Tại sao không nên gói đồ ăn thừa trong giấy bạc?
Đối với hầu hết mọi người, bọc một miếng giấy bạc và quẳng nó vào tủ lạnh là cách nhanh chóng, dễ dàng để lưu trữ thực phẩm. Tuy nhiên, bọc thực phẩm trong giấy bạc cũng là một cách dễ dàng khiến bạn gặp nguy cơ đối với sức khỏe.
Thức ăn thừa có thể cất trong tủ lạnh đến 4 ngày nếu chúng được gói và và bảo quản đúng cách.
Giống như chúng ta cần không khí để thở, vi khuẩn cần không khí để phát triển mạnh. Một số vi khuẩn như tụ cầu khuẩn và Bacillus cereus, gây ngộ độc thực phẩm, tạo ra độc tố không bị phá hủy bởi nhiệt độ nấu cao. Khi một bữa ăn nóng được để ở nhiệt độ phòng trong hơn 2 tiếng, vi khuẩn sẽ phát triển nhanh chóng. Sử dụng giấy bạc để bọc thực phẩm cũng có nguy cơ tương tự, vì nó không hoàn toàn bọc kín thực phẩm ngăn với không khí.
Lindsay Malone, chuyên gia dinh dưỡng tại Bệnh viện Cleveland cho biết “Khi có không khí, vi khuẩn sẽ phát triển nhanh hơn, vì vậy bạn thực sự muốn có dụng cụ đựng phù hợp và bao gói đúng cách. Nếu không, thức ăn sẽ không để được lâu”.
Nguyên tắc khi bao gói thức ăn thừa là luôn đựng chúng trong hộp nông, kín không khí để đẩy nhanh quá trình làm lạnh và ngăn vi khuẩn. Và hãy đảm bảo cho đồ ăn vào tủ lạnh trong vòng 2 tiếng trước khi vi khuẩn có thời gian hủy hoại bữa ăn nấu tại nhà mà bạn đã dành thời gian chuẩn bị và nấu nướng.
Các sản phẩm sữa và thịt đặc biệt dễ bị vi khuẩn phát triển, càng nhân mạnh tầm quan trọng của việc sử dụng dụng cụ đựng kín không khí cho mọi đồ ăn thừa. Ngoài ra, hãy vứt bỏ những thực phẩm đã quá thời gian này.
Nếu có nhiều đồ ăn thừa để lại, tốt nhất là cho một phần vào tủ lạnh, sau đó đóng gói phần còn lại trong các hộp kín, và cho vào tủ đá. Và khi nào cần ăn thì hãy lấy ra.
Cẩm Tú
Video đang HOT
Theo TH
Bữa cơm nhà có thể trở thành "kẻ thủ phạm" gây ung thư bởi những thói quen khi nấu ăn
Những thói quen nấu ăn được đề cập dưới đây có khả năng làm tăng nguy cơ ung thư cho cả gia đình, nhưng hầu như mọi người đều mắc phải.
1. Dùng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần
Hiện nay giá dầu ăn khá đắt đỏ nên nhiều người thường chiên đi chiên lại dầu ăn nhiều lần để tiết kiệm. Đây là một sai lầm nấu ăn cực kỳ tai hại ngày Tết và là nguyên nhân khiến bạn làm tăng cao khả năng ung thư của bản thân và gia đình. Vì dầu ăn bị đun nóng nhiều lần, thành phần hoá học của dầu sẽ bị thay đổi: Vitamin A, E và một số chất dinh dưỡng trong dầu bị phá hủy và sẽ xuất hiện một số chất độc như aldehyde, fatty acid oxide... Những chất này khi đi vào cơ thể, sẽ phá hủy các men tiêu hóa làm khó tiêu, gây nhức đầu, chóng mặt, đau bụng, tiêu chảy, huyết áp tăng cao và ung thư.
2. Rã đông thịt sai cách
Cuộc sống bận rộn nên nhiều bà nội trợ có thói quen dự trữ thịt trong ngăn đá để không phải đi chợ quá nhiều lần trong tuần. Khi để trong ngăn đá, muốn chế biến thịt buộc phải rã đông.
Nhưng nhiều người lại rã đông không đúng cách, như cho thịt vào nước nóng hoặc lò vi sóng hoặc rã đông ở nhiệt độ phòng. Những cách này đều sai lầm.
Nếu rã đông ở nhiệt độ cao, sẽ làm ảnh hưởng đến sự khuếch tán nhiệt trong miếng thịt, tạo cơ hội cho các vi trùng, vi khuẩn có cơ hội phát triển.
Còn rã đông ở nhiệt độ phòng, vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập và làm thịt bị biến chất dễ gây bệnh tật. Cách rã đông đúng nhất, là bạn nên chuyển thịt từ ngăn đá xuống ngăn mát và chờ khi tan đá thì chế biến ngay.
3. Nấu xong không rửa chảo tiếp tục nấu món mới
Nhiều người cho rằng sau khi nấu xong một món nồi chảo vẫn sạch hoặc vì thói quen nên thường xuyên không rửa lại chảo mà cho vào nấu luôn món mới. Tuy nhiên, cách làm này sẽ không tốt cho sức khỏe của bạn.
Nhìn bằng mắt thường thì đấy chảo có thể sạch, không dính thức ăn nhưng vẫn dính dầu mỡ, nếu tiếp tục xào nấu thức ăn một lần với nhiệt nhiệt độ cao có thể sẽ tạo ra chất benzopyrene gây ung thư.
4. Trữ thịt quá lâu trong tủ lạnh
Thói quen tích trữ thịt trong ngăn đá tủ lạnh để ăn trong thời gian dài không chỉ làm thịt mấy đi độ ngon tự nhiên mà còn gây biến chất, rất có hại cho cơ thể.
Nếu không có thời gian đi chợ, buộc phải mua nhiều để dùng dần thì cũng chỉ nên tích trữ không quá 1 tuần trong ngăn đá.
5. Nấu quá lâu, hâm đi hâm lại thức ăn thừa
Trong bất kỳ cách chế biến nào, bất kỳ món ăn nào, nếu nấu quá lâu, rồi lại hâm đi hâm lại nhiều lần trước khi ăn, sẽ làm cho thực phẩm bị biến chất. Chất carbohydrates kết hợp với chất béo có thể sản xuất ra chất gây ung thư.
Đặc biệt là việc nấu các món canh kéo dài, những món ninh nhiều tiếng đồng hồ, đun đi đun lại, không chỉ phá vỡ nhiều loại vitamin trong thực phẩm mà còn làm tăng hàm lượng các chất độc hại lên ở mức cao hơn.
Lâu dần như vậy tạo thành thói quen chế biến, sẽ khiến sức khỏe giảm sút, dễ sinh bệnh ung thư.
6. Thói quen đựng thức ăn còn nóng vào hộp nhựa
Những sai lầm, trong nấu ăn khiến gia đình nguy cơ mắc ung thư cao nhất đó là không được sử dụng hộp nhựa hoặc các bao plastic để nấu thức ăn trong lò vi sóng. Các hộp nhựa cũng chứa chất gây ung thứ có khả năng gây nguy hại sức khỏe cho con người. Bạn không nên làm nóng trực tiếp hộp nhựa khi đang đậy nắp. Đây là một cách nấu ăn, chế biến thực phẩm không lành mạnh cần từ bỏ. Tốt nhất chỉ nên quay đồ ăn bằng những hộp nhựa có chỉ định dùng được lò vi sóng.
Theo tapchicongthuong
Thịt đỏ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim Các nhà khoa học thuộc Bệnh viện Cleveland (Mỹ) cho biết ăn thịt đỏ ( ảnh) có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. ShutterStock Đài NBCNews dẫn nghiên cứu cho thấy ở những người ăn thịt đỏ, cơ thể sản xuất nhiều chất trimethylamine N-oxide (hay còn gọi là TMAO), được chứng minh là làm tăng nguy cơ mắc bệnh...