Tại sao Hà Nội loại 312 biệt thự cổ khỏi danh mục quản lý?
Gần trọn buổi sáng nay 4.12, phiên chất vấn của HĐND TP Hà Nội về những nội dung đã thực hiện sau chất vấn kỳ họp thứ 10 tháng 7.2014 nóng lên với nhiều câu hỏi xoáy vào nội dung quản lý biệt thự cổ.
ĐB Nguyễn Hoài Nam, Trưởng ban Pháp chế HĐND thành phố nêu vấn đề: tại sao UBND thành phố loại 312 biệt thự khỏi danh mục quản lý gần 970 biệt thự cổ trước năm 1954 đã được HĐND thống nhất giao cho UBDN thành phố quản lý trong Nghị quyết 18? Đặt câu hỏi về trách nhiệm thanh tra đã làm triệt để hay chưa, khi sau hơn 4 tháng vẫn chưa có kết luận thanh tra về việc này, ông Nam cũng đề nghị nếu cần phải thanh tra trách nhiệm các đơn vị bị thanh tra, thậm chí đưa ra cơ quan điều tra vì đây là tài sản lớn.
Hà Nội còn gần 970 biệt thự cổ – Ảnh: Ngọc Thắng
Không trả lời trực tiếp vào câu hỏi chính của ông Nam là tại sao đưa 312 biệt thự khỏi danh mục quản lý, Phó chủ tịch UBND thành phố Vũ Hồng Khanh cho biết, văn bản 7177 của thành phố về quản lý, phân loại biệt thự trước năm 1954 ban hành hoàn toàn đúng thẩm quyền, đã xin ý kiến của Bộ Tư pháp. Thực tế quá trình thanh tra khó khăn, do hệ thống hồ sơ tồn tại 60 – 70 năm nay, quản lý nhà nước về hồ sơ cũng có sai sót. Lãnh đạo thành phố đã phải 3 lần họp về vấn đề này.
Ông Khanh cũng khẳng định, khoảng ngày 15.12, tất cả các đơn vị phải báo cáo Thanh tra thành phố về thực trạng hồ sơ hiện nay. Thanh tra sẽ thẩm tra từng biệt thự, nếu khó sẽ mời tư vấn, Bộ Xây dựng, ngoài ra sau đợt thanh tra này sẽ thanh tra tiếp trách nhiệm các tổ chức, cá nhân vi phạm. Nếu có dấu hiệu luật hình sự sẽ chuyển cơ quan điều tra.
Video đang HOT
Chưa bằng lòng, ĐB Nam tiếp tục chất vấn, đề nghị thành phố phải làm rõ có vấn đề khiếm khuyết trong quản lý hay không, có tình trạng lợi dụng chức vụ để sử dụng không đúng mục đích tài sản công không? Vì theo ông Nam, không chỉ biệt thự cổ, nhiều công trình nhà nước cũng bị các cá nhân xâm chiếm trái phép, thậm chí hợp thức hóa thành tài sản tư nhân nhưng không được thanh tra làm rõ. ĐB Nguyễn Xuân Diên cũng đặt vấn đề về cơ quan tham mưu khi tham mưu cho thành phố loại bỏ 312 biệt thự?
Theo ông Vũ Hồng Khanh, thành phố không loại 312 biệt thư này ra khỏi diện quản lý, mà phân loại để bảo tồn, tôn tạo, giữ gìn biệt thự quản lý các biệt thự này. “Trong quá trình quản lý thì có những sai sót, thiếu chặt chẽ, thành phố đã biết và chỉ ra được một số trường hợp cụ thể. Quan điểm của UBND thành phố là rất quyết liệt. Nếu phát hiện cơ quan, cá nhân nào cản trở việc này, chúng tôi sẽ xử lý theo luật, không bao che, dung túng”, ông Khanh khẳng định.
Chiều nay, HĐND thành phố sẽ tập trung chất vấn về các vấn đề về môi trường.
Theo Thanh Niên
Cả nước có 61.249 nhà ở công vụ
Vẫn còn có trường hợp cán bộ không còn đủ tiêu chuẩn sử dụng nhà ở công vụ nhưng chưa trả lại nhà.
Ảnh minh họa.
Theo thống kê của cơ quan chức năng gửi Văn phòng Chính phủ, tính đến hết ngày 31/8/2014, theo báo cáo của 33 bộ ngành, cơ quan trung ương và 60 địa phương thì tổng quỹ nhà ở công vụ cả nước hiện nay khoảng 61.249 căn các loại, tương ứng khoảng 1.603.498 m2 sử dụng.
Trong đó bao gồm 81 biệt thự, 5.202 căn hộ nhà chung cư, 55.966 nhà ở liền kề.
Hầu hết nhà ở công vụ đã được sử dụng đúng đối tượng, đúng mục đích. Tuy nhiên, vẫn còn có trường hợp cán bộ không còn đủ tiêu chuẩn sử dụng nhà ở công vụ nhưng chưa trả lại nhà công vụ.
Nguyên nhân được xác định là do công tác quản lý nhà ở công vụ trải qua nhiều thời kỳ và chưa rõ ràng. Hiện nay vẫn có sự nhầm lẫn giữa nhà ở công vụ với nhà ở thuộc sở hữu nhà nước đã phân phối cho cán bộ, công nhân viên chức và đã bán, chuyển sở hữu cho người đang thuê theo Nghị định 61.
Có người mua xong nhà thì bán lại thu lợi lớn. Kể từ năm 2005, khi Luật nhà ở quy định nhà ở công vụ chỉ để cho thuê, khi người thuê hết tiêu chuẩn thì phải trả lại nhà nước, nhưng những người được bố trí ở nhà công vụ vẫn nghĩ đó là nhà ở phân cho mình như nhà ở thuộc sở hữu nhà nước trước đây, sau một thời gian sẽ được bán.
Việc quản lý và sử dụng nhà công vụ được giao cho nhiều cơ quan, đơn vị khác nhau quản lý. Việc thu hồi nhà công vụ chưa quyết liệt, còn nể nang.
Tiếp tục thu hồi nhà công vụ ở Hoàng Cầu
Về tình hình khu nhà ở công vụ tại Hoàng Cầu, khu nhà này được Chính phủ đầu tư xây dựng và hoàn thành đưa vào sử dụng từ năm 2000, bao gồm 4 khối nhà cao 6 tầng, với tổng số 80 căn hộ, được bố trí cho các cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý, một số lãnh đạo cấp Thứ trưởng trở lên tại các cơ quan trung ương nhưng có khó khăn về nhà ở từ năm 2000 đến 2010.
Từ đầu năm 2014, Thủ tướng Chính phủ quyết định chuyển giao nhiệm vụ quản lý Khu nhà ở công vụ Hoàng Cầu từ Văn phòng Chính phủ về Bộ Xây dựng. Sau khi nhận bàn giao, Bộ Xây dựng cho thống kê, rà soát tình hình sử dụng 80 căn hộ tại Hoàng Cầu.
Qua đó cho thấy 14 căn hộ hiện vẫn do các cán bộ đương chức, còn đủ tiêu chuẩn đang ở. 25 căn hộ dành cho các cán bộ đã nghỉ hưu hiện đang ở. 29 căn hộ cho các cán bộ được phân đã nghỉ hưu hoặc đã mất nhưng hiện đang cho người nhà ở hoặc khóa cửa, ít khi đến ở... 12 căn hộ đã được Bộ Xây dựng thu hồi và các cán bộ hết tiêu chuẩn trả lại.
Bộ Xây dựng đang tiếp tục thực hiện việc thu hồi đối với những trường hợp hết tiêu chuẩn, phối hợp với địa phương.
Theo Tuổi Trẻ
Nhà công vụ và chuyện người bán vé số "chê" tiền tỷ Không một chút đắn đo, ngay lập tức chị đưa ra quyết định: 6,6 tỉ đồng không mua được lòng tự trọng ở con người chị 1. Mới đây nhiều đại biểu Quốc hội đã lên tiếng yêu cầu rà soát lại những trường hợp các quan chức đã về hưu nhưng vẫn quyết "bám trụ", chưa hoặc không chịu trả lại nhà...