Tại sao hóa trị ung thư gây rụng tóc?
Bạn em mới phát hiện ung thư và được tư vấn sẽ dùng phương pháp hóa trị. Em nghe nói hóa trị khi mắc ung thư sẽ gây rụng tóc, vậy xin bác sĩ giải thích?
leanh@yahoo.com
Ảnh minh họa
Hóa trị là dùng thuốc đặc trị cho từng loại ung thư – phương pháp quan trọng trong điều trị bệnh. Theo dòng máu, thuốc có thể tới mọi cơ quan trong cơ thể – nơi tế bào ung thư ẩn nấp. Hóa trị có nhiều tác dụng phụ khiến bệnh nhân lo lắng, đặc biệt là rụng tóc.
Tế bào ung thư có khả năng sinh sản nhanh hơn tế bào lành nên hóa trị chủ yếu tác dụng trên các tế bào phân chia nhanh. Trong cơ thể, các nang chân lông, tóc có khả năng phân chia nhanh nên bị ảnh hưởng của thuốc. Bệnh nhân ung thư sau khi dùng thuốc đặc trị thường sẽ bị rụng tóc khoảng 2 tuần sau đó. Ngoài tế bào tóc, các tế bào da, niêm mạc cũng bị ảnh hưởng tương tự.
Video đang HOT
Tuy nhiên, mức độ rụng tóc thay đổi tùy theo loại thuốc và cơ thể của mỗi người. Có bệnh nhân sẽ ít bị rụng tóc hơn người khác. Rụng tóc thường xảy ra từ từ, có thể rụng toàn bộ hoặc từng mảng. Ngoài tóc bị rụng, thuốc còn gây tình trạng tóc bị mỏng và dễ bị gãy hơn.
Và điều quan trọng, sau khi ngưng thuốc, tóc sẽ mọc lại, thường dày và xoăn hơn sau 4-6 tháng. Bệnh nhân có thể trao đổi với bác sĩ điều trị nhằm tránh các loại thuốc gây rụng tóc nếu có thể. Không nên lo sợ tác dụng phụ mà bỏ qua điều trị.
BS. Nguyễn Văn Tiến
Chuyện lạ: Phát hiện ung thư giai đoạn cuối, cô gái quyết định ly dị chồng
Được chẩn đoán mắc ung thư vú giai đoạn cuối, Molly quyết định sống những năm cuối cùng của cuộc đời một cách tuyệt vời nhất có thể, và việc đầu tiên người phụ nữ này làm chính là... ly dị chồng.
Nhận được tin dữ mình mắc căn bệnh nan y vào năm 2011. Cũng trong khoảng thời gian này, chuyện chăn gối của vợ chồng Molly đang có dấu hiệu đi xuống. "Ngay trước khi được chẩn đoán, tôi đã đang ở trong tình trạng cần phải làm mới đời sống tình dục của mình, và rồi căn bệnh ung thư ập đến" - Molly cho biết.
Đáng tiếc thay, Molly không bao giờ có thể "hâm nóng" chuyện yêu với chồng mình, khi những liệu trình điều trị ung thư như: hóa trị, xạ trị đã "bẻ gãy" tinh thần và sự quyến rũ của cô.
Với một người coi tình dục như một phần rất quan trọng của cuộc sống, Molly nghĩ rằng, mình không thể ngồi yên và để mọi chuyện cứ thế tồi tệ đi, nhất là khi cô cần một nguồn động lực để vượt qua căn bệnh quái ác mình đang mang trong người. "Tình dục giúp tôi cảm thấy mình như đang được sống và đó là cách tuyệt vời để tôi quên đi căn bệnh".
Người phụ nữ 41 tuổi muốn mình được trở lại với những ngày tháng hẹn hò, để cứu lấy đời sống tình dục của mình. Việc phát hiện ung thư đã quay trở lại, sau khi tạm thời biến mất nhờ các liệu trình chữa trị, chính là động lực thôi thúc Molly quyết định hành động, trước khi quá muộn.
"Tôi ly dị chồng và trở thành một cô gái độc thân tìm kiếm những cuộc hẹn hò" - Molly nói. Theo những người bạn thân của cô tiết lộ, sau khi quyết định sống những năm tháng đẹp nhất cuộc đời, Molly đã làm mới lại con người mình, trở thành một người phụ nữ quyến rũ, xinh đẹp và nếu chưa từng quen Molly, sẽ không ai nghĩ rằng cô gái này đang mang trong mình căn bệnh nan y.
Molly tiết lộ thêm: "Cuộc sống của tôi từ ngày đó y hệt như bộ phim Sex and the City. Buổi đêm tôi vừa ngủ với một anh chàng, thì hôm sau tôi có thể đã hẹn hò ăn sáng với một chàng trai khác. Nhiều khi, tôi còn hẹn những người đàn ông quen qua mạng về nhà mình".
Những loại thuốc điều trị ung thư đang phải uống tác động lớn đến thói quen đi ngủ của Molly. Cô thường bị thức giấc vào trước lúc bình mình, nhưng điều này vô tình lại giúp Molly có thêm thời gian để hẹn hò.
"Đó không đơn thuần là tình dục, nó còn là cách Molly chữa lành những vết thương cũ mà cô ấy đã phải gánh chịu", một người bạn của Molly chia sẻ. Chính Molly cũng xác nhận rằng, từ khi bắt đầu cuộc sống đặc biệt này, cô cảm thấy như chính mình được hồi sinh và quên đi nỗi đau thể xác.
Các chuyên gia khuyến cáo, từ trước tuổi 30, chị em hãy duy trì thói quen tự khám vú mỗi tháng. Sau kỳ kinh nguyệt 5 -7 ngày là thời điểm tuyến vú mềm nhất, hãy đứng trước gương để tự kiểm tra vú. Ung thư vú dễ phát hiện nhất do người bệnh có thể tự sờ thấy một khối u ở vú, hạch ở nách. Vì thế, khi sờ thấy khối u ở vú, hạch ở nách, hay dịch máu bất thường ở đầu vú, hoặc cảm thấy bất thường trong cơ thể cần đi khám ngay. Hãy tạo thành thói quen tháng nào cũng kiểm tra. Và từ 40 tuổi, bên cạnh việc kiểm tra hàng tháng, hãy đi tầm soát ung thư vú tại Bệnh viện mỗi năm một lần.
Minh Nhật
Theo The Sun/Dân trí
Người ung thư dễ bị nhiễm COVID-19 hơn Các nhà nghiên cứu y tế đã phát hiện ra rằng những bệnh nhân ung thư dễ bị nhiễm COVID-19 hơn - theo một nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Lancet Oncology. Các bác sĩ đưa bệnh nhân nhiễm COVID-19 vào khu cách ly. Do tình trạng ức chế miễn dịch toàn thân của các phương pháp điều trị ung thư như...