Tại sao điều hòa ô tô không mát?
Điều hòa không mát, không mát sâu, không lạnh sâu, lúc mát lúc không… là các lỗi rất thường gặp đối với hệ thống điều hòa nhiệt độ trên xe hơi.
Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân khiến hệ thống điều hòa trên xe hơi dễ gặp phải các hỏng hóc nói trên.
Dàn nóng bị bụi bẩn và hoạt động kém
Cũng như hệ thống điều hòa dân dụng, điều hòa trên ô tô gồm dàn nóng và dàn lạnh, trong đó, dàn nóng có vai trò tản nhiệt. Dàn nóng điều hoà ô tô thường nằm ở phía trước quạt gió động cơ và két làm mát. Do đó, khi dàn nóng bị bám quá nhiều bụi bẩn sẽ làm giảm khả năng tản nhiệt của dàn nóng. Điều này sẽ là ảnh hưởng lớn đến hiệu quả làm lạnh. Đây là một trong các nguyên nhân dẫn tình trạng điều hoà ô tô không lạnh sâu, không lạnh…
Khi thấy điều hòa chạy liên tục nhưng kém mát, người dùng có thể kiểm tra ngay dàn nóng xem có bị bụi bẩn gây bít tắc hay không.
Dàn nóng điều hoà ô tô thường nằm ở phía trước quạt gió động cơ và két làm mát
Một nguyên nhân khiến điều hòa trên ô tô kém mát là do dàn nóng tản nhiệt không hiệu quả, khi đó động cơ hay các bộ phận trong khoang quá nóng hoặc quạt gió dàn nóng bị bẩn, gây ảnh hưởng đến khả năng tản nhiệt.
Lọc gió điều hoà bị tắc là một trong các nguyên nhân thường gặp dẫn đến tình trạng điều hòa ô tô chạy, nhưng lại không mát hay không mát sâu.
Video đang HOT
Lọc gió điều hòa sẽ lọc và giữ lại bụi bẩn nên sau thời gian dài hoạt động, lọc gió sẽ bị bám đầy bụi bẩn. Nếu không được vệ sinh định kỳ, bụi bẩn dễ kết thành tảng dày ngăn cản gió đi vào trong, khiến quạt bên trong không hút đủ gió.
Sau thời gian dài hoạt động, dàn lạnh cũng bị bám bẩn, đặc biệt còn dễ sản sinh nấm mốc, vi khuẩn, mùi khó chịu… do thường tích tụ hơi ẩm. Khi dàn lạnh bị bẩn hay xảy ra hiện tượng đóng băng sẽ khiến điều hoà ô tô không mát.
Sau thời gian dài hoạt động, dàn lạnh cũng bị bám bẩn, đặc biệt còn dễ sản sinh nấm mốc, vi khuẩn, mùi khó chịu… do thường tích tụ hơi ẩm
Khi xảy ra hiện tượng đóng băng dàn lạnh, các cửa gió sẽ bị băng kín, băng bám vào các khe hở giữa lá tản nhiệt và các ống nan, làm giảm khả năng lưu thông không khí. Nếu hiện tượng này kéo dài và không được khắc phục sẽ dẫn đến các kẽ hở, cửa gió bị tắc nghẽn hoàn toàn.
Ngoài nguyên nhân bị bẩn thì dàn lạnh đóng băng còn có thể do van tiết lưu bị hỏng, quạt gió điều hoà bị hỏng, lọc gió bị bẩn… Ngoài ra, cũng cần kiểm tra hoạt động của quạt gió ở dàn lạnh để xác định nguyên nhân có thể xuất phát từ bộ phận này
Khi điều hoà ô tô bị thiếu gas lạnh sẽ dẫn đến tình trạng điều hoà ô tô không mát sâu, thậm chí không mát có thể do bị thiếu gas lạnh. Nguyên nhân lớn nhất dẫn đến tình trạng này là do xe bị rò rỉ ga lạnh khiến khả năng làm lạnh cũng bị ảnh hưởng.
Các chuyên gia cho biết, người dùng có thể kiểm tra lỗi này bằng mắt gas trong hệ thống lạnh. Nếu thấy mắt ga sủi đục lăn tăn nhiều bọt thì xe đang bị thiếu ga. Khi này nên sớm đưa xe đến garage để kiểm tra xem xe có bị rò rỉ ga không. Nếu có thì cần khắc phục vị trí rò rỉ và thay hoàn toàn gas lạnh mới.
Một nguyên nhân nữa có thể do phin lọc bị bẩn sau thời gian dài sử dụng dẫn đến hiệu quả lọc không cao, thậm chí làm tắc nghẽn gas lạnh.
Nguyên nhân máy lạnh ô tô không mát có thể do rơ le cảm biến nhiệt bị trục trặc, dẫn đến hệ thống tính toán sai lệch. Nếu rơ le nhiệt bị điều chỉnh sai mức nhiệt có thể điều chỉnh lại. Nếu rơ le bị hư thì cần thay mới.
Cách tẩy rỉ sét trên ô tô hiệu quả, an toàn
Tẩy gỉ sét trên ô tô không quá khó. Với các vết gỉ nhỏ bạn hoàn toàn có thể tự xử lý tại nhà. Hiện nay có khá nhiều cách tẩy gỉ xe hiệu quả.
Dưới đây là một số cách giúp các tài xế tránh được tình trạng rỉ sét, duy trì "ngoại hình" mới bóng của xế cưng.
Sử dụng dấm và baking soda
Bạn cũng có thể sử dụng dấm và baking soda để loại bỏ một số vết rỉ sét trên các loại xe hơi. Đầu tiên, hãy pha dấm với baking soda và đổ dung dịch này vào bình xịt và xịt nhiều lần lên khu vực rỉ sét và để yên trong vòng 1 tiếng.
Tiếp đến, bạn cần dùng khăn tẩm dung dịch dấm-baking soda lau và cọ kỹ khu vực bị rỉ cho đến khi đạt kết quả mong muốn.
Bạn cũng có thể sử dụng dấm và baking soda để loại bỏ một số vết rỉ sét trên các loại xe hơi.
Sáp tẩy rửa
Đối với những vết gỉ sét mức độ không nghiêm trọng, chủ xe có thể tẩy rửa bằng sáp. Nếu sử dụng sáp, hãy lưu ý những điều sau đây. Rửa sạch xe bằng nước và lau khô xe trước khi dùng sáp.
Khi sử dụng sáp, bề mặt xe phải đáp ứng điều kiện là nguội và không bị chiếu ánh nắng mặt trời trực tiếp. Nhiệt độ ngoài trời khi sử dụng sáp rửa xe cũng không nên quá thấp, khoảng trên 10 độ C là đủ điều kiện.
Tẩy rửa rỉ sét ôtô bằng nước coca
Coca-Cola từ lâu đã là loại nước ngọt có ga yêu thích của nhiều người, tuy nhiên ít ai biết được rằng Coca-Cola còn có tác dụng tẩy sạch những vết gỉ sét trên những chi tiết mạ của ôtô.
Coca-Cola còn có tác dụng tẩy sạch những vết gỉ sét trên những chi tiết mạ của ôtô
Để rửa sạch vết rỉ trên những chi tiết mạ của ôtô, những thứ bạn cần chỉ là một chai Coca-Cola và một miếng bọt biển. Bạn đổ trực tiếp Coca-Cola lên chỗ rỉ của những chi tiết mạ. Sau đó, chờ một lúc trước khi chà thật mạnh tay và những vết rỉ trên những chi tiết mạ trên xe sẽ dần biến mất.
Sử dụng chất đánh bóng chrome và bùi nhùi sắt
Đầu tiên, bạn sử dụng bùi nhùi sắt để đánh sạch những vết rỉ. Bạn cũng có thể dùng các vật liệu có độ nhám thấp hơn như giấy nhám. Tuy nhiên, cần lưu ý không nên cọ quá mạnh bởi điều này có thể làm bong lớp chrome hoặc làm hỏng cả lớp sơn lót, thậm chí làm sần sùi cả khu vực không bị rỉ sét. Cuối cùng, bạn nên phủ một lớp wax áo bên ngoài lớp chrome để ngăn vết rỉ xuất hiện trở lại.
Ngoài những cách làm trên, bạn cũng cần lưu ý chăm sóc và bảo dưỡng xe tốt để phòng ngừa tình trạng rỉ sét xảy ra. Điều đầu tiên và cũng là điều mà bạn nên làm chính là rửa xe thường xuyên, ít nhất 2 tuần 1 lần và sau khi đi mưa. Các vị trí cần chú ý khi rửa xe là dưới xe, mặt trong của các tấm chắn bùn trước cùng với đó và các góc, gờ, cạnh trên thân xe.
Bên cạnh việc rửa xe thường xuyên, bạn cũng có thể sơn thêm loại dung dịch chống rỉ đặc biệt bên ngoài lớp sơn xe.
Các bước vệ sinh lọc gió ô tô nhanh và hiệu quả nhất Lọc gió động cơ ô tô nếu không được vệ sinh hay thay mới định kỳ sẽ dễ bị nghẹt tắc khiến xe nóng máy, tăng tốc yếu, hao xăng hơn... Khi nào cần thay mới lọc gió động cơ? Theo nhà sản xuất khuyến cáo của nhà sản xuất, lọc gió động cơ cần được vệ sinh mỗi 5.000 km và thay...