Tại sao hôm nay Bộ Y tế công bố TP.HCM chỉ có 377 ca nhiễm Covid-19?
Tính từ 17h ngày 27/9 đến 17h ngày 28/9, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 377 trường hợp nhiễm mới được xét nghiệm PCR tại TP.HCM.
Ngoài ra, TP còn có 3.417 trường hợp dương tính với test nhanh kháng nguyên.
Như vậy, nếu tính trong vòng 24h qua tại TP.HCM, số ca nhiễm Covid-19 được ghi nhận thông qua việc test PCR và test nhanh kháng nguyên là 3.794 ca. Sở dĩ số lượng ca nhiễm Covid-19 tại TP.HCM được công bố thấp, chỉ 377 ca là do trong ngày hôm nay (28/9), chỉ có 377 ca được xét nghiệm khẳng định bằng phương pháp test PCR. Còn lại 3.417 ca test nhanh được ghi nhận vẫn chưa được xét nghiệm khẳng định.
Trước đó vào ngày 26/9, Sở Y tế TP.HCM cũng đã có văn bản khẩn đề nghị Bộ Y tế về việc công nhận và cấp mã số cho người bệnh có kết quả test nhanh kháng nguyên dương tính với Covid-19.
Theo văn bản, trong thời gian cao điểm chống dịch Covid-19, TP đã thực hiện xét nghiệm test nhanh kháng nguyên nhằm phát hiện sớm các ca mắc đưa vào cách ly, chăm sóc và điều trị. Cụ thể, từ ngày 20/8 đến nay (26/9), TP ghi nhận khoảng 150.000 trường hợp có kết quả test nhanh dương tính với Covid-19.
Tuy nhiên, số ca bệnh này, theo ngành y tế TP.HCM chưa được cấp mã số để quản lý do hướng dẫn của Bộ Y tế “chỉ cấp mã số cho trường hợp có kết quả xét nghiệm khẳng định RT-PCR dương tính”.
Để có cơ sở báo cáo chính thức số ca test nhanh dương tính, Sở Y tế TP đề nghị Bộ Y tế chấp thuận cho TP công bố người có kết quả test nhanh dương tính được khẳng định là bệnh nhân Covid-19. Đồng thời, cấp mã số cho người có kết quả test nhanh dương tính để TP quản lý bằng mã số quốc gia.
Video đang HOT
Trong ngày 28/9, TP.HCM ghi nhận 3.417 ca nhiễm Covid-19 bằng kết quả test nhanh
Ngay trong ngày hôm nay (28/9), Bộ Y tế đã có văn bản hỏa tốc gửi Sở Y tế TP.HCM về việc cấp mã số cho khoảng 150.000 ca bệnh có kết quả test nhanh kháng nguyên dương tính.
Cụ thể, Bộ phận Thường trực đặc biệt về phòng chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế tại TP.HCM hồi tháng 8/2021 đã có văn bản gửi Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP.HCM, nêu rõ: “Kết quả test nhanh dương tính được ghi nhận là F0 đối với những trường hợp được chỉ định cách ly tại nhà và chỉ thực hiện xét nghiệm RT-PCR khẳng định đối với trường hợp đưa đến các khu cách ly y tế tập trung. Số ca dương tính hàng ngày được thống kê bao gồm cả số ca test nhanh dương tính”.
Do đó, theo Bộ Y tế, việc báo cáo các ca bệnh Covid-19 là do Sở Y tế TP.HCM có trách nhiệm chủ động tổ chức thực hiện thông qua Hệ thống cấp mã số ca bệnh tự động đã được Bộ Y tế hướng dẫn.
Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế TP.HCM làm rõ và cung cấp số liệu cụ thể về tổng số kết quả test nhanh dương tính, số F0 được cách ly tại nhà và số trường hợp được khẳng định bằng xét nghiệm RT-PCR trước khi vào cơ sở y tế điều trị hoặc khu cách ly tập trung.
Bộ cho biết, từ khi dịch bệnh xảy ra đến nay, Sở Y tế TP.HCM chưa có báo cáo ca bệnh Covid-19 (F0) có kết quả test nhanh dương tính qua Hệ thống cấp mã số ca bệnh tự động. Bộ đề nghị Sở Y tế giải trình, rút kinh nghiệm về việc chậm trễ trong việc xin ý kiến và tổ chức thực hiện công tác báo cáo theo các hướng dẫn của Bộ Y tế; đồng thời phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu báo cáo.
Thứ trưởng Y tế: 'Dịch ở TP HCM vẫn rất khó lường'
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn nhận định diễn biến dịch bệnh TP HCM vẫn rất khó lường và khả năng tiếp tục tăng, phạm vi lan rộng các tỉnh, thành lân cận.
Ý kiến được ông Sơn chia sẻ tại họp ban chỉ đạo chống Covid-19 tại TP HCM, sáng 2/7.
Thứ trưởng Sơn cho rằng thành phố còn một số vấn đề cần khắc phục trong tổ chức lấy mẫu xét nghiệm diện rộng, phân phối và sử dụng test nhanh... Lực lượng thực hiện công tác truy vết và lấy xét nghiệm bị phân tán nên chưa phát huy hiệu quả cao nhất. Một số khu cách ly, khu phong tỏa cũng còn một số hạn chế trong phòng, chống dịch bệnh.
Trên cơ sở đó, Bộ Y tế khuyến cáo các địa phương sử dụng test nhanh hợp lý để đảm bảo truy vết nhanh, khoanh vùng phong tỏa sớm. Hiện nay, con số sử dụng test nhanh còn rất hạn chế, sử dụng khoảng 128.000 trong tổng số 222.000 test nhanh.
Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn tại cuộc họp ban chỉ đạo chống Covid-19 TP HCM, sáng 2/7. Ảnh: Trung tâm Báo chí TP HCM.
"Diễn biến dịch còn khó lường. Bên cạnh sử dụng hệ thống giám sát cộng đồng bằng xét nghiệm PCR mẫu gộp 10, 15, địa phương cần tăng cường lực lượng y tế để đảm bảo test nhanh có hiệu quả và truy vết kịp thời", ông Sơn nhấn mạnh.
Theo Thứ trưởng Sơn, việc xét nghiệm cần chia ca hợp lý, tránh tụ tập đông người, ảnh hưởng đến phòng chống dịch. Nếu cần thiết có thể triển khai lấy mẫu xét nghiệm ngay tại các ngõ dân cư. Tại các khu cách ly, khu vực phong tỏa nên có đội ngũ dự bị để sẵn sàng lấy mẫu xét nghiệm khi cần, đảm bảo trả kết quả đúng hẹn. Những đơn vị truy vết chỉ tập trung vào công tác truy vết để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ trong trường hợp dịch lan rộng, lan nhanh trên diện rộng.
"Sáng nay 400.000 liều vaccine đã về tới sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ Y tế dự kiến ưu tiên phân bổ số lượng lớn cho TP HCM", ông Sơn thông tin.
Trên cơ sở dự báo diễn biến tình hình Covid-19 trên địa bàn TP HCM, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình cho rằng cuộc chiến với dịch bệnh vẫn còn rất khó khăn, đòi hỏi sự tập trung cao độ và nỗ lực lớn nhất cùng với việc thực hiện tốt, đồng đều các biện pháp.
"Phấn đấu, quyết tâm đến cuối tháng 7, dịch bệnh giảm rõ, giảm sâu và đến tháng 8 có thể khống chế dịch", Phó Thủ tướng nêu. "Công tác xét nghiệm tầm soát và tiêm vaccine diện rộng cần tổ chức chặt chẽ, cụ thể, tránh để tràn lan, tự phát, tập trung đông người".
Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong cũng nhấn mạnh đợt dịch lần 4 này nguy hiểm, phức tạp và khó dự đoán hơn các lần trước. Có thời điểm thành phố ghi nhận trên 500 ca nhiễm một ngày.
Phân tích các ca nhiễm từ ngày 19 đến 30/6, trong thời điểm áp dụng chỉ thị 10, số ca nhiễm tầm soát, phát hiện ở cộng đồng bình quân 65 ca mỗi ngày, số nhiễm sàng lọc tại các bệnh viện bình quân 35 ca một ngày.
Theo ông Phong, điều này cho thấy các biện pháp đang triển khai từng bước phát hiện được các ca nhiễm tiềm ẩn trong cộng đồng. Đồng thời, phản ánh được sự phức tạp của diễn biến dịch bệnh khi biến thể Delta được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xem là có khả năng lây lan nhanh, có khả năng giảm hiệu quả bảo vệ của vaccine.
"Tỷ lệ lây nhiễm thứ phát và tốc độ lây lan của biến thể này mạnh mẽ và số ca nhiễm có khả năng vẫn còn tăng trong những ngày tới", ông Phong chia sẻ.
150.000 F0 chưa có mã số 'có thể bị trùng' Sở Y tế TP HCM sẽ rà soát toàn bộ 150.000 F0 "có kết quả test nhanh chưa được cấp mã số", do danh sách này có thể bị trùng. Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế thành phố, cho biết như trên tại họp báo cung cấp thông tin về công tác phòng chống Covid-19, chiều 28/9. Sáng...