Tại sao đến nay, VN vẫn chưa dùng Hải quân ở Hoàng Sa?
Âm mưu thực sự của Trung Quốc là lợi dụng cái cớ đó để tập trung lực lượng, tập kích vào các căn cứ chính của ta tại ven biển nhằm mục đích “bóp chết từ trong trứng nước” Hải quân và Không quân Việt Nam.
Đến thời điểm này đã là hơn 1,5 tháng kể từ khi Trung Quốc kéo giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế nước ta. Tuy vậy hiện nay chúng ta vẫn đang hết sức kiềm chế trong các hoạt động chống lại sự vi phạm quyền chủ quyền Việt Nam của Trung Quốc. Vậy lý do của sự kiềm chế này là gì, liệu có phải chúng ta đang “sợ” Trung Quốc?
“Quân đội chúng ta chưa bao giờ sợ Trung Quốc” – Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm: Ảnh: Trọng Thiết
PV Infonet đã có cuộc trao đổi với Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm, nguyên Giám đốc Học viện Hải quân để hiểu rõ về vấn đề này.
Theo vị Chuẩn đô đốc thì quân đội chúng ta chưa bao giờ sợ Trung Quốc. Trong khi đó tư tưởng của Trung Quốc từ trước đến nay luôn có ý đồ “dạy cho Việt Nam một bài học lớn hơn” và mong muốn độc chiếm Biển Đông.
Với âm mưu trên chắc hẳn Trung Quốc đã chuẩn bị cho một cuộc chiến tại đây. Tuy vậy trong thời đại này họ không thể vô cớ tấn công chúng ta, hay một nước nào khác.
Xét tới tình hình hiện nay, không chỉ Trung Quốc mà nhiều nước khác đều đánh giá lực lượng hải quân Việt Nam hiện đang trong quá trình xây dựng. Chỉ đến khi hoàn thiện thì đây sẽ là một lực lượng đáng gờm trong khu vực.
Video đang HOT
Hiện tại quân chủng Hải quân và Phòng không – Không quân của chúng ta đã được trang bị một số phương tiện, khí tài tương đối hiện đại, bao gồm trên không, tàu mặt nước và tàu ngầm cùng hệ thống các cảng quân sự, cơ sở hậu cần…
Tuy nhiên xét trên tổng thể lực lượng này chưa hoàn thiện và dựa vào mua sắm là chính. Chính vì thế Trung Quốc muốn tranh thủ thời gian này để “bóp chết từ trứng nước” quân chủng Hải quân và Không quân của chúng ta.
Các hành động của họ ở Biển Đông, trực tiếp hiện nay là việc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam chính là muốn có một cái cớ để thực hiện âm mưu thâm độc đó.
Vị trí đặt của giàn khoan Hải Dương 981 cho thấy Trung Quốc đã tính toán rất kỹ. Nơi này chỉ cách đảo Hải Nam 200 hải lý, trong khi đó lực lượng hải quân của ta tại vùng biển này hầu như chưa có gì, chỉ có cảnh sát biển và ngư dân.
Trong trường hợp xảy ra đụng độ, Trung Quốc hoàn toàn có thể sử dụng không quân, hải quân, tên lửa bờ đang được biên chế tại Hải Nam để đánh trả chúng ta. Nhưng nếu đi xa hơn rõ ràng Trung Quốc sẽ phải đối mặt với rất nhiều rủi ro.
“Trong tình hình hiện nay chúng ta phải hết sức bình tĩnh để tránh mắc bẫy Trung Quốc”
Vị Chuẩn đô đốc cũng cho rằng việc tiêu diệt giàn khoan Hải Dương 981 không phải là một nhiệm vụ khó đối với hải quân và không quân. Nhưng chắc hẳn Trung Quốc đang trông đợi cho chúng ta phạm phải sai lầm này, từ đó họ sẽ lu loa lên với thế giới về một Việt Nam muốn “hạ nhục Trung Quốc”, một Việt Nam hung hăng, thích gây chiến để rồi “dạy cho Việt Nam một bài học đau đớn”.
Âm mưu thực sự của Trung Quốc là lợi dụng cái cớ đó để tập trung không quân, hải quân và cả quân đoàn pháo binh số 2 (lực lượng tên lửa) tập kích vào các căn cứ chính của ta tại ven biển nhằm mục đích xóa sổ lực lượng đánh biển của Việt Nam. Và khi lực lượng này bị suy yếu thì việc Trung Quốc chiếm các đảo tại quần đảo Trường Sa là tất yếu. Mộng độc chiếm Biển Đông sẽ được thực hiện sớm hơn, hệ lụy sẽ khó lường.
Do đó trong tình hình hiện nay chúng ta phải hết sức bình tĩnh, thậm chí là nhịn nhục để tránh gây ra xung đột, mắc vào chiếc bẫy mà Trung Quốc đã giăng ra.
Tuy vậy nếu họ tiếp tục hung hăng quá mức chắc chắn sẽ xảy ra đụng độ, vì vậy chúng ta cần chuẩn bị cho tình huống xấu nhất này một cách toàn diện, nhanh chóng, và vững chắc. Trên cơ sở huy động tối đa sức mạnh toàn dân và tranh thủ sự phối hợp của bạn bè quốc tế một cách thiết thực, hợp lý nhất.
Theo Nguyễn Cường (Infonet.vn)
Chuyên gia Nga: Ổn định khu vực sẽ bị hủy diệt nếu Việt Trung đối đầu
Andrei Vinogradov cho rằng một trong những lý do mà ông ta dự đoán điều này bởi Trung Quốc và Việt Nam từng là hai quốc gia từng có quan hệ đối tác gần gũi...
Tàu TQ dùng vòi rồng uy hiếp, tấn công tàu chấp pháp của Việt Nam trong vùng biển thuộc thềm lục địa của Việt Nam
Báo mạng Wantchinatimes có trụ sở tại Đài Loan ngày 22/6/2014 đăng bài viết nêu nhận định của một chuyên gia Nga là Andrei Vinogradov - nhà nghiên cứu thuộc Viện hàn lâm khoa học Nga chi nhánh Viễn Đông có trị sở tại Moscow cho biết ông ta tin rằng Việt Nam và Trung Quốc vẫn còn cơ hội để giải quyết những đối đầu trong "những tranh chấp" (Trung Quốc cố tình tạo ra tranh chấp để trục lợi ở khu vực -PV) ở Biển Đông.
Andrei Vinogradov cho rằng sự ổn định tại khu vực sẽ bị hủy diệt nếu như Trung Quốc và Việt Nam không tìm gia được các giải pháp hòa bình (thực tế thì Trung Quốc mồm nói muốn đàm phán, giải quyết thông qua đối thoại nhưng khước từ thiện chí của nước khác, thậm chí còn đặt điều kiện, bắt nước khác phải công nhận "chủ quyền của TQ" rồi mới chấp nhận đàm thoại - tuyên bố không thể nào chấp nhận được -PV) trong "mâu thuẫn chủ quyền" (TQ đang hoạt động trái luật, xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam) tại Biển Đông kể từ khi Bắc Kinh đưa giàn khoan Hải Dương 981 và biên đội hơn 100 tàu thuyền các loại vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hoạt động (trái phép-PV).
Andrei Vinogradov nhận định và phỏng đoán rằng có thể Trung Quốc và Việt Nam dần dần sẽ tìm ra 1 giải pháp chung để giải quyết cái mà Andrei Vinogradov cho là "mâu thuẫn" trên Biển Đông.
Andrei Vinogradov cho rằng một trong những lý do mà ông ta dự đoán điều này bởi Trung Quốc và Việt Nam từng là hai quốc gia từng có quan hệ đối tác gần gũi về mặt kinh tế, và hơn thế Trung Quốc và Việt Nam có chung hệ thống chính trị.
Tuy nhiên, theo Andrei Vinogradov, "Trung Quốc sẽ coi việc tìm ra giải pháp chung với Việt Nam là nhiệm vụ khó khăn bởi nếu sớm nhượng bộ Việt Nam sẽ kích thích Nhật Bản gia tăng áp lực đối với quần đảo Sekaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) trên biển Hoa Đông, nơi mà Bắc Kinh đang cố gắng tranh đoạt với láng giềng Nhật Bản".
Chuyên gia Nga Andrei Vinogradov cũng nhận định rằng cả các nhà lãnh đạo của Trung Quốc và Việt Nam đều đang phải gánh chịu áp lực của người dân về các vấn đề liên quan đến "lợi ích quốc gia" và "tình cảm yêu nước".
Trước đó, giới phân tích cũng đã nhận định rằng các tuyên bố, hành động có tính chất gây hấn, bắt nạt gần đây của Trung Quốc đối với các quốc gia láng giềng như Việt Nam, Nhật Bản, Philippines đã làm cho tất cả các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á cảnh giác, đề phòng bởi các nước trong khu vực hiểu rằng đối với Việt Nam - quốc gia có chung ý thích hệ, láng giềng hiền hòa ngay sát nách mà Bắc Kinh còn đe dọa thì chẳng mấy chốc "tàu Trung Quốc sẽ tìm đến gây chuyện" với những nước này.
Theo Giáo Dục
Trung Quốc chống trọng tài là hiếu chiến, vi phạm nghiêm trọng UNCLOS Bằng cách cấm xí phần và bằng cách áp dụng tất cả các quy định trên cơ sở đồng thuận, đó là ý định của cộng đồng quốc tế xử lý mọi tranh chấp phát sinh. Học giả Philippines Harry Roque Jr. Inquirer ngày 22/6 dẫn phân tích của giới chuyên gia bình luận, việc Trung Quốc từ chối yêu cầu của Philippines...