Tại sao Israel muốn sở hữu hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD?
Mỹ đang xem xét triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD, cùng với các binh sĩ vận hành loại vũ khí này tới lãnh thổ Israel.
Song một quan chức quốc phòng Mỹ cho hay chưa có quyết định cuối cùng nào được đưa ra về vấn đề này.
Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ được triển khai tại Israel ngày 4/3/2019. Ảnh: AFP/TTXVN
Được phát triển vào những năm 1990 và đưa vào sử dụng trong Quân đội Mỹ vào năm 2008, Hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối – THAAD – là hệ thống phòng thủ chống tên lửa đạn đạo được thiết kế để đánh chặn và phá hủy tên lửa đạn đạo tầm ngắn, tầm trung và tầm trung trong giai đoạn cuối.
Do Tập đoàn Lockheed Martin phát triển, THAAD được thiết kế để phá hủy các đầu đạn của đối phương chỉ bằng lực động, với các đầu đạn đánh chặn dài 6,17 m, nặng 900 kg, trị giá 12 triệu USD.
Hệ thống này trang bị động cơ Pratt & Whitney Rocketdyne nhiên liệu rắn một tầng, có vec-tơ lực đẩy và khả năng tăng tốc lên tới tốc độ Mach 8.2. THAAD có tầm bắn từ 150 – 200 km (trần bắn tối đa lên tới 150 km tính từ mặt đất) và tương thích với các hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không khác.
Mỗi xe phóng HEMTT-LHS của THAAD có thể mang theo 8 tên lửa đánh chặn, cùng với các xe phóng, một xe chỉ huy và điều khiển, các cụm pháo có radar tìm kiếm và theo dõi Raytheon AN/TPY-2 X-band với phạm vi phát hiện 1.000 km. Một cụm pháo THAAD đơn lẻ có giá 800 triệu USD, trong khi giá cho khách hàng nước ngoài lên tới 1,13 tỷ USD.
Một số tài liệu đã giới thiệu khả năng sát thương và tỷ lệ bắn trúng/tiêu diệt vượt trội của THAAD, hỏa lực mạnh để phòng thủ liên tục và radar mạnh mẽ. Hệ thống này đã chứng minh thành công trong thử nghiệm chống lại tên lửa loại SCUD cổ điển của thập niên 60 và tên lửa đạn đạo tầm trung – xa (IRBM) do Mỹ sản xuất.
Nhưng việc sử dụng THAAD trong chiến đấu đã chứng minh không hiệu quả như nhà sản xuất công bố. Tháng 1/2022, trước loạt tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình và thiết bị bay không người lái của Houthi, hệ thống THAAS đã được khai hỏa nhưng không đánh chặn được tất cả tên lửa của đối phương, khiến cơ sở hạ tầng tại sân bay Abu Dhabi bốc cháy và phá hủy ba tàu chở dầu gần một căn cứ quân sự có quân đội Mỹ, Pháp và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE).
Video đang HOT
Sự không hài lòng với hiệu suất của THAAD có thể đã thúc đẩy UAE mua một số lượng không được tiết lộ các hệ thống phòng không tầm ngắn đến trung bình SPYDER do Rafael/Israel Aerospace Industries sản xuất từ Israel.
Đây không phải lần đầu Mỹ triển khai THAAD ở Israel. Tuy nhiên, không rõ hệ thống này ở đâu trong các cuộc tấn công bằng thiết bị bay không người lái và tên lửa của Iran vào tháng 4 và tháng 10 năm nay, khi nhiều tên lửa xuyên thủng hệ thống phòng thủ và vươn tới mục tiêu.
Mỹ cũng đã triển khai THAAD tới Hàn Quốc và Romania trong bối cảnh căng thẳng với Bình Nhưỡng và Moskva. Quân đội Mỹ vận hành 7- 8 khẩu đội THAAD và cùng với UAE. Saudi Arabia cũng đã mua hệ thống này.
Đồ họa quân sự thể hiện nguyên lý hoạt động của hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD. Ảnh: Quân đội Mỹ
Thoạt nhìn, các báo cáo về việc triển khai THAAD của Mỹ tại Israel có vẻ trái ngược với những lời ca ngợi về năng lực phòng thủ tên lửa và phòng không nhiều lớp của Israel.
Chẳng hạn, tên lửa David’s Sling mới của Rafael/Raytheon có khái niệm đánh chặn động học đầu cuối tương tự, tầm bắn 250 – 300 km, nhưng chỉ đạt độ cao tối đa 15 km.
Các phương tiện tiêu diệt siêu cơ động của David’s Sling tăng tốc lên tới Mach 7,5 và có giá khoảng 1 triệu USD/quả đạn.
Israel cũng sở hữu “lá chắn thép” Arrow – bao gồm hệ thống đánh chặn Arrow 2 và Arrow 3. Những hệ thống này được thiết kế để bắn hạ tên lửa tầm ngắn, tầm trung. Arrow 2 có tầm bắn từ 90 – 150 km, còn Arrow 3 có tầm bắn đến 2.400 km, trần bay ngoài khí quyển, tốc độ bay Mach 9 . Mỗi quả đạn của Arrow 2 có giá 3,5 triệu USD, trong khi đạn của Arrow 3 có giá 62 triệu USD/quả đạn.
Các hệ thống Arrow được cho là đã được triển khai trong các cuộc tấn công của Iran vào tháng 4 và tháng 10 vào Israel. Trong đó, David’s Sling đã được sử dụng trong cuộc tấn công sau, và cả ba hệ thống này đều không đủ khả năng ngăn chặn tên lửa của Iran bay qua.
Chính vì vậy, theo giới chuyên gia, khả năng triển khai hệ thống THAAD của Mỹ mang tính biểu tượng cho sự ủng hộ đối với Israel – quốc gia có hệ thống phòng thủ tên lửa dày đặc và tối tân hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, những hệ thống này đã bị 200 tên lửa đạn đạo của Iran áp đảo, dù diện tích cần phải bảo vệ chưa đầy 22.000 km2 – tương đương diện tích tiểu bang New Jersey của Mỹ.
Các nhà phân tích cũng cảnh báo nếu Mỹ triển khai hệ thống THAAD tại Israel, cuộc khủng hoảng khu vực và các xung đột đang diễn ra có thể trở nên tồi tệ hơn vì động thái này có thể phá vỡ thêm cán cân quyền lực trong khu vực.
Mỹ muốn giải quyết căng thẳng Hezbollah-Israel bằng biện pháp ngoại giao
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ quan ngại căng thẳng Hezbollah-Israel có nguy cơ leo thang thành xung đột toàn diện, tuy nhiên ông tin rằng vấn đề vẫn có thể giải quyết bằng biện pháp ngoại giao.
Binh sỹ Israel được triển khai tại hiện trường vụ tấn công ở ngôi làng Majdal Shams thuộc Cao nguyên Golan ngày 27/7/2024. (Ảnh: THX/TTXVN)
Ngày 30/7, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã bày tỏ quan ngại về nguy cơ leo thang sau vụ tấn công nhằm vào Cao nguyên Golan do Israel kiểm soát, song cho rằng cuộc chiến giữa Israel và lực lượng Hezbollah ở Liban vẫn có thể tránh được.
Phát biểu tại họp báo chung ở Manila sau cuộc Hội đàm An ninh 2 2 giữa ông cùng Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và những người đồng cấp Philippines, ông Austin đã bày tỏ quan ngại về nguy cơ căng thẳng leo thang thành xung đột toàn diện trong bối cảnh gia tăng hoạt động tại biên giới phía Bắc Israel.
Tuy nhiên, ông tin rằng nguy cơ xung đột vẫn có thể tránh được và mong muốn giải quyết vấn đề bằng biện pháp ngoại giao.
Cùng ngày, báo The Times đưa tin Anh sẽ trì hoãn quyết định dừng xuất khẩu vũ khí sang Israel trong vài tháng.
Theo nguồn tin, quá trình này sẽ mất nhiều thời gian hơn vì Anh đang xem xét đình chỉ giấy phép xuất khẩu một số hệ thống vũ khí nhất định do có thể liên quan đến tội ác chiến tranh. Quá trình đánh giá này sẽ mất vài tuần.
Căng thẳng giữa Israel và lực lượng Hezbollah ở Liban đã trở nên tồi tệ hơn kể từ khi xung đột Hamas-Israel nổ ra tháng 10/2023.
Ngày 27/7, tình hình trong khu vực diễn biến khó lường sau khi xảy ra cuộc tấn công bằng tên lửa vào Cao nguyên Golan do Israel kiểm soát, khiến 12 thanh thiếu niên và trẻ em thiệt mạng.
Nội các an ninh của Israel đã ủy quyền cho chính phủ đáp trả cuộc tấn công mà nước này cho rằng do lực lượng Hezbollah thực hiện. Về phần mình, Hezbollah khẳng định không liên quan vụ tấn công.
Trong bối cảnh căng thẳng leo thang, các hãng hàng không Aegean Airlines của Hy Lạp và Condor của Đức đã tạm hủy các chuyến bay đến Beirut (Liban) trong ngày 30/7.
Trong thông báo, Aegean tuyên bố sẽ tạm dừng các chuyến bay cho đến ngày 1/8, trong khi Condor hủy chuyến bay ngày 30/7 từ Dusseldorf.
Trước đó một ngày, các hãng hàng không Air France, Swiss, Eurowings và Lufthansa đã thông báo hủy chuyến bay đến Beirut.
Một số hãng khác cũng đã dừng, hoãn hoặc hủy chuyến bay, mặc dù trong ngày 30/7, sân bay quốc tế Rafic Hariri của Beirut vẫn đón hành khách đến từ các hãng hàng không Pegasus, Emirates, EgyptAir, Iran Air, Qatar Airways và Etihad./.
Israel đã 'thu hẹp' danh sách mục tiêu của Iran Israel đã thu hẹp danh sách các mục tiêu quân sự, cơ sở hạ tầng tiềm năng ở Iran và có thể sẽ tiến hành một cuộc tấn công trả đũa sớm nhất là vào cuối tuần này, kênh NBC News dẫn lời các quan chức giấu tên của Mỹ và Israel đưa tin. Xe tăng quân đội Israel được triển khai tại...