Tại sao Giáng Sinh không thể thiếu thịt gà Tây?
Bạn thắc mắc tại sao nguời ta lại ăn gà Tây quay hay bánh khúc cây vào Giáng sinh? Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Nhiều món ăn Giáng sinh bắt nguồn từ các món truyền thống thuộc lễ hội Yule của người Scandinavia cổ hoặc 22-12 để mừng sự trở lại của mặt trời sau một mùa đông dài, giá rét.Trải qua nhiều thế hệ, các món ăn này được truyền bá khắp nơi và thay đổi cho phù hợp với thói quen ăn uống của từng dân tộc.
Gà Tây quay
Vào thế kỷ thứ XVI, nhà thám hiểm Sebastian Cabot đem gà Tây về nước Anh. Mặc dù khí hậu lạnh không thích hợp với loại gia cầm này, nhưng gà Tây quay vẫn trở thành món ăn phổ biến của người Anh mỗi dịp Giáng sinh về, công quay và đầu lợn rừng cho bữa tiệc Noel.
Gà Tây quay nổi tiếng đến nỗi năm 1843, nhà văn Anh Charles Dickens đã mang vào tác phẩm kinh điển của mình, A Christmas Carol. Món ăn truyền thống này được truyền sang Úc vào tháng 1- 1788.
Ảnh: thugian.com.vn
Bánh Pudding
Video đang HOT
Mỗi độ Giáng sinh, trên bàn tiệc nhà nhà không thể thiếu chiếc bánh pudding thơm lừng, béo ngậy.
Tuy nhiên, bánh pudding ngày nay khác xa tổ tiên xưa của chúng. Vào thế kỷ XV, bánh được làm từ mận, rượu vang, thịt bê thái nhỏ, vụn bánh mỳ, thả dược, hành rau, trái cây khô và gia vị.
Khoảng thế kỷ thứ XVI, các loại rau và thịt mất dần. Đến thế kỷ thứ XIX thì thành phần và vị của nó rất gần với bánh pudding ngày nay. Người ta còn cho vào bánh vài hạt đậu hoặc đồng xu và tin rằng nếu ăn phải phần bánh mỳ này, họ sẽ gặp may mắn cả năm.
Bánh khúc cây
Trong lễ hội Yule cổ xưa, người ta phải chuẩn bị một khúc gỗ lớn và đốt lên trong suốt 12 đêm để đón chào sự trở lại của thần mặt trời. Người dân tin rằng họ sẽ gặp điềm gở nếu thân câu cháy trước lúc kết thúc lễ hội.
Ngày nay, mỗi Giáng sinh, chúng ta lại có một ổ bánh kem chocolate nâu hình khúc gỗ. Người ta rắc ít chocolate trắng lên tượng trưng cho tuyết. Chuẩn bị chiếc bánh này chắc chắn sẽ đỡ tốn thời gian hơn khúc gỗ Yule xưa kia nhiều.
Kẹo bạc hà cây
Cách đây rất lâu, kẹo cây thẳng và chỉ có màu trắng. Nhưng vào khoảng năm 1670, trưởng đội hợp xướng Cologne Cathedral đã bẻ cây kẹo thành hình chiếc gậy. Ông mang tặng cho những người chăn cừu và ca sĩ của mình.
Vào thế kỷ thứ XIX, người ta thêm những vằn đỏ và vị bạc hà vào kẹo. Rồi mỗi dịp Giáng sinh, chiếc kẹo hình cây ba-toong với những vằn trắng, đỏ rất ngon và vui mắt này trở thành thức quà hấp dẫn đối với trẻ em từ đó.
Theo PNO
Điểm tâm kiểu Sài Gòn
Nói đến ẩm thực Sài Gòn sẽ thấy thật đặc biệt, bảo là Sài Gòn không có bản sắc ẩm thực thì cũng đúng mà nói đây là nơi đa dạng về văn hoá ẩm thực cũng chẳng sai. Xin giới thiệu hai món bình dân mà rất đặc biệt trong bữa điểm tâm của người Sài Gòn.
Món đầu tiên là dimsum (phát âm: điểm sấm) của người Hoa, tiếng Việt gọi là điểm tâm. Đây không phải là một món ăn, mà bao gồm rất nhiều món ăn nhẹ hợp lại. Có thể chia làm vài loại như: cảo, bánh bao, các loại bánh cuốn, các loại bánh ngọt, các loại thịt viên, chân gà chưng và cả cháo.
Cũng có thể phân loại theo cách chế biến như chưng, hầm, chiên, nướng, hấp. Các món ngọt thì có bánh tart trứng, rau câu xoài... Tuỳ theo quán mà sẽ có những món riêng biệt.
Điểm tâm không phải là một món ăn, mà bao gồm rất nhiều món ăn nhẹ hợp lại
Ban đầu người ta chỉ dùng dimsum buổi sáng, nhưng hiện nay dimsum được phục vụ cho đến quá trưa và cho cả bữa khuya.
Ở TPHCM thì việc ăn dimsum tương đối dễ dàng, vì phần lớn người Hoa ở đây là con cháu của những người di cư từ vùng nói tiếng Quảng Đông. Ngoài các trà quán của người Hoa ở Q.5 còn có những quán ăn, nhà hàng Hoa như Tân Hào Phong, Ngân Đình, Đại Thống, Hoàng Long với giá cả thường được tính theo số lượng đĩa dimsum.
Ăn dimsum đúng kiểu thì các món hấp phải được phục vụ trong những giỏ tre nghi ngút khói này, mùi bánh thơm lừng quyện với mùi tre mộc mạc làm dậy khẩu vị của thực khách. Cảnh thường thấy trong những quán dimsum là các giỏ tre xếp thành chồng tại các bàn ăn.
Bánh còn nóng được phục vụ trong các giỏ tre
Phần đặc biệt mang tính văn hoá đậm nhất của việc đi ăn dimsum là uống trà vì đúng ra, dimsum chỉ là từ để chỉ tập hợp các món ăn, còn &'yam cha', ẩm trà, mới là từ dùng đúng cho cả bữa ăn bao gồm các món dimsum dùng kèm với trà này. Để đúng điệu thì uống trà bửu lị (trà nóng sủi tăm), ngoài ra còn có trà bông cúc hay trà Ô Long.
Một món điểm tâm khác có thể gọi là bản sắc riêng của Sài Gòn - TPHCM đó món cơm tấm.
Nước mắm ăn cơm tấm phải hơi ngọt với chút tỏi cho thơm
Người Sài Gòn ăn cơm tấm cả sáng trưa chiều tối, nhưng phổ biến và đặc biệt là ăn cơm tấm buổi sáng. Ở các đô thị khác, như Hà Nội chẳng hạn, ít có chuyện chọn cơm làm món ăn sáng mà chỉ có bún, phở, mì, miến... Nhưng cơm tấm Sài Gòn thì khác. Người ta ăn cơm tấm bất cứ khi nào và bất cứ nơi đâu, từ những vỉa hè cho đến những quán ăn sang trọng.
Cơm tấm phải nấu từ gạo tấm. Những hạt gạo gãy ngày xưa chỉ có dân nghèo ăn hoặc để bỏ đi bây giờ đã thành món ăn nhiều người ưa chuộng. Nước mắm ăn cơm tấm cũng quyết định phần lớn sự yêu chuộng của thực khách và nhất định phải là nước mắm pha hơi ngọt với chút ớt tỏi cho thơm.
Có rất nhiều món ăn kèm cơm tấm
Các món ăn đi kèm với cơm tấm cũng rất nhiều, nhưng các món không thể thiếu ở bất kì quán cơm tấm nào là sườn nướng, bì - da heo thái sợi và chả trứng. Quán có đông hay không tuỳ thuộc vào thịt nướng có thơm không hoặc chả trứng có mềm hay không. Thịt nướng muốn thơm thì phải được nướng bằng than hoa trên bếp lò lửa vừa phải, lửa to quá thịt sẽ khô, không còn thơm mềm.
Người sành ăn ở Sài Gòn thường ăn ở ở quán nổi tiếng như quán Ba Ghiền trên đường Đặng Văn Ngữ, quán 500 An Dương Vương hay quán lề đường ở Nguyễn Kiệm. Gần đây theo trào lưu mới, đã có những chuỗi nhà hàng cơm tấm kiểu mới như cơm tấm Mộc hay cơm tấm Cali để phục vụ những thực khách với những yêu cầu khác.
Theo PNO
Ẩm thực ngày Tết của một số quốc gia trên thế giới Cũng như ở Việt Nam, tại một số nước trên thế giới người dân rất chú trọng tới văn hóa ẩm thực ngày Tết. Ăn Tết làm sao cho an toàn, đủ chất dinh dưỡng và hơn nữa, thức ăn còn mang đến cho họ nhiều hy vọng thành công trong năm mới. Hàn Quốc: Những ngày đầu xuân ở nước này, có...