rất quan trọng. Vậy là bạn cảm thấy mình quan trọng. Chính cảm giác về sự quan trọng này làm cho mọi việc trở thành chướng ngại lớn lao.
Điều này có thể tạo thành thói quen, cứ khi bạn đang nỗ lực hay đang cố gắng tiến về phía trước, bạn lại hình dung ra những người khác đang nằm nhà, lười biếng trên ghế sofa xem ti vi. Điều đó có thể khiến bạn mạnh mẽ hơn. Nó cũng sẽ khiến bạn có cảm giác tiêu cực về người khác.
Tuy nhiên, bạn cũng có thể không muốn làm cho mọi thứ trở nên khó khăn hơn với mình. Bạn không cần phải là một người nổi loạn chống lại cả thế giới. Bạn có thể chỉ cần chấp nhận những gì mình đã chọn. Và những người khác cũng chọn làm những việc khác.
Những khía cạnh tích cực trong việc cảm giác về sự quan trọng hay cứ nghĩ mình là một kẻ vô danh tiểu tốt có thể sẽ khiến bạn khó từ bỏ được ý niệm về những gì bạn đang làm có thể không khó khăn và phức tạp. Nhưng khi làm như vậy, hẳn bạn sẽ thấy thư thái hơn và mọi việc có xu hướng dễ hoàn thành hơn.
Bạn có thể sẽ kiểm soát được sự khó khăn của sự việc tới một mức độ nào đó. Rất nhiều khó khăn sẽ gia tăng trong óc bạn. Hãy thử loại bỏ ý nghĩ về việc một điều gì đó khó khăn như thế nào ra khỏi tâm trí và xem điều gì sẽ xảy ra. Bạn sẽ thấy nhẹ nhõm. Và bạn cũng sẽ ngạc nhiên khi thấy mình đã phức tạp hóa cuộc đời hơn mức cần thiết như thế nào.
Bạn sẽ làm việc tệ hơn
Nếu suy nghĩ quá nhiều, bạn sẽ phức tạp thêm mọi việc. Vậy là bạn sẽ lo lắng hơn và thường xuyên nghi ngờ mình. Điều đó cũng khiến bạn tập trung vào công việc khó khăn hơn. Bạn dễ dàng bị trượt vào những viễn cảnh tương lai thay vì phải tập trung vào những việc bạn cần làm ngay lúc này.
Tất cả những điều này sẽ ảnh hưởng tới công việc của bạn và làm sản sinh những kết quả tồi tệ không đáng có.
Để không “cả nghĩ”
Có 3 điều bạn có thể vận dụng để gây dựng thói quen không suy nghĩ quá nhiều:
1. Nhận thức rõ vấn đề của mình
Bạn cần nhận thức rõ rằng bạn vốn có tính hay suy nghĩ. Hãy luôn ý thức về điều đó trong cuộc sống hàng ngày. Chẳng hạn, bạn có thể làm điều này với một tờ giấy ghi chú rằng “Đừng suy nghĩ quá nhiều về mọi thứ. Hãy hành động!” hay viết thêm điều gì đó cùng với những dòng này.
Khi hiểu rõ thói quen của mình và luôn tự nhắc nhở bản thân, bạn sẽ biết chọn lựa khi làm việc, biết ngăn chặn bản thân những lúc sa đà và chọn làm điều có ích hơn. Theo thời gian, bạn sẽ cảm thấy, việc thoát ra những suy nghĩ luẩn quẩn dễ dàng hơn và không bị quay trở lại những ý nghĩ ấy trong khoảng nửa hoặc 1 giờ sau đó.
2. Đặt hạn chót cho những quyết định
Thay vì suy nghĩ về điều gì đó trong suốt nhiều ngày, hãy tự nhủ bạn chỉ có 30 phút để suy nghĩ thôi. Do đó, bạn phải đưa ra quyết định.
Thậm chí, bạn cũng nên đặt ra giới hạn thời gian nhỏ hơn với những quyết định không quan trọng lắm. Chẳng hạn, bạn không nên luẩn quẩn, mất thời gian với những quyết định kiểu như “tôi sẽ tập thể dục”, “tôi sẽ gọi điện thoại”, “tôi sẽ thử món này hay cái gì đó” khi cảm thấy có chút ngáng trở bên trong. Trong những trường hợp này, tôi sẽ quyết định ngay khi nghĩ tới nó trong vài giây và bắt đầu hành động.
Nếu bạn cứ chờ đợi, dù chỉ trong một hay vài phút thôi, cũng đã đủ tạo nên nghi ngờ và những bào chữa không cần thiết, và chúng sẽ kéo ì bạn lại. Lực cản tinh thần trong tâm lý, vốn có thể trở thành áp lực khá lớn trong suốt nhiều ngày hoặc nhiều tuần, sẽ được giảm bớt đi nếu bạn làm theo cách này.
3. Tập trung vào hiện tại
Hãy tập trung vào những gì ở ngay trước mắt bạn thay vì lãng đãng trôi về quá khứ hay một tương lai sẽ tới trong thời gian dài tiếp theo. Chẳng hạn, một người chơi tennis sẽ không thể nghĩ nhiều trong lúc đang chơi. Họ chỉ tin tưởng vào cảm giác của mình và chơi theo nhịp điệu tự nhiên. Cơ thể của người chơi, sau nhiều năm luyện tập, sẽ vận động rất tự nhiên.
Điều tương tự thế cũng sẽ diễn ra với rất nhiều điều trong cuộc sống hàng ngày. Bạn không cần phải nghĩ nhiều về mọi việc. Bạn có thể chỉ sống với hiện tại và để cho mọi hành động đúng đắn diễn ra một cách tự nhiên.
Điều này thoạt nghe có vẻ không được đúng lắm, nhưng nếu bạn chỉ làm những việc ở thực tại, bạn sẽ khám phá ra, những kết quả thu được thường sẽ tốt hơn khi bạn suy nghĩ quá nhiều. Cũng giống với người chơi tennis, bạn cần biết việc đúng đắn nào cần làm và cách làm nó tốt nhất sau nhiều năm kinh nghiệm. Bạn chỉ cần bỏ đi quá nhiều những suy nghĩ đang làm phân tán trí óc bạn. Và nhất là, phải tin tưởng vào khả năng của chính mình.
Tất nhiên, việc nuôi dưỡng và phát triển thói quen sống với khoảnh khắc thực tại là điều cần sự kiên trì, nhẫn nại. Nhưng đó là một trong những khó khăn rất cần được nỗ lực vượt qua.
Theo PNO
Hiểu cảm cúm để điều trị hiệu quả
PGS.TS Nguyễn Đình Phúc (Nguyên chủ nhiệm bộ môn Tai Mũi Họng - ĐH Y Khoa Hà Nội) đã có những lời khuyên hữu ích giúp chúng ta phòng ngừa và điều trị cảm cúm hiệu quả.
Những phiền toái từ cảm cúm
Cảm cúm là bệnh của đường hô hấp trên, thường có các triệu chứng rõ nét nhất là hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau đầu, nhức mình mẩy... Đối với người đi làm, đặc biệt là làm việc trong phòng máy lạnh, những cơn hắt hơi, tắc nghẹt mũi liên tục không chỉ gây khó chịu cho người bệnh mà còn ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp, khiến người bệnh không thể tập trung, đôi khi còn mất điểm do thiếu hưng phấn làm việc, suy nghĩ, "luộm thuộm" và "biếng nhác" trong công việc. Hắt hơi cũng là cơ hội để các vi rút, vi khuẩn phát tán từ người bệnh sang những người xung quanh.
Cảm cúm sẽ tiến triển dữ dội hơn với các triệu chứng như ho, có đờm, mệt mỏi nhiều hơn. Những cơn ho này khiến người bệnh rất khó chịu trong mọi sinh hoạt hằng ngày và đặc biệt là khi trở thành "người gác đêm" khi mọi người đang ngon giấc.
Nếu không chữa trị kịp thời, cảm cúm có thể gây những biến chứng nghiêm trọng như viêm xoang cấp, viêm tai giữa cấp, viêm phế quản - phổi, những bệnh tiêu tốn nhiều thời gian, công sức để chữa trị.
Cảm cúm là bệnh của đường hô hấp. (Ảnh minh họa)
Cảm cúm - khó tránh dễ trị
Cảm cúm vốn là bệnh dễ trị nếu chúng ta đặt trọng tâm là điều trị triệu chứng. Khi có các biểu hiện của cảm cúm, người bệnh cần được dùng thuốc điều trị sớm, tiết kiệm thời gian và công sức để phục hồi nhanh chóng và tránh các biến chứng.
Để trị dứt cảm cúm, chúng ta cần nhìn rõ các vấn đề sau: các triệu chứng về mũi (như hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi), các triệu chứng về đau đầu và cơ bắp (như đau mình mẩy), nặng hơn thì có ho, có đờm... để từ đó dễ xác định các thành phần chữa trị. Để trị triệu chứng về mũi thì thuốc được dùng thường có thành phần phenylephedrine hydrochloride (gọi tắt là PE). Phenylephedrine có tác dụng co mạch, chống sung huyết mũi, giảm nhảy mũi, sổ mũi, nghẹt mũi. Tuy nhiên, do thuốc gây co mạch, cho nên, những người cao tuổi hoặc có vấn đề về cao huyết áp thì cần có sự chỉ định của bác sĩ khi dùng thuốc có thành phần hoạt chất này.
Để giảm đau đầu, đau nhức mình mẩy thì hoạt chất paracetamol thường được lựa chọn vì tính an toàn cao và ít tác dụng phụ. Một số thuốc trị cảm cúm còn được hỗ trợ caffeine nhằm giúp người bệnh tỉnh táo hơn khi làm việc, vui chơi. Đặc tính khác của caffeine là giúp paracetamol phát huy tác dụng giảm đau nhanh và mạnh hơn. Khi gặp cảm cúm với triệu chứng nặng hơn thì ngoài các thành phần kể trên, người bệnh sẽ cần thêm noscapine để trị ho, terpine C để tăng cường sức để kháng cho cơ thể mau bình phục. Trong trường hợp người bệnh thấy các triệu chứng diễn tiến kéo dài, chảy mũi không dứt, lại thấy sốt cao, khó thở, tức ngực... thì cần đi khám bác sĩ hoặc đến bệnh viện để được chuẩn đoán và điều trị thích hợp.
Cảm cúm là bệnh truyền nhiễm đường hô hấp, rất dễ lây lan từ người này qua người khác khi người bệnh ho, hắt hơi hay tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Những người bị cảm cúm nên đeo khẩu trang khi giao tiếp hay ở trong chỗ đông người và nên thường xuyên rửa sạch tay trước khi bắt tay, tiếp xúc với người khác. Ngoài ra, cần ăn thêm trái cây có nhiều vitamine và khoáng vi lượng để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Theo Eva
Giáo viên mầm non sẵn sàng... "nhảy"! Giáo viên mầm non sẵn sàng bỏ nghề đi làm tạp vụ trong nhà hàng, khách sạn, nhân viên văn phòng, bán hàng, thậm chí... tiếp thị bia, mở quán ăn đang là một thực trạng đáng buồn đối với ngành giáo dục. Đinh Hoàng Vân (sinh năm 1987) tốt nghiệp ngành mầm non Trường cao đẳng Sư phạm trung ương TP.HCM cách...