Tại sao không được nặn mụn ở vùng “tam giác chết”?
Mặc dù ai cũng biết rằng nặn mụn có thể khiến da bị viêm, gây ra vết thâm và sẹo xấu, song nhiều người không biết về những hậu quả nguy hiểm khi nặn mụn tại một vùng đặc biệt trên mặt.
Tam giác chết, hay Tam giác Nguy hiểm, có đỉnh nằm ở gốc mũi và đáy là đường nối hai bên khóe môi
Theo Jeremy Brauer, giảng viên da liễu lâm sàng tại Trung tâm Y tế Langone NYU, các tĩnh mạch chạy phía sau ổ mắt đổ vào “xoang hang” nằm trong não, do đó cậy hoặc nặn mụn trong vùng tam giác chết là rất nguy hiểm.
Khi chúng ta chích hoặc nặn mụn, chất bẩn từ tay chúng ta và vi khuẩn trong không khí có thể nhiễm vào vết thương hở, gây ra nhiễm trùng nghiêm trọng.
Các tĩnh mạch sau mắt tạo thành cục máu đông có chứa nhiễm trùng, từ đó làm tăng áp lực trong não dẫn đến liệt một phần hoặc cả người và, trong một số trường hợp, thậm chí gây tử vong.
Nếu không điều trị, nhiễm trùng xoang hang cũng có thể dẫn đến mù, áp xe não và viêm màng não.
Trong khi đó, BS. Sandra Lee giải thích, trong bệnh cảnh xấu nhất, nếu viêm từ chỗ mụn lan đến trong của não, thì có khả năng bị mù và đột quỵ lớn.
Tình trạng này, được gọi là huyết khối xoang hang, giết chết 30% số ngời bệnh.
Tuy khả năng xảy ra điều này là “rất ít”. Song không có nghĩa là bạn không nên thực hiện mọi biện pháp phòng ngừa khi xử lý các nốt mụn.
Bác sĩ Lee khuyên nên chấm nước hoa hồng (toner) lên những nốt mụn “cứng đầu” ở vùng Tam giác chết để sát trùng khu vực và giảm sưng.
Nhưng trong khi nặn mụn ở da vùng Tam giác chết có thể dẫn đến nhiễm trùng nguy hiểm, song cũng bạn có thể bị sẹo đáng kể trên mặt vì nhiễm trùng phải phát triển nghiêm trọng trước khi chúng trở nên đe dọa tính mạng.
Video đang HOT
Ngay cả việc nhổ lông mũi cũng có thể khiến bạn dễ bị nhiễm trùng trong vùng tam giác, vì một lượng nhỏ máu chảy ra từ nang lông bị dứt đứt.
Để tránh điều này, bạn nên cắt tỉa lông mũi thay vì nhổ chúng.
Cách nặn mụn hợp vệ sinh nhất?
Theo BS. Sandra Lee, tốt nhất là nên để nguyên mụn vì việc cậy hoặc nặn sẽ gây tổn thương da.
Bà khuyên nên dán băng trên chỗ bị mụn hoặc phủ kem trị mụn có các đặc tính sát trùng lên để giảm viêm.
Với những nốt mụn cứng đầu tốt nhất là nên chườm ấm để giảm sưng.
Cẩm Tú
Theo Dân trí
Nhiều người không biết xử lý vết bỏng bị phồng rộp và vỡ, vô tình để lại sẹo xấu: Đây chính là giải pháp!
Có một thực tế là khi những vết bỏng đến giai đoạn phồng rộp, bạn có nguy cơ bị vỡ rất cao, nhất là những người thường xuyên hoạt động, không ngồi yên một chỗ.
Vết bỏng bị vỡ gây nhiều đau đớn, có nguy cơ để lại sẹo xấu
Trong cuộc sống hàng ngày, bên cạnh những tai nạn thường gặp như điện giật, chảy máu... thì bỏng cũng là một trong những hiện tượng chúng ta thường xuyên gặp phải. Trong tai nạn do bị bỏng, nạn nhân là trẻ em chiếm số đông, nhiều nhất là bỏng nước.
Theo Wikipedia, bỏng là một loại chấn thương đối với da hoặc các mô khác do nhiệt, điện, hóa chất, ma sát hay bức xạ. Hầu hết bỏng là do nhiệt nóng từ chất lỏng, chất rắn, hoặc chất cháy. Trong đó nhiều phụ nữ ở nhiều vùng trên thế giới có nguy cơ bỏng do dầu mỡ bắn vào khi nấu ăn hoặc bếp nấu ăn không an toàn. Nghiện rượu và hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ khác. Bỏng cũng có thể xảy ra như là kết quả của tự hại mình hoặc bạo lực giữa con người.
Bỏng là một loại chấn thương đối với da hoặc các mô khác do nhiệt, điện, hóa chất, ma sát hay bức xạ.
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai), việc xác định mức độ vết bỏng để điều trị kịp thời vô cùng quan trọng. Trước đó, bạn cần phải nắm rõ các kỹ năng sơ cứu bỏng đúng cách. Điều này vô cùng quan trọng, giúp vết bỏng đỡ bị bỏng rát, nhanh chóng hồi phục và hạn chế tối đa những vết sẹo xấu.
Tuy nhiên, có một thực tế là khi những vết bỏng đến giai đoạn phồng rộp, bạn có nguy cơ bị vỡ rất cao, nhất là những người thường xuyên hoạt động, không ngồi yên một chỗ. Hoặc đôi khi sơ ý, quên mất, cẩu thả... chúng ta đều có nguy cơ bị vỡ vết bỏng bị phồng rộp chứ không phải tự nhiên mà vết bỏng rút nước lặn đi.
Có một thực tế là khi những vết bỏng đến giai đoạn phồng rộp, bạn có nguy cơ bị vỡ rất cao, nhất là những người thường xuyên hoạt động, không ngồi yên một chỗ.
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, vết phồng rộp do bỏng khi vô tình hoặc do cố ý chọc vỡ thường rất khó chịu và gây đau đớn hơn cho người bị thương. Cảm giác đau đớn, khó chịu khiến bạn không thể tập trung làm được gì. Thậm chí, những vết phồng rộp bị vỡ rất dễ bị nhiễm trùng do điều kiện bên ngoài tác động. Khi đó, chúng ta cần chăm sóc kĩ lưỡng vết phồng rộp bị vỡ này để tránh nhiễm khuẩn.
Mặc dù vậy, không phải ai cũng nắm được cách xử trí đúng khi vết bỏng phồng rộp bị vỡ, dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng nặng, gây đau đớn kéo dài và không tránh được việc hình thành sẹo xấu. Đâu là cách xử lý đúng trong trường hợp này?
Không phải ai cũng nắm được cách xử trí đúng khi vết bỏng phồng rộp bị vỡ.
Xử lý đúng cách khi vết bỏng phồng rộp bị vỡ, tránh nguy cơ nhiễm khuẩn, sẹo xấu...
Theo chuyên gia, khi vết bỏng phồng rộp bị vỡ thì cần nhanh chóng thực hiện theo các bước sau:
- Ngay khi vết bỏng phồng rộp bị vỡ, hãy nhanh chóng sử dụng bông sạch lau xung quanh, rửa sạch vết thương.
- Sử dụng miếng dán, dán nhẹ nhàng vết bỏng phồng rộp bị vỡ.
- Trước khi thay miếng dán khác, nên nhẹ nhàng rửa sạch vết thương.
- Bôi thuốc mỡ kháng sinh lên vết thương, chú ý tay phải sạch, sau đó dán lại. Bạn nên sử dụng miếng dán cho đến khi vết phồng rộp lành lặn hoàn toàn.
Bôi thuốc mỡ kháng sinh lên vết thương, chú ý tay phải sạch, sau đó dán lại. Bạn nên sử dụng miếng dán cho đến khi vết phồng rộp lành lặn hoàn toàn.
- Khi vết thương có hiện tượng ngứa vì lên da non không được gãi cũng như động chạm nhiều vào khu vực vết bỏng phồng rộp bị vỡ. Khi đó cần chú ý giữ cho vết thương thoáng mát và khô ráo, có thể thấm ướt một miếng khăn sạch trong nước đá và đắp lên vùng da đang lành. Nên nhớ vẫn cần rửa vùng da bị bỏng phồng rộp đã vỡ và bôi thuốc mỡ, băng lại.
- Sau khi vết bỏng phồng rộp vỡ, không còn đau, vùng da dưới vết phồng rộp dần lành lại, ấn nhẹ không bị mềm thì bạn có thể không cần dùng đến miếng dán nữa. Nhưng chú ý khi lấy miếng dán ra vẫn phải đảm bảo tay sạch, dụng cụ được tiệt trùng. Ngược lại, nếu thấy xuất hiện hiện tượng bị viêm nhiễm như khu vực vết thương đỏ rát, sưng phồng, có mủ, cảm giác đau đớn, lên cơn sốt thì cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để có hướng giải quyết kịp thời.
Chú ý quan sát kỹ các vết bỏng phồng rộp bị vỡ trong vòng 1 tuần từ thời điểm vỡ.
- Chú ý quan sát kỹ các vết bỏng phồng rộp bị vỡ trong vòng 1 tuần từ thời điểm vỡ. Quan sát và vệ sinh kỹ càng, cẩn thận trong khoảng thời gian này sẽ giúp chúng lành nhanh chóng. Bạn cũng không cần quá lo lắng khi vết bỏng bị vỡ, bởi bạn chỉ cần sơ cứu và chăm sóc đúng cách.
- Khi vùng da phía dưới vết phồng rộp dần trở nên lành và không bị mềm, bạn có thể lấy miếng da ra bằng kéo sạch đã được tiệt trùng.
Theo Trí Thức Trẻ
Bé gái suýt mất mạng vì mẹ nặn mụn, và đây là lý do vì sao bạn tuyệt đối nên tránh động chạm đến "vùng tam giác tử thần" Rất nhiều người vì thấy "chướng mắt" với mụn trên mặt nên không ngại đau đớn, sẵn sàng tiêu diệt nó nhưng ngờ đâu lại phải lĩnh hậu quả khôn lường. Mụn là thứ đáng ghét nhất trên đời vì nó không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mĩ mà còn gây đau đớn, khó chịu. Thế nhưng thứ đáng ghét ấy lại cứ...