Tại sao Hamas đối đầu với Israel?
4 năm sau cuộc xung đột lớn nhất trong khu vực, Israel và Hamas lại một lần nữa đứng bên bờ vực chiến tranh ở Dải Gaza. Nhưng Hamas là ai và họ tìm được gì sau những cuộc tấn công bằng tên lửa vào các mục tiên Israel?
Hamas là ai?
Là một tổ chức chiến binh Hồi giáo chính thống hoạt động ở Bờ Tây và Dải Gaza. Hamas là từ viết tắt cho Harakat al-Muqawama al-Islamiyya (Phong trào Kháng chiến Hồi giáo). Trong tiếng Ảrập, Hamas có nghĩa là “nhiệt huyết”, “lửa”.
Hamas được biết đến nhiều hơn dưới vai trò là một phong trào quân sự, nhưng trên thực tế, họ còn hoạt động trên nhiều lĩnh vực như tôn giáo, chính trị và an ninh. Họ thực hiện nhiều chương trình phúc lợi xã hội ở các trường học, bệnh viện và các tổ chức tôn giáo.
Lực lượng quân đội của tổ chức này có hơn 1.000 chiến binh và hàng ngàn những người ủng hộ và tình nguyện viên.
Lãnh đạo Fatah, Hamas gặp nhau tại Gaza ngày 29/5.
Mục tiêu của Hamas là gì?
Mục tiêu cao nhất của họ là tiêu diệt Nhà nước Israel và xây dựng các chuẩn mực hồi giáo Allah trên toàn lãnh thổ Palestine với khẩu hiệu: “Giương cao ngọn cờ đức Allah trên mỗi một tấc đất của Palestine”.
Thủ lĩnh chính trị của Hamas Khaled Meshaal trước đó đã đưa ra tuyên bố: “Hamas sẽ luôn hỗ trợ nhà nước Palestine”.
Việc Hamas không công nhận Nhà nước Israel là một trong những lí do tại sao họ bị loại trừ khỏi các cuộc đàm phán hòa bình. Năm 1993, họ kịch liệt phản đối việc Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) kí kết Hiệp định Hòa bình Oslo với Chính phủ Israel.
Phát ngôn viên của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, Mark Regev đã nói: “Hamas là kẻ thù của hòa bình. Mục đích của họ là phá hủy Nhà nướcIsrael. Với họ, bất cứ người Palestine nào có ý định đàm phán hòa bình vớiIsrael đều là kẻ thù”.
Tuy nhiên, các thành viên của Hamas nhấn mạnh rằng, họ chỉ cố gắng giải phóng các vùng lãnh thổ Palestine đang bị người Israel chiếm đóng.
Cái chết của Ahmed al-Jaabari lãnh đạo lực lượng vũ trang Hamas sau một cuộc không kích của quân đội Israel như thổi lên sự căm hờn trong hàng ngũ lực lượng Hamas và chính những người dân ở Gaza. Hamas đưa ra cảnh báo rằng “Sự chiếm đóng của Israel đã mở ra một cánh cửa địa ngục”.
Người dân ở Gaza vui mừng vì Fatah và Hamas chấm dứt chia rẽ.
Phong trào Hồi giáo Sunni Vũ trang Hamas được thành lập ngày 14/12/1987dưới sự lãnh đạo của Sheikh Ahmed Yassin – vị lãnh tụ tinh thần của Hamas và là người có ảnh hưởng lớn đến tổ chức và nhân dân Palestin cũng như những tín đồ hồi giáo. Sự ra đời của Hamas được coi như một thay thế cho PLO. Ông Yassin và các nhà hoạt động khác có quan hệ với Tổ chức Anh em Hồi giáo (Muslim Brotherhood), tổ chức đối lập chính trị lớn nhất ở nhiều nước Ảrập, đã tạo ra một mạng lưới các tổ chức từ thiện, trường học và trạm y tế ở Bờ Tây của Jordan và Gaza trong thập niên những năm 1960, 1970 và 1980.
Một năm sau đó, năm 1988, Hamas công bố Hiến chương hoạt động. Hiến chương này là sự kết hợp chủ nghĩa dân tộc Palestine với chủ nghĩa trào lưu chính thống Hồi giáo với quyết tâm tiêu diệt Israel thay thế thẩm quyền Palestine (PA) bằng nhà nước Hồi giáo ở Bờ Tây và Gaza.
Vào năm tiếp theo, thủ lĩnh Yassin bị bắt và bị tòa án Israel kết án với tội danh “Tổ chức bắt cóc và giết hại 2 lính Israel”. Năm 1997 ông được trả tự do. Năm 2004, ông bị thiệt mạng trong 1 cuộc không kích của Israel.
Từ đó, Hamas bắt đầu thực hiện những vụ đánh bom tự sát vào các mục tiêu dân sự và quân sự của Israel vào giữa những năm 90. Theo số liệu của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, tính từ năm 1993, Hamas đã sát hại hơn 500 người trong hơn 350 vụ tấn công khủng bố.
Video đang HOT
Trưởng đoàn đàm phán của Fatah – Azzam al-Ahmed (phải) với lãnh đạo Hamas – Mussa Abu Marzuq tại Cairo (Ai Cập)
Vai trò của Hamas tại Gaza
Hamas xây dựng trường học, bệnh viện, các tổ chức tôn giáo, nhà ăn và trại trẻ mồ côi ở Bờ Tây và Gaza và họ chịu trách nhiệm trong chương trình hỗ trợ hiệu quả xã hội trong các khu vực trong lãnh thổ. Việc này trực tiếp giúp họ có tiếng hơn trong những người Palestine.
Sau khi tẩy chay bầu cử trong nhiều năm, Hamas lần đầu tiên tham gia bầu cử quốc hội Palestine năm 2006. Dưới tên Đảng Cải cách, Hamas đã dành chiến thắng vang dội, chiếm đa số ghế trong Hội đồng Lập pháp Palestine.
Thủ lĩnh Hamas Ismail Haniya được bổ nhiệm làm Thủ tướng Palestine. Nhưng chỉ 1 năm sau đó ông này đã bị sa thải khi chủ tịch PA Mahmoud Abbas giải tán chính phủ. Tuy nhiên, ông Haniya đã bác bỏ hành động này của ông Abbas và trên thực thế, ông vẫn tiếp tục giữ vai trò thủ lĩnh chính trị ở Gaza.
Lực lượng Quốc phòng Israel đưa ra cáo buộc Hamas đã biến Gaza thành một “căn cứ chiến lược” cho Iran, buộc người Israel phải sống dưới những điều kiện “không thể chịu đựng nổi”.
Ngoài ra, Israel cũng cáo buộc Hamas đã sử dụng người dân ở Gaza như những “lá chắn sống”, sử dụng trường học và bệnh viện trong khu vực làm vỏ bọc để thực hiện lắp đặt trang thiết bị quân sự. Ông Mark Regev cho hay: “Họ ngụy trang hạ tầng cơ sở quân sự trong khu vực dân sự”.
Nguồn tài trợ của Hamas
Theo Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, ngân sách hàng năm của Hamas là 70 triệu USD. Phần lớn những nguồn hỗ trợ tài chính của tổ chức này đều xuất phát từ những người Palestine ở nước ngoài, các nhà tài trợ tư nhân ở Trung Đông và các tổ chức từ thiện Hồi giáo phương Tây.
Ngoài ra, họ cũng nhận được sự hỗ trợ đáng kể về kinh tế cũng như vũ khí từ phía Iran. Thêm vào đó, kể từ khi họ chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2006 và nắm được vị trí chính quyền, nên họ có thể sử dụng nguồn tài chính công.
Hamas còn nhận được sự ủng hộ rộng rãi từ dân chúng tại Gaza nhờ vào chương trình phúc lợi xã hội và tỏ ra ít tham nhũng.
Cộng đồng quốc tế nói gì?
Hamas luôn bị xem là một tổ chức khủng bố đối với Mỹ, Israel và Liên minh châu Âu EU.
Sau cuộc xung đột ở Dải Gaza năm 2008 và 2009, trong đó đã làm thiệt mạng hơn 1.400 người, báo cáo Goldstone của Liên Hiệp Quốc chỉ ra rằng, những cuộc tấn công bằng tên lửa của tổ chức này có thể cấu thành tội ác chiến tranh và tội ác chống lại nhân loại.
Cũng theo báo cáo trên, lực lượng Israel cũng đã gây ra những lỗi tương tự trong cuộc xung đột.
Tổ chức Human Rights Watch đã cáo buộc chính quyền Hamas ở Gaza gây ra tội ác chiến tranh, vi phạm Luật Nhân đạo quốc tế và đã áp dụng những phương pháp tàn bạo và vô nhân đạo với tù nhân.
Mối quan hệ với Fatah
Al-Fatah, Tổ chức Cách mạng đầu tiên của nhân dân Palestine được thành lập năm 1958, hoạt động dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch PLO Yasser Arafat. Cũng giống như Hamas, Fatah đã nhiều lần khơi mào cho những cuộc tấn công chống lại Israel. Tuy nhiên, Fatah đã từng là một tổ chức của PLO trong những năm 1960 và vào năm 1993, họ đã công nhận quyền tồn tại của Israel.
Kết quả là, Fatah giành quyền kiểm soát Bờ Tây và được xem là một tổ chức “ôn hòa” hơn.
Trong khi Hamas bị xem là một tổ chức khủng bố thì Fatah lại nhận được sự hỗ trợ từ những nước phương Tây, trong đó có Mỹ.
Tháng 1/2006, bầu cử Hội đồng lập pháp Chính quyền Palestine với thắng lợi bất ngờ của Phong trào Hồi giáo Hamas (76/132 ghế), Fatah chỉ chiếm được 46 ghế. Mỹ, phương Tây và Israel gây sức ép đòi Hamas từ bỏ đấu tranh vũ trang, công nhận Nhà nước Do Thái và tôn trọng các thỏa thuận và Hiệp định đã ký với Israel nhưng Hamas vẫn giữ lập trường cứng rắn.
Chiến thắng của Hamas trong cuộc bầu cử đã gây ra cuộc đối đầu chính trị giữa họ và Fatah, để rồi nhanh chóng biến thành những cuộc đọ súng trên đường.
Đến tháng 5/2011, 2 bên đã ngồi lại cùng nhau kí thỏa thuận hòa giải vì 1 mục tiêu chung: Thành lập một nhà nước Palestine. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã gọi thỏa thuận này là: “Một đòn giáng vào sự hòa bình và một chiến thắng tuyệt vời cho chủ nghĩa khủng bố”.
Xung đột với Israel
Ngày 9/6/2006, bãi biển Gaza xảy ra 1 vụ nổ làm 9 thường dân thiệt mạng. Hamas cho rằng việc này là do phía Israel làm nhưng phía Israel phủ nhận. Do đó, Hamas chấm dứt thỏa thuận ngừng bắn với Israel.
Ngày 25/6, Hamas tấn công lực lượng Israel, giết 2 binh sĩ và bắt giữ hạ sĩ Gilad Shalit.
Ngày 28/6, Israel trả đòn vào Gaza để giải thoát tù binh. Không quân Israeloanh tạc một số cơ quan của Palestine như Bộ Nội vụ, Văn phòng của Thủ tướng Ismail Haniya.
Ngày 29/6, Israel bắt giữ 64 viên chức Palestine. Trong số đó có 8 Bộ trưởng, 20 Dân biểu trong Quốc hội, cùng một số viên chức các hội đồng dân cử địa phương, Thị trưởng và Phó thị trưởng của Qalqilyah.
Ngày 6/8, Israel bắt giữ Chủ tịch Quốc hội Aziz Dweik tại nhà riêng ở Bờ Tây.
Đến ngày 20/5/2012, Hamas và Fatah đã ký thỏa thuận cho phép Tổng thống Palestin Mahmoud Abbas thành lập chính phủ lam thời và thống nhất về thời gian biểu thực thi thỏa thuận chia sẻ quyền lực được ký hồi tháng 2 và do Qatar làm trung gian.
Ngày 19/11/2012, hai phe đối lập này đã quyết định chấm dứt giao tranh. Đây là một động thái thể hiện tình đoàn kết tại Bờ Tây giữa lúc chiến sự tại Dải Gaza đã làm thiệt mạng ít nhất 109 người.
Theo Dantri
Israel ra tối hậu thư cho Hamas
Chính phủ Israel hôm qua đã ra tối hậu thư cho phong trào Hamas phải chấm dứt bắn tên lửa vào Isarel trong vòng 36 giờ nếu không muốn đối mặt với một chiến dịch mở rộng quân sự của Tel Aviv, động thái khiến các phe phái Palestin quyết định hợp lực.
Bộ trưởng Tài chính Israel Yuval Steinitz ra tối hậu thư cho Hamas.
Trả lời phỏng vấn Đài phát thanh quân đội Israel Galey Tsahal ngày hôm qua, Bộ trưởng Tài chính nước này Yuval Steinitz nhấn mạnh nếu Hamas không chịu ngừng bắn tên lửa sang Israel và tiếp tục trang bị vũ khí trái phép cho dải Gaza thì sự việc có thể chuyển thành "giải pháp quân sự đầy đủ".
"Chính phủ Israel đã gia hạn cho Hamas trong vòng 36 giờ phải chấm dứt bắn tên lửa vào Israel, nếu không Tel Aviv sẽ mở rộng chiến dịch quân sự tại Gaza", Bộ trưởng Steinitz tuyên bố.
Trong khi đó, trên thực địa, quân đội Israel tiếp tục đẩy mạnh các cuộc tấn công bằng cả đường bộ và đường không trong ngày thứ 6 liên tiếp vào dải đất hẹp do phong trào Hồi giáo vũ trang Hamas kiểm soát từ năm 2006.
Ít nhất 91 người Palestine đã thiệt mạng kể từ khi Israel bắt đầu chiến dịch hồi thứ Tư tuần trước
Theo các nguồn tin mới nhất, chỉ riêng trong ngày tấn công thứ 6 (19/11) đã có thêm ít nhất 10 người thiệt mạng, nâng tổng số người chết do không kích của Israel lên tới 91 người và hơn 400 người bị thương.
Quân đội Israel cho biết, qua một đêm, Israel đã nhắm bắn mục tiêu tấn công vào 80 địa điểm ở Gaza, bao gồm các trụ sở cảnh sát của Hamas, các điểm phóng rocket ngầm và đường hầm được các phần tử chủ chiến sử dụng.
Ngoài ra, Quân đội Israel cũng cho biết đã kiểm soát chương trình phát sóng tại đài truyền hình Al-Aqsa của Hamas sau khi tấn công tòa nhà cơ quan lập pháp của lực lượng này và san phẳng trụ sở đầu não của cảnh sát Hamas ở Gaza.
"Chúng tôi đã kiểm soát truyền hình Hamas để phát sóng lời cảnh báo", một người phát ngôn quân đội nói.
Quân đội cũng báo cáo một vài quả rocket đã được bắn từ Gaza vào Israel ngày hôm qua, giết chết 3 thường dân Israel, đồng thời cho biết hệ thống phòng thủ Iron Dome của nước này đã chặn hơn 300 quả rocket kể từ khi cuộc tiến công bắt đầu.
Các phe phái Palestine tập hợp chống Israel
Trước sức ép ngày càng quyết liệt của Nhà nước Do Thái, Hamas và Fatah - hai phái đôi địch của Palestine - đã quyêt định cùng hợp lực để đẩy lùi khủng hoảng tại Gaza.
"Chúng tôi thông báo rằng chúng tôi đã chấm dứt chia rẽ", quan chức cấp cao của Fatah Jibril Rajoub phát biểu trước đám đông khoảng 1.000 người tại quảng trường Manara ở Ramallah thuộc Bờ Tây.
"Sau ngày hôm nay, không ai còn được phép nói về chia rẽ ở Palestine", một trong các thủ lĩnh của Hamas Mahmud al-Ramahi nói với đám đông.
Nhiều năm trở lại đây, hai phong trào Fatah và Hamas rơi vào cảnh đối đầu, khiến Palestine bị chia tách thành hai vùng lãnh thổ: Gaza của Hamas và Bờ Tây của Fatah. Mâu thuẫn khiến Hamas lập lên một chính phủ ở Gaza để đối trọng với chính quyền Palestine ở Bờ Tây do Phong trào Fatah của Tổng thống Mahmoud Abbas kiểm soát.
Tuy nhiên, chiến dịch không kích của Israel, được chính thức phát động từ hôm 14/11 với cuộc tấn công mở màn tiêu diệt một trong các thủ lĩnh cấp cao của Hamas, đã khiến hai phe xích lại gần nhau.
Ngoài Fatah và Hamas, ở Palestine còn có một số phe phái khác như nhóm Hồi giáo Jihad. Tuy nhiên, các phái này cũng đều đã thể hiện đoàn kết với Fatah và Hamas.
Tiếp tục các nỗ lực quốc tế
Lo ngại chiến sự bùng phát tại Gaza, các Ngoại trưởng Liên minh châu Âu (EU), Nga và Trung Quốc đã kêu gọi tất cả các bên, đặc biệt là Israel, "kiềm chế tối đa" trong cuộc xung đột hiện nay.
"Lập tức chấm dứt chiến sự có lợi cho tất cả mọi người, đặc biệt trong bối cảnh bất ổn ở khu vực hiện nay. Tất cả các cuộc tấn công phải ngừng ngay lập tức vì chúng gây ra nỗi thống khổ không thể biện minh cho dân thường vô tội", tuyên bố của 27 Ngoại trưởng EU nêu rõ.
"Mátxcơva cho rằng cần chấm dứt cuộc đối đầu quân sự không chậm trễ. Chúng tôi tái khẳng định lập trường của mình không chấp nhận hành động tấn công vào các khu vực của Israel cũng như vào Gaza", Bộ Ngoại giao Nga khẳng định.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Đức Guido Westerwelle lên đường tới Trung Đông để khuyến khích các bên ngừng bắn. Theo kế hoạch, ông Westerwelle sẽ gặp người đồng cấp Israel Avigdor Lieberman tại Jerusalem, hội đàm với Thủ tướng Benjamin Netanyahu, Tổng thống Shimon Peres và Bộ trưởng Quốc phòng Ehud Barak.
Tiếp đó, ông tới thăm Tổng thống Palestine Mahmud Abbas tại Ramallah.
Trong khi đó, Mỹ thông báo điều 3 tàu chiến tới Địa Trung Hải đề phòng chiến sự leo thang tại Gaza.
Lầu Năm Góc cho biết tàu USS Iwo Jima, USS New York và USS Gunston Hall chở theo tổng cộng 2.500 lính thủy đánh bộ đã được lệnh quay lại Địa Trung Hải. Các tàu này có nhiệm vụ sơ tán khẩn cấp công dân Mỹ tạiIsrael và các khu vực lân cận nếu chiến sự nổ ra.
Ngoài ra, công dân Mỹ cũng đã được khuyến nghị nên sớm rời khu vực này.
Mỹ cho biết sẽ duy trì 3-4 tàu chiến ở vùng biển ngoài khơi Israel nhằm bắn hạ các tên lửa đạo đạo. Đây là một kịch bản nằm trong sự chuẩn bị của Mỹ phòng chống nguy cơ tên lửa của Iran .
Theo Dantri
Ai thắng ở Gaza? "Thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza" dài chỉ vỏn vẹn một trang và gồm 24 dòng. Tuy nhiên, những gì toát lên giữa những dòng chữ đó dường như giải thích cho thái độ khác nhau của các bên tham gia nhất trí. Một người đàn ông che mũi tránh khói sau một cuộc không kích của Israel ở Gaza City. Cả...