Tại sao hành khách không nên ngủ khi máy bay cất cánh và hạ cánh?
Chuyên gia khuyên rằng bạn nên tỉnh táo, không ngủ khi máy bay cất cánh và hạ cánh để bảo vệ đôi tai của mình.
Ảnh minh họa.
Đối với một số hành khách, việc đi các chuyến bay sớm sẽ là cơ hội để tranh thủ chợp mắt một chút. Tuy nhiên việc ngủ trong khi cất cánh và hạ cánh có thể gây ra một số vấn đề về sức khỏe.
Video đang HOT
Khi máy bay cất cánh và hạ cánh, độ cao thay đổi nhanh chóng, áp suất trong tai cũng thay đổi nhanh chóng, gây ra hiện tượng chân không trong ống thính giác (ống Eustachian), khiến mọi người có cảm giác như tai bị tắc và âm thanh bị bóp nghẹt. Ống thính giác là ống nối cổ họng và tai giữa, duy trì sự cân bằng giữa áp suất trong tai giữa và thế giới bên ngoài.
Nếu bạn ngủ quên vào lúc này và không thực hiện các biện pháp như nuốt để điều chỉnh áp lực trong tai, khiến tai tiếp tục bị tắc, bạn có thể phải đối mặt với những nguy cơ như chóng mặt, nhiễm trùng tai, tổn thương màng nhĩ, thậm chí chảy máu cam và mất thính lực.
Cách ngăn ngừa hoặc giảm nghẹt tai khi đi trên máy bay là ngáp và nuốt thường xuyên trong các chuyến bay. Điều này có thể giúp duy trì sự cân bằng giữa bên trong và bên ngoài tai. Ngậm kẹo và nhai kẹo cao su làm tăng tiết nước bọt, giúp bạn dễ nuốt hơn. Bạn cũng có thể véo mũi và thực hiện động tác thổi để giảm sự tích tụ áp lực.
Nếu bạn bị cảm lạnh và nghẹt mũi, uống thuốc thông mũi trước khi cất cánh có thể giúp thông ống thính giác. Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bạn có thể cho trẻ uống sữa và để trẻ thực hiện động tác nuốt một cách tự nhiên.
Bác sĩ cứu bệnh nhân trên máy bay bằng đồng hồ mượn của tiếp viên
Bác sĩ người Anh đo nồng độ oxy trong máu của hành khách bằng ứng dụng trên đồng hồ thông minh của tiếp viên hàng không.
BBC đưa tin bác sĩ Rashid Riaz, 43 tuổi, làm việc tại Bệnh viện hạt Hereford ở Anh, đã cứu sống một hành khách bị bệnh trên máy bay. Vị bác sĩ đã sử dụng chiếc Apple Watch của một tiếp viên hàng không trong quá trình cấp cứu.
Trên chuyến bay của Ryanair từ Birmingham (Anh) đến Verona (Italy) ngày 9/1, một phụ nữ khoảng 70 tuổi cảm thấy khó thở. Bác sĩ Riaz đã đi tới để giúp đỡ nữ hành khách sau khi thành viên phi hành đoàn hỏi liệu có bác sĩ trên máy bay hay không.
Bác sĩ Rashid Riaz đã cứu sống một người phụ nữ với sự trợ giúp của Apple Watch. Ảnh: New York Post
Người phụ nữ, chưa được công khai danh tính, có tiền sử bệnh tim. Bởi vậy, bác sĩ đã yêu cầu tiếp viên đưa chiếc Apple Watch để đo nồng độ oxy trong máu của bệnh nhân. Bác sĩ Riaz kể: "Chiếc đồng hồ của Apple đã giúp tôi phát hiện bệnh nhân có độ bão hòa oxy trong máu thấp". Anh đã sử dụng ứng dụng Blood Oxygen dành cho "mục đích tập thể dục và sức khỏe nói chung".
Theo thông tin từ trang web của Apple, ứng dụng này "không dành cho mục đích sử dụng y tế" nhưng đã rất hữu ích trong trường hợp khẩn cấp như trên.
Bác sĩ Riaz yêu cầu phi hành đoàn cung cấp một bình oxy để ổn định độ bão hòa oxy trong máu của người phụ nữ cho đến khi họ hạ cánh xuống Italy. Sau khi máy bay tiếp đất, người phụ nữ được chăm sóc y tế và hồi phục nhanh chóng.
"Tôi đã vận dụng kiến thức của mình để sử dụng thiết bị này trong chuyến bay. Đây là bài học về cách chúng ta có thể xử lý trường hợp khẩn cấp thông qua một thiết bị sẵn có", bác sĩ Riaz chia sẻ.
Vị bác sĩ hoan nghênh hãng hàng không về cách ứng phó nhanh chóng với tình huống bất thường. Tuy nhiên, anh khuyến nghị trên máy bay nên có các dụng cụ y tế cần thiết như máy đo độ bão hòa oxy, huyết áp... Bác sĩ Riaz nói thêm: "Những món đồ đó có thể cứu sống bệnh nhân trong tình huống khẩn cấp".
Cách ngăn ngừa và giảm táo bón khi đi du lịch Táo bón gây bất tiện, khó chịu và làm giảm niềm vui khi đi du lịch. Tuy nhiên, có một số cách có thể ngăn ngừa và giảm táo bón... 1. Vì sao khi đi du lịch hay mắc táo bón? Táo bón trong kỳ nghỉ có thể xảy ra là do: - Thay đổi môi trường, thói quen sinh hoạt, lịch trình...