Tại sao được cho “yêu” vẫn phạm tội “hiếp dâm”?
Những ngày gần đây, trên địa bàn cả nước liên tục có thông tin về những vụ hiếp dâm, cưỡng dâm. Hai loại hình tội phạm này đều là những tội phạm về tình dục, nhưng phân biệt ra sao không phải là việc dễ dàng với nhiều người.
Theo Điều 71 Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.”
Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân đều có thể bị xử lý nghiêm minh trước pháp luật.
Trong đó hành vi xâm hại đến quyền bất khả xâm phạm về tình dục bị coi là tội phạm và bị xử lý theo quy định của Bộ luật Hình sự. Tùy từng dấu hiệu cụ thể của tội phạm như hành vi, tuổi của người bị hại, tuổi của người thực hiện hành vi,… tội phạm xâm hại tình dục được chia thành các tội danh khác nhau quy định trong Bộ luật Hình sự.
Trong các tội danh được áp dụng cho loại hình tội phạm này, tội hiếp dâm và cưỡng dâm khiến nhiều người khó hiểu về hành vi để phân biệt.
Theo quy định tội hiếp dâm là tội phạm có cấu thành hình thức, tội phạm có kết cấu bởi một trong các dạng hành vi sau đây:
Dùng vũ lực: dùng sức mạnh vật chất đè bẹp sự kháng cự của nạn nhân chống lại việc giao cấu như xô ngã, bóp cổ, giữ, vật lộn, bịt miệng, đánh…nạn nhân. Những hành vi đó nhằm làm tê liệt sự kháng cự của nạn nhân để người phạm tội thực hiện hành vi giao cấu. Trong thực tế, nếu người phạm tội đã dùng vũ lực làm cho nạn nhân bất tỉnh và giao cấu, đồng thời sau đó để nạn nhân chết (dù không có hành vi dùng vũ lực tiếp theo), người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự thêm về tội giết người. Tương tự như vậy, nếu bằng mọi cách để giao cấu mà người phạm tội đã giết chết nạn nhân rồi sau đó giao cấu với nạn nhân thì người phạm tội sẽ bị truy cứu thêm tội giết người.
Các bị cáo trong một vụ xử tội danh hiếp dâm. Ảnh: Minh họa.
Đe doạ dùng vũ lực: người phạm tội chưa thực hiện những hành vi dùng vũ lực, chưa có bất kỳ một sự tác động vật chất nào lên người nạn nhân, mà thực hiện các hành vi đe doạ dùng vũ lực nhằm uy hiếp về mặt tinh thần. Sự uy hiếp này mang tính chất mạnh mẽ khiến cho người phụ nữ không dám chống cự, bị tê liệt ý chí và để người phạm tội giao cấu mình.
Lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân: tình trạng này có thể có sẵn ở nạn nhân (nạn nhân bị bệnh động kinh, bệnh tâm thần) hoặc người thứ ba gây ra, hoặc do người phạm tội tạo ra (người phạm tội cho nạn nhân uống thuốc mê), hoặc do các nguyên nhân khách quan khác (nạn nhân bị say xỉn, bị bất tỉnh, bị ốm đau bệnh tật mà sức khoẻ yếu…).
Thủ đoạn khác: là những thủ đoạn ngoài những trường hợp đã phân tích trên đây, như: cho nạn nhân uống thuốc kích thích, lợi dụng sự kém hiểu biết của nạn nhân để dụ dỗ nạn nhân giao cấu. Đây là một quy định mở nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống có hiệu quả hành vi phạm tội hiếp dâm.
Dấu hiệu giao cấu trái ý muốn của nạn nhân là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này. Để xác định việc giao cấu có trái ý muốn của nạn nhân hay không, chúng ta cần xem xét nhiều yếu tố: mối quan hệ giữa người phạm tội và nạn nhân, thủ đoạn thực hiện tội phạm, hoàn cảnh thực hiện hành vi giao cấu, nhân thân của hai bên, ý kiến của những người xung quanh, hậu quả sau giao cấu để lại…
-Còn đối với tội cưỡng dâm:
Người phạm tội có hành vi ép buộc hoặc bằng những thủ đoạn khác nhau buộc người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng chịu giao cấu với mình. Quan hệ lệ thuộc ở đây có thể là quan hệ lệ thuộc về mặt công tác (như quan hệ lệ thuộc giữa thủ trưởng và nhân viên); về mặt kinh tế (như quan hệ giữa người nuôi dưỡng và người được nuôi dưỡng); về mặt tín ngưỡng (cha xứ và con chiên) hay gia đình (cha mẹ và con)…v.v…
Video đang HOT
Người đang ở trong tình trạng quẫn bách là trường hợp người đang ở trong tình trạng hết sức khó khăn, tự mình không thể hoặc khó có thể khắc phục được, mà đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của người khác (như trường hợp người thân trong gia đình bị mắc bệnh hiểm nghèo khi hoàn cảnh lại đang túng thiếu nghiêm trọng…).
Trên thực tế, nhiều trường hợp làm “chuyện người lớn” với trẻ em, dù nạn nhân có đồng thuận vẫn bị truy cứu về tội danh hiếp dâm trước pháp luật. Ảnh: Minh họa.
Người phạm tội lợi dụng quan hệ lệ thuộc hoặc hoàn cảnh khó khăn đặc biệt nói trên của người bị hại để khống chế tư tưởng họ, buộc họ phải miễn cưỡng chịu sự giao cấu. Thủ đoạn mà người phạm tội sử dụng để khống chế người bị hại có thể là đe doạ hoặc hứa hẹn. Người phạm tội có thể lợi dụng quan hệ lệ thuộc, lợi dụng ưu thế của mình doạ sẽ gây thiệt hại cho người bị lệ thuộc nếu như không chịu sự giao cấu. Ví dụ, doạ chuyển công tác, doạ không nuôi dưỡng nữa, doạ sẽ nói bí mật…
Cần lưu ý, hành vi đe doạ ở tội cưỡng dâm chưa đến mức làm người bị đe doạ tê liệt ý chí, không dám kháng cự như ở tội hiếp dâm. Người bị đe doạ chỉ bị khống chế tư tưởng; họ vẫn có khả năng phản kháng nhưng đã (miễn cưỡng) chịu sự giao cấu. Người phạm tội cưỡng dâm cũng có thể lợi dụng quan hệ lệ thuộc, lợi dụng uy thế của mình hoặc lợi dụng người khác đang trong tình trạng quẫn bách, hứa hẹn sẽ mang lại một quyền lợi hay một giải pháp nào đó cho người đó thoát khỏi tình trạng đó, nếu họ chịu sự giao cấu.
Sự hứa hẹn phải mang tính chất là một sự khống chế tư tưởng người khác, buộc họ phải miễn cưỡng chấp nhận việc giao cấu. Những trường hợp ép buộc khác không thuộc phạm vi của tội này.
Đồng thuận vẫn bị kết tội hiếp dâm
Tuy nhiên trên thực tế, cũng có những trường hợp quan hệ có sự đồng thuận nhưng vẫn bị truy cứu về tội danh hiếp dâm. Đó là trường hợp giao cấu với trẻ em. Đã có nhiều phiên tòa diễn ra xét xử đối tượng là người yêu, chồng của các “nạn nhân” trẻ em. Bởi theo quy định tại khoản 4 Điều 112 Bộ Luật Hình sự về Tội hiếp dâm trẻ em: Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em chưa đủ mười ba tuổi là phạm tội hiếp dâm trẻ em và người phạm tội bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Khoản 4 Điều 111 về tội hiếp dâm cũng quy định: Phạm tội hiếp dâm người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.
Chia sẻ với VnMedia, luật sư Trần Đình Triển, trưởng văn phòng luật sư Vì dân, Đoàn Luật sư Hà Nội cho biết, theo quy định của Luật Tố tụng Hình sự, hiếp dâm và cưỡng dâm là những tội phạm về tình dục, xâm phạm đến quyền tự do, nhân phẩm, danh dự của người khác. Xét ở một góc độ nào đó thì hai tội phạm này đều trái hoặc không đúng ý muốn về tình dục của người khác.
Theo Điều 111 BLHS thì Hiếp dâm là “dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ”; Cưỡng dâm (Điều 113) là “dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu”.
Sự khác biệt giữa hai tội này là ở đối tượng (nạn nhân). Đối với tội hiếp dâm thì nạn nhân là bất cứ ai, còn đối với tội cưỡng dâm thì nạn nhân phải là người lệ thuộc với người phạm tội hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách.
Hành vi khách quan trong tội hiếp dâm và cưỡng dâm có thể gần giống nhau vì trong tội cưỡng dâm, người phạm tội có thể dùng mọi thủ đoạn như đe dọa, khống chế, thậm chí có thể dùng bạo lực. Chẳng hạn đánh đập người bị lệ thuộc để họ sợ và miễn cưỡng phải giao cấu.
Trong tội hiếp dâm, người phạm tội có thể lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân để giao cấu. Cụ thể nạn nhân có thể là họ đã bị ngất xỉu, bị bỏ thuốc mê, bị bắt trói chân tay… Còn tình trạng quẫn bách của người bị hại (nạn nhân) trong vụ án cưỡng dâm là người bị hại vẫn còn nhận thức được, còn khả năng tự vệ nhưng vì sự lệ thuộc hoặc đang ở trong tình trạng quẫn bách không còn con đường nào khác mà buộc phải giao cấu.
Theo VNMedia
Đi tìm tội danh cho các đối tượng cầm đầu Muaban24
Đến nay, nhiều đối tượng chóp bu của Muaban24 đã bị bắt, tội danh mà những nhân vật này bị khởi tố điều tra là "Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản".
Một câu hỏi được đông đảo độc giả, những chuyên gia pháp lý đặt ra là, ngoài việc phải chịu trách nhiệm với tội danh trên, những đối tượng cầm đầu Muaban24 còn phải đối mặt với những tội danh nào khác?
Để có cái nhìn khách quan, toàn diện về vấn đề trên, phóng viên Báo Dân trí có cuộc trao đổi với luật sư Trương Anh Tú, Trưởng văn phòng Luật sư Trương Anh Tú (Đoàn luật sư TP. Hà Nội) dưới góc nhìn pháp lý về vụ án này.
Thưa ông, sau hơn 30 bài báo trên Dân trí lật tẩy nhiều dấu hiệu sai phạm nghiêm trọng của Muaban24 trong cả nước, đến nay đường dây này đã từng bước được phanh phui với sự vào cuộc rốt ráo của Bộ Công an và Công an các tỉnh, thành. Vậy nhìn lại diễn biến vụ việc trong suốt thời gian qua ông có nhận xét, đánh giá gì?
Là một người theo dõi rất sát những diễn biến của vụ việc liên quan tới mạng lưới Muaban24 tôi đánh giá đây là một vụ việc có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, số lượng người bị chiếm đoạt tài sản cũng như tổng tài sản bị chiếm đoạt là rất lớn, vụ việc gây một dư luận xấu trên phạm vi rộng, ảnh hưởng tới an ninh, trật tự tại nhiều địa phương.
Có thể nói chưa có vụ việc nào mà lại được báo chí, truyền thông quan tâm phản ánh với số lượng bài viết và đăng tải với một mật độ dầy đặc như vụ việc này. Để đạt được kết quả bước đầu như hiện tại, tôi đánh giá vai trò của Dân trí là đặc biệt lớn, xuyên suốt từ lúc phát hiện sai phạm tại Muaban24 đến khi cơ quan chức năng vào cuộc.
Trong vụ việc này, sau khi tiếp nhận nguồn tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, cơ quan chức năng cũng đã rất khẩn trương vào cuộc để kịp thời trấn áp tội phạm. Đây là một cơ chế phối hợp cần được phát huy hơn nữa. Có như vậy, những hành vi phạm tội mới nhanh chóng bị phát hiện và được xử lý kịp thời.
Ngoài "Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản", các nhân vật lãnh đạo của Muaban24 còn phạm phải tội danh nào?
Để có căn cứ khởi tố vụ một vụ án hình sự về một tội danh nào đó thì điều trước tiên là cần phải làm rõ xem hành vi của cá nhân đã thực hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự không? Hành vi đó có thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội phạm của tội danh định khởi tố hay không.
Theo tôi, ngoài tội danh nêu trên, hành vi của những đối tượng trong đường dây Muaban24 còn có dấu hiệu tội phạm của "Tội kinh doanh trái phép" và "Tội trốn thuế" quy định tại các Điều 159, Điều 161 BLHS. Dấu hiệu đặc trưng của hai tội danh này, về cơ bản biểu hiện ở những hành vi khách quan sau:
Thứ nhất: Đối với "Tội kinh doanh trái phép", hành vi khách quan được mô tả tại Khoản 1 Điều 159 như sau:
"Người nào kinh doanh không có đăng ký kinh doanh, kinh doanh không đúng với nội dung đã đăng ký hoặc kinh doanh không có giấy phép riêng trong trường hợp pháp luật quy định phải có giấy phép thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm..."
Trường hợp kinh doanh của Muaban24 thuộc trường hợp kinh doanh không có giấy phép. Với những thông tin mà báo chí đăng tải tôi được biết Website Muaban24.vn của Công ty Cổ phần Đào tạo Mua bán trực tuyến tự xưng là "Sàn giao dịch thương mại điện tử" nhưng chưa hề được cấp đăng ký hoạt động trong lĩnh vực này.
Việc Muaban24 không được cơ quan chức năng xác nhận đăng ký "Sàn giao dich thương mại điện tử" nhưng vẫn tiến hành kinh doanh, thu lợi bất chính hàng trăm tỷ đồng thì đây rõ ràng là việc kinh doanh không có giấy phép.
Tuy nhiên, để tránh tình trạng một hành vi bị truy cứu hai tội danh, khi xử lý các đối tượng này với tội danh "Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản" thì không truy cứu về "Tội kinh doanh trái phép" và ngược lại, vì mặt khách quan của hai tội danh (trong phạm vi vụ án này) có mối quan hệ nhân - quả với nhau.
Thứ hai: Đối với "Tội trốn thuế" quy định tại Điều 161 BLHS năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009):
Trong vụ án Muaban24, các cá nhân có liên quan có dấu hiệu dùng rất nhiều thủ đoạn để trốn thuế như: Bán gian hàng ảo cho hội viên thu tiền mặt nhưng không lập hóa đơn chứng từ, với việc không lập hóa đơn chứng từ khi bán hàng hóa thì có thể thấy những khoản thuế mà Muaban24 có dấu hiệu không nộp cho Nhà nước sẽ là: Thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân (Công ty có nghĩa vụ khấu trừ từ người có thu nhập chịu thuế để nộp cho Cơ quan thuế).
Rõ ràng, việc Muaban24 bán "hàng hóa" nhưng không lập hóa đơn, chứng từ, không nộp tờ khai thuế... là những dấu hiệu của hành vi trốn thuế được quy định tại điều luật đã viện dẫn.
Điều quan tâm nhất bây giờ của những nạn nhân trong vụ án này là làm sao lấy lại được số tiền đã "mù quáng" trao cho Muaban24. Theo ông có cơ chế nào để những nạn nhân này lấy lại được số tiền trên?
Về nguyên tắc, trong quá trình giải quyết vụ án, cơ quan chức năng phải làm rõ tất cả các tình tiết của vụ án.
Trong vụ án trên, cơ quan chức năng cần phải làm rõ số tiền mà các cá nhân có liên quan đã chiếm đoạt là bao nhiêu? Những người bị chiếm đoạt là những ai. Số tiền thu được từ các việc khám xét, thu giữ được coi là tang vật của vụ án.
Trong bản án khi tòa án tuyên phải có nội dung về xử lý tang vật, trong trường hợp tang vật không phải tiêu hủy, tang vậy là tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của người bị hại thì sẽ trả cho người bị hại nếu có căn cứ chứng minh tang vật đó thuộc sở hữu hợp pháp của người bị hại.
Tuy nhiên, trong vụ án này, người bị hại đều là những người nhẹ dạ cả tin, trao tiền cho đường dây Muaban24 nhưng hoàn toàn không có hóa đơn chứng từ. Do vậy, sẽ rất khó có cơ sở để cơ quan chức năng hoàn trả số tiền mà người bị hại. Đây là hậu quả pháp lý bất lợi mà những người bị hại trọng vụ án này phải gánh chịu do việc thiết lập giao dịch mà không hiểu biết quy định của pháp luật. Hơn nữa, số tiền các đối tượng chiếm đoạt được, đã bị chia năm sẻ bảy cũng là điều khó khăn cho cơ quan chức năng khi thu hồi.
Theo các trinh sát, điều tra viên, các đối tượng đã xây dựng hệ thống Muaban24 theo mô hình mở các tài khoản, gian hàng trên mạng và phát hành một loại tiền ảo (tiền D) có giá trị trong hệ thống Muaban24, tương đương 1D = 10 nghìn đồng tiền thật. Khi người chơi tham gia phải nộp 5,2 triệu đồng để mua gian hàng, theo đó, sẽ có 520D để chia cho hoa hồng và các cấp phía trên (như: VIP, VIP lãnh đạo, Phó Giám đốc, Giám đốc...), còn tiền thật sẽ được chuyển về "đầu não" của Muaban24. Do đó, người chơi chỉ được sở hữu một loại tiền ảo, còn tiền thật đã bị chiếm đoạt mà không biết. Với quy định, tiền ảo sẽ được đổi thành tiền thật, nếu người chơi muốn rút, các đối tượng đã khiến người chơi tưởng rằng mình có tiền nhưng thực chất, tiền đã bị các đối tượng cầm đầu rút ra chia nhau hết.
Chính vì vậy, nhiều người chơi, sau khi nhận thấy bị chiếm đoạt tiền đã muốn đổi điểm để rút tiền thật. Đến lúc này, các đối tượng mới yêu cầu người chơi phải "nhượng" tiền ảo đó cho người khác.
Xin cảm ơn ông!
Theo Dân Trí
Đoạn tuyệt tình thâm Sống trong sự bạo hành của cậu ruột suốt thời thơ ấu, người thanh niên hiền lành phút chốc trở thành tội đồ giết người Phiên tòa xét xử bị cáo H.T.H (SN 1989) với tội danh "Giết người" của TAND TP Đà Nẵng mới đây diễn ra trong không khí nặng nề, căng thẳng. Bị hại và bị cáo đều là những...