Tại sao diện tích những loại cây này ở Đồng Nai đột ngột sụt giảm?
Nông dân Đồng Nai đã chuyển đổi cây trồng khiến diện tích cây lương thực và cây lâu năm giảm dần so với cùng kỳ năm trước.
Theo Cục Thống kê Đồng Nai, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm của tỉnh năm 2021 đạt 144.783 ha, giảm 3.743 ha so với cùng kỳ.
Diện tích trồng lúa tại Đồng Nai giảm so với cùng kỳ năm trước. Ảnh: Tuệ Mẫn
Diện tích trồng lúa trên địa bàn tỉnh năm 2021 cũng giảm do quy hoạch các công trình xây dựng, phát triển khu đô thị, cầu đường, trường học…
Ngoài ra còn có một phần nguyên nhân do chuyển đổi sang trồng các loại cây lâu năm có hiệu quả kinh tế cao như bưởi, mít, cam…
Bên cạnh đó, năm 2021 Đồng Nai cũng giảm các loại cây lương thực khác, tăng rau và củ có bột.
Video đang HOT
Năng suất các loại cây lương thực trên địa bàn tỉnh đang tăng dần hàng năm do nông dân bắt đầu áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, hướng đến giảm diện tích nhưng tăng năng suất.
Trong đó, năng suất lúa đạt 58,18 tạ/ha, tăng 0,68 tạ/ha so với cùng kỳ; khoai lang đạt 153,94 tạ/ha; mía 699 tạ/ha; đậu phộng đạt 24,51 tạ/ha.
Tương tự, tổng diện tích cây lâu năm hiện đang ở mức 169.608 ha, giảm hơn 463 ha so với cùng kỳ.
“Nguyên nhân diện tích cây lâu năm giảm là do nông dân chuyển đổi từ một số diện tích cây cà phê, cao su già cỗi sang cây ăn trái. Nông dân tăng diện tích cây ăn trái chủ yếu ở các huyện Thống Nhất, Trảng Bom, Vĩnh Cửu và Cẩm Mỹ (Đồng Nai)”, ông Trần Quốc Tuấn, Cục trưởng Cục Thống kê Đồng Nai cho biết.
Cũng theo ông Tuấn, năm 2021 do dịch Covid-19 nên ngành nông nghiệp của địa phương cùng nhiều lĩnh vực khác đã gặp nhiều khó khăn. Hiện, các đơn vị đang cố gắng thích ứng an toàn trở lại và dần phục hồi sản xuất.
Đồng Nai: Nhiều nhà máy khôi phục sản xuất 100% nhưng gặp khó khi phát sinh F0
Với việc có nhiều đơn hàng cho giai đoạn cuối năm, nhiều doanh nghiệp tại Đồng Nai đã nhanh chóng phục hồi sản xuất và doanh thu của các doanh nghiệp cũng tăng lên.
Ngày 1/12, Ban quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai cho biết hiện đã có gần 1.690 dự án trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã đi vào hoạt động, đạt tỷ lệ 99% và số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp là hơn 540.000 người, đạt 88%.
Nhiều doanh nghiệp tại Đồng Nai đã phục hồi sản xuất 100%. Ảnh: Nguyễn Dung
Như vậy, đến thời điểm này chỉ còn khoảng 20 dự án đang tạm dừng hoạt động và số lao động chưa trở lại làm việc tại các doanh nghiệp là trên 70.000 người. Đa số những lao động này đều rời Đồng Nai về quê cách đây khoảng 2 tháng và chưa trở lại Đồng Nai.
Mặc dù vậy nhưng trong giai đoạn cuối năm, các doanh nghiệp vẫn đang trên đà phục hồi sản xuất sau đợt dịch lần thứ tư, hiện có nhiều nhà máy đã khôi phục được 100% công suất.
Dự tính, doanh thu trong tháng 11 của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp sẽ đạt khoảng 2,4 tỷ USD, tăng hơn 8% so với cùng kỳ năm trước và tăng 180 triệu USD so với tháng 10.
Công nhân Công ty Daikan đã phải khôi phục mô hình 3 tại chỗ do phát sinh F0 vì đi về trong ngày. Ảnh: Nha Mẫn
Cũng theo Ban Quản lý các khu công nghiệp, mặc dù doanh nghiệp đã phục hồi sản xuất nhưng do dịch Covid-19 trên địa bàn Đồng Nai vẫn còn phức tạp nên nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn do phát sinh F0 trong quá trình sản xuất.
Ông Nguyễn Công Đoàn, Tổng giám đốc Công ty TNHH Daikan Việt Nam (KCN Amata, TP.Biên Hòa) cho biết công ty đã buộc phải thực hiện lại phương án 3 tại chỗ để đảm bảo đơn hàng cuối năm. Bởi trước đó, việc cho công nhân đi về trong ngày đã làm phát sinh F0 trong công ty.
Tiêm vaccine Covid-19 cho công nhân Công ty Changshin. Ảnh: Nha Mẫn
Còn theo ông Lê Văn Danh, Phó trưởng ban phụ trách Ban Quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai, các doanh nghiệp tại Đồng Nai đang phục hồi sản xuất với tốc độ rất nhanh vì có nhiều đơn hàng, công nhân được tiêm vaccine phòng Covid-19 nên xuất hiện ca F0 thì triệu chứng nhẹ, nhanh khỏi bệnh.
Tỉnh Đồng Nai đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho công nhân, giải quyết nhanh các thủ tục hành chính để doanh nghiệp sớm ổn định hoạt động.
Ngoài ra, thời gian qua, lãnh đạo tỉnh, Sở ngành trong tỉnh Đồng Nai đã thường xuyên thành lập các đoàn kiểm tra việc sản xuất và phòng chống dịch trong doanh nghiệp.
"Khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp là bị gián đoạn một số dây chuyền sản xuất do phát sinh F0, F1. Do đó, chúng tôi có kiến nghị Sở Y tế nghiên cứu cho F1 không có triệu chứng được đi làm và kiểm soát F1 chặt chẽ để doanh nghiệp đủ lao động chạy đua với đơn hàng cuối năm", ông Danh cho hay.
Làm thế nào để người lao động trở lại TP.HCM làm việc? Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết đứng trước bài toán thiếu hụt lao động, các tỉnh phía nam cần kêu gọi, động viên, đưa ra phúc lợi thỏa đáng để kéo người người dân trở lại làm việc. Trong văn bản gửi Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) các tỉnh, thành phố tối 7/10, Tổng LĐLĐ Việt Nam đề xuất thực hiện một số...