Tại sao EU muốn ‘làm dịu’ thế bế tắc với Nga về Kaliningrad?
EU đang tìm kiếm thỏa hiệp với Litva liên quan đến lệnh trừng phạt vùng Kaliningrad của Nga do lo ngại Moskva có thể sử dụng sức mạnh quân sự để phá thế phong tỏa, nguy cơ gây đụng độ trực tiếp với các lực lượng NATO.
Bản đồ khu vực Kaliningrad của Nga. Ảnh: Euronews.com
Theo trang tin châu Âu Euractiv.com ngày 30/6, thương mại qua Litva tới vùng Kaliningrad của Nga có thể trở lại bình thường trong vòng vài ngày tới, khi các quan chức châu Âu hướng tới một thỏa hiệp với quốc gia Baltic trên để giảm bớt căng thẳng với Moskva.
Kaliningrad, khu vực có biên giới với các quốc gia EU và phụ thuộc phần lớn xuất khẩu hàng hóa vào đường sắt và đường bộ qua Litva, đã bị chặn khỏi một số hoạt động vận chuyển hàng hóa từ Nga kể từ ngày 17/6 theo lệnh trừng phạt của Brussels.
Hiện các quan chức châu Âu đang đàm phán về việc miễn trừ các lệnh trừng phạt đối với vùng Kaliningrad, vốn đã ảnh hưởng đến các mặt hàng công nghiệp như thép cho đến nay, mở đường cho một thỏa thuận vào đầu tháng 7 nếu thành viên EU là Litva đồng ý.
Cuộc tranh cãi về việc cô lập Nga đang thử thách quyết tâm của châu Âu trong việc thực thi các lệnh trừng phạt được áp đặt sau chiến dịch quân sự của Moskva tại Ukraine, làm dấy lên lo ngại về sự leo thang sau khi các hạn chế khác khiến Nga vỡ nợ.
Trong khi các cường quốc phương Tây cam kết ủng hộ Ukraine, nhắc lại quyết tâm của họ tại cả hai hội nghị thượng đỉnh G7 và NATO trong tuần này, thì cả châu Âu đều khó có thể “đứng vững” trước các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc và tránh leo thang thêm với Nga.
Video đang HOT
Đó là lý do tại sao các quan chức châu Âu, với sự hậu thuẫn của Đức, đang tìm kiếm một thỏa hiệp để giải quyết một trong nhiều mâu thuẫn của họ với Moskva.
Nếu tuyến đường truyền thống cho hàng hóa của Nga đến Kaliningrad, trước tiên là qua Belarus và sau đó là Litva, không được khôi phục, Litva lo ngại Moskva có thể sử dụng sức mạnh quân sự để mở một hành lang xuyên qua quốc gia Baltic này nhằm phá thế phong tỏa, Euractiv.com dẫn một nguồn tin liên quan đến vấn đề này cho biết.
Dmitry Medvedev, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, tuần này cũng cảnh báo việc hạn chế vận chuyển hàng hóa đến Kaliningrad là một phần của cuộc chiến ủy nhiệm của phương Tây và Nga có nhiều cách để trả đũa.
Litva đã đóng cửa một phần đường sắt vận chuyển hàng hóa của Nga đến và đi từ vùng ngoại ô Kaliningrad, nói rằng họ đang thực hiện các lệnh trừng phạt của EU nhưng động thái này đã khiến Moskva tức giận, tuyên bố sẽ phản ứng, làm dấy lên lo ngại về vấn để sử dụng lực lượng quân sự để mở hành lang nói trên.
Trong khi đó, Đức có binh sĩ đóng quân ở Litva, nguy cơ bị cuốn vào một cuộc đối đầu cùng với các đồng minh NATO với Nga nếu điều đó xảy ra. Nền kinh tế lớn nhất châu Âu cũng phụ thuộc rất nhiều vào nhập khẩu khí đốt của Nga và sẽ dễ bị tổn thương bởi bất kỳ sự cắt giảm dòng chảy nào nếu tranh chấp Kaliningrad leo thang.
“Chúng tôi phải đối mặt với thực tế. Moskva có nhiều đòn bẩy hơn chúng tôi và lợi ích của EU là tìm ra một sự thỏa hiệp, dù kết quả cuối cùng có thể không công bằng”, một nguồn tin khác trong EU nêu rõ, mô tả Kaliningrad là “rất quan trọng” đối với Nga.
Trước bối cảnh này, một người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Litva cho biết họ sẽ tiếp tục tham khảo ý kiến của Ủy ban châu Âu về việc áp dụng các lệnh trừng phạt và rằng bất kỳ thay đổi nào của EU sẽ không ảnh hưởng đến quốc gia Baltic này.
Người phát ngôn trên cũng lưu ý: “Các biện pháp trừng phạt phải được thực thi và bất kỳ quyết định nào được đưa ra không được làm suy giảm uy tín và hiệu quả của chính sách trừng phạt của EU”.
Theo các nguồn tin trong EU, một thỏa thuận thỏa hiệp sẽ được tìm ra vào ngày 10/7 hoặc có thể được công bố vào tuần tới. Một thỏa hiệp tiềm năng có thể sẽ coi hoạt động vận chuyển hàng hóa giữa Nga và Kaliningrad được miễn trừ khỏi các lệnh trừng phạt của EU với lý do nó không được coi là thương mại quốc tế bình thường vì khu vực cấm vận là một phần của Nga, một trong những nguồn tin EU cho biết.
Sự nhượng bộ đó chỉ có thể được thực hiện với điều kiện hàng hóa bị trừng phạt được sử dụng ở Kaliningrad và không được xuất khẩu qua cảng của nước này, nơi có trụ sở chính của Hạm đội Baltic của Nga. Một ý tưởng khác là các cơ sở nhân đạo có thể được sử dụng để đưa ra quyền miễn trừ cho Kaliningrad, khu vực nằm giữa Litva, Ba Lan và Biển Baltic.
Litva, trước đây thuộc Liên Xô, hiện là một trong những nước chỉ trích Nga gay gắt nhất ở EU và có mâu thuẫn với các quan chức ở Đức và Brussels liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine.
Cho đến nay, các lệnh trừng phạt của EU đối với Nga đã ngăn cản việc vận chuyển sắt, thép và kim loại đến Kaliningrad qua các nước EU. Danh sách hàng hóa bị xử phạt sẽ mở rộng đối với xi măng và rượu từ ngày 10/7, than đá trong tháng 8 và các sản phẩm từ dầu trong tháng 12 tới. Hành khách và các sản ph ẩm thực phẩm đều không bị cấm và vẫn có thể đến Kaliningrad bằng máy bay hoặc đường biển.
Tổng thống Zelensky nêu thời hạn chấm dứt xung đột Nga-Ukraine
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky khẳng định xung đột giữa Nga và Ukraine phải được kết thúc vào cuối năm nay.
Phiên làm việc của G7 tại Lâu đài Elmau, miền Nam nước Đức ngày 27/6. Ảnh: AFP
Theo đài RT (Nga), tuyên bố trên được Tổng thống Ukraine đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) hôm 27/6. Phát biểu với các nhà lãnh đạo của Anh, Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản và Mỹ qua video, ông Zelensky nhận định quân đội Ukraine sẽ gặp khó khăn hơn nhiều khi phải chiến đấu chống lại lực lượng Nga khi mùa đông khắc nghiệt kéo đến.
Ông kêu gọi G7 nỗ lực hết sức để chấm dứt xung đột vào cuối năm nay, đồng thời đề nghị các quốc gia cung cấp các hệ thống phòng không, đảm bảo an ninh, trợ giúp về xuất khẩu ngũ cốc và viện trợ tái thiết cho Ukraine. Ông cũng kêu gọi phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn đối với Moskva, nhấn mạnh rằng không được "giảm sức ép" và tiếp tục áp đặt các biện pháp trừng phạt "mạnh mẽ" đối với quốc gia này.
Theo ông Jake Sullivan - Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ Joe Biden - ông Zelensky có ý định giành ưu thế trước Nga càng nhanh càng tốt. Vị cố vấn cho biết: "Tổng thống Ukraine rất chú ý đến việc cố gắng đảm bảo Ukraine ở một vị trí có lợi nhất có thể trên chiến trường trong những tháng tới, không phải những năm tiếp theo, Ông ấy tin rằng một cuộc xung đột gay gắt không đem đem lợi ích gì cho người dân Ukraine".
Xung đột Ukraine đã trở thành vấn đề chiếm ưu thế trong chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh G7 kéo dài 3 ngày đang diễn ra tại Đức. Dự thảo tuyên bố của hội nghị chỉ ra rằng các nền kinh tế hàng đầu thế giới sẽ sớm tuyên bố ủng hộ Kiev trong cuộc chiến đối phó với Moskva.
"Chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp hỗ trợ tài chính, nhân đạo, quân sự, ngoại giao và sát cánh với Ukraine trong thời gian cần thiết", bản dự thảo của các nhà lãnh đạo G7 cho biết.
Mỹ đang lên kế hoạch cung cấp lô vũ khí tiên tiến mới cho Kiev. Trong khi đó, các nhà lãnh đạo G7 cũng đã đồng tình duy trì các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga do chiến dịch quân sự đang diễn ra ở Ukraine.
Chính phủ Anh, Mỹ, Nhật Bản và Canada trước đó đã thông báo rằng họ có kế hoạch áp dụng lệnh cấm nhập khẩu vàng của Nga. Trong đó, Mỹ - quốc gia đầu tiên đưa ra đề xuất này - tuyên bố sẽ tước đi khoảng 19 tỷ USD doanh thu hàng năm của Moskva. Tuy nhiên, Đức đã ngăn chặn biện pháp này trong Hội nghị thượng đỉnh G7, cho rằng trước tiên cần thảo luận với EU.
Trước đó, các nhà lãnh đạo G7 cũng đạt được tiến bộ trong việc đặt ra mức giá trần toàn cầu đối dầu mỏ nhập khẩu từ Nga nhằm hạn chế nguồn thu năng lượng của Moskva. Ngoài năng lượng, lãnh đạo các nước G7 khẳng định sẽ mở rộng các lệnh trừng phạt nhằm hạn chế hơn nữa việc Nga tiếp cận các nguyên liệu công nghiệp, dịch vụ và công nghệ then chốt cho công nghiệp quốc phòng.
"Mục tiêu kép của các nhà lãnh đạo G7 không chỉ nhằm trực tiếp vào nguồn thu của Nga, đặc biệt là thông qua năng lượng, mà còn giảm thiểu tác động lan rộng đối với các nền kinh tế G7 nói riêng và phần còn lại của thế giới nói chung", một quan chức phát biểu bên lề hội nghị.
Nga cảnh báo cái giá phải trả của Litva vì cấm vận Kaliningrad Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev cho biết Moscow có thể phản ứng với lệnh cấm vận của Litva lên Kaliningrad bằng những biện pháp kinh tế có khả năng ngân chặn quốc gia vùng Baltic này hành động như vậy. "Lệnh hạn chế vận chuyển trên là một phần trong cuộc chiến ủy nhiệm mà phương Tây tiến...