Tại sao để ông Trịnh Xuân Thanh ra đi lặng lẽ?
“Đề nghị Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết có bao nhiêu trường hợp luân chuyển theo đường tiểu ngạch như ông Trịnh Xuân Thanh?”.
Gần cuối phiên chất vấn chiều 16-11, đại biểu Ngô Văn Minh (Quảng Nam) đã thẳng thắn đặt câu hỏi về trách nhiệm của Bộ Nội vụ và Bộ Công an trong vấn đề bổ nhiệm và “để lọt” ông Trịnh Xuân Thanh ra nước ngoài.
Trước đó, như thăm dò của Pháp Luật TP.HCM, việc bổ nhiệm ông Trịnh Xuân Thanh làm phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang sẽ được đại biểu đưa ra chất vấn gay gắt trong phần hỏi đáp với Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân.
Đại biểu Ngô Văn Minh nhận xét: “Ông Trịnh Xuân Thanh một mình không thể làm được những việc tày đình. Vì sao ông Thanh được tặng thưởng huân huy chương mặc dù công ty của ông này làm ăn thua lỗ. Sau đó tiếp tục được bổ nhiệm làm phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, đến khi bị khởi tố lại ra đi êm ru?”.
Đại biểu Đoàn Quảng Nam Ngô Văn Minh.
Đại biểu Minh dường như muốn đẩy vấn đề đi xa hơn khi ông tiếp tục chất vấn: “Có bao nhiêu trường hợp luân chuyển theo đường “tiểu ngạch” như ông Trịnh Xuân Thanh? Giải pháp nào để hạn chế tình trạng này trong thời gian tới”.
Không đề cập cụ thể đến việc ông Trịnh Xuân Thanh đi nước ngoài sau khi bị khởi tố, đại biểu Ngô Văn Minh đặt câu hỏi trực tiếp với bộ trưởng Bộ Công an: “Đề nghị đồng chí bộ trưởng Bộ Công an cũng trả lời cho đại biểu và công luận biết về trách nhiệm giám sát thế nào mà để ông Trịnh Xuân Thanh ra đi lặng lẽ, rồi phát lệnh truy nã như kiểu con voi chui lọt lỗ kim?”.
Video đang HOT
Sau câu hỏi này của đại biểu Minh, rất nhiều đại biểu khác cũng đặt câu hỏi chất vấn đối với Bộ trưởng Tân về những vấn đề như đánh giá công chức, viên chức, cải cách tiền lương, chức danh “hàm”, thi tuyển chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp…
Đại biểu Cao Thị Giang.
Đại biểu Cao Thị Giang là người cuối cùng đặt câu hỏi với Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Tuy nhiên, vì đã hết giờ làm việc phiên họp buổi chiều, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tuyên bố kết thúc phần chất vấn.
Sáng mai (17-11), Bộ trưởng Tân sẽ có 20 phút để trả lời các câu hỏi chưa kịp giải quyết trong chiều nay. Trong đó có vấn đề trách nhiệm của Bộ Nội vụ và Bộ Công an đối với vụ việc ông Trịnh Xuân Thanh.
Theo Chân luận (Pháp luật TP.HCM)
Ông Trịnh Xuân Thanh trốn cũng khó thoát
Theo Thiếu tướng Trần Thế Quân - Phó cục trưởng Pháp chế và Cải cách hành chính tư pháp (Bộ Công an), ông Thanh có trốn ở đâu cũng khó thoát.
Đến ngày 19/9, tên ông Trịnh Xuân Thanh chưa xuất hiện trên mạng Interpol
Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã phát lệnh truy nã toàn quốc và quốc tế đối với bị can Trịnh Xuân Thanh về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng", xảy ra tại Tổng Cty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC). Theo Thiếu tướng Trần Thế Quân - Phó cục trưởng Pháp chế và Cải cách hành chính tư pháp (Bộ Công an), ông Thanh có trốn ở đâu cũng khó thoát.
Bắt tội tham nhũng, không có vùng cấm
Liên quan đến việc truy bắt ông Trịnh Xuân Thanh, ngày 19/9, trao đổi với phóng viên Tiền Phong, Thiếu tướng Trần Thế Quân cho biết, khi truy nã về tội "Cố ý làm trái các quy định Nhà nước về kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng", quốc tế không có vùng cấm, thực chất là không có tị nạn tội "tham nhũng". Đối với Công ước của Liên Hợp Quốc về phòng chống tội phạm tham nhũng, có rất nhiều nước tham gia. Vì thế các quốc gia này sẽ ủng hộ Việt Nam để bắt tội phạm tham nhũng.
Đối với thông tin trên mạng xã hội nói về việc ông Trịnh Xuân Thanh viết đơn xin ra khỏi Đảng, Thiếu tướng Trần Thế Quân cho rằng: "Chúng ta truy nã về tội phạm kinh tế, nên không liên quan đến việc ông Thanh tham gia đảng phái nào. Việc ra, vào Đảng là tinh thần tự nguyện của mỗi người, anh không thấy phù hợp thì xin ra. Anh không đủ tư cách đứng trong đội ngũ của Đảng thì sẽ bị khai trừ".
Thiếu tướng Quân nhận định, việc ông Trịnh Xuân Thanh xin ra khỏi Đảng là vì sợ làm hoen ố uy tín của truyền thống gia đình chứ không phải là chống chính quyền. Việc xin ra khỏi Đảng và truy cứu trách nhiệm hình sự là 2 việc khác nhau. Các trường hợp tội phạm chỉ có tị nạn về "chính trị" chứ không có tị nạn về kinh tế. Vì vậy, việc truy bắt ông Thanh không có trở ngại.
Bên cạnh đó, Việt Nam đã tham gia Tổ chức Cảnh sát Hình sự quốc tế, có Văn phòng Interpol Việt Nam (C55), qua kênh đó phát lệnh truy nã. Qua kênh Interpol, cảnh sát quốc tế sẽ truy bắt người bị truy nã. Về vấn đề dẫn độ về Việt Nam sau khi bắt được, có những nước có hiệp định tương trợ về tư pháp, có những nước không có hiệp định dẫn độ. Đối với quốc gia có hiệp định tương trợ về tư pháp, họ sẽ tương trợ việc chi trả kinh phí dẫn độ, thậm chí vé máy bay. Đối với nước chưa ký hiệp định, có thể đàm phán theo từng trường hợp cụ thể.
"Nếu ông Trịnh Xuân Thanh trốn sang Đức, Canada hoặc một số quốc gia khác mà phía Việt Nam chưa ký kết hiệp định tương trợ về tư pháp, việc bắt giữ, dẫn độ sẽ khó khăn hơn nhưng không bế tắc. Trong trường hợp đó sẽ vận dụng quan hệ ngoại giao giữa hai nước, bàn bạc, thương lượng cụ thể. Trong nhiều trường hợp pháp luật cho phép, thủ tục dẫn độ có thể trao trả lẫn nhau" - Thiếu tướng Quân nói.
Đủ căn cứ xác định bị can Thanh bỏ trốn
Ông Trịnh Xuân Thanh.
Ngày 19/9, phóng viên Tiền Phong nhập tên bị can Trịnh Xuân Thanh trên website www.interpol.int/notice của Tổ chức Cảnh sát Hình sự quốc tế - Interpol nhưng chưa thấy xuất hiện hình ảnh và thông tin về ông này. Về việc này, Trung tướng Phan Văn Vĩnh - Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an) cho rằng: Các đơn vị chức năng đang làm thủ tục với Tổ chức Cảnh sát Quốc tế để truy nã ông Trịnh Xuân Thanh.
Liên quan đến thông tin trên mạng xã hội cho rằng ông Trịnh Xuân Thanh "đi du lịch", chứ không phải bỏ trốn, luật sư Nguyễn Anh Tuấn - Giám đốc Cty TNHH Luật Trường Lộc - cho rằng, đi du lịch là hoạt động rời khỏi nơi cư trú của mình nhưng phải hợp pháp. Song, ông Thanh là cán bộ lãnh đạo, sau khi hết thời hạn nghỉ phép vẫn không xuất hiện tại cơ quan, khiến Tỉnh ủy Hậu Giang phải cử người đi tìm. Nếu đúng là ông Thanh chữa bệnh thì phải có thông tin từ phía gia đình. Hiện cả cơ quan quản lý, gia đình đều không biết tung tích ông Thanh ở đâu thì rõ ràng ông này lợi dụng việc nghỉ phép để bỏ trốn.
"Ngoài ra, ông Thanh đi khỏi nơi cư trú sẽ phải khai báo với cơ quan chức năng về thủ tục tạm trú, tạm vắng theo quy định. Việc ông Thanh bỏ trốn được cơ quan điều tra căn cứ từ ngày khởi tố bị can 16/9 là đúng luật" - luật sư Tuấn nói.
Ngày 19/9, phóng viên Tiền Phong nhập tên bị can Trịnh Xuân Thanh trên website www.interpol.int/notice của Tổ chức Cảnh sát Hình sự quốc tế - Interpol nhưng chưa thấy xuất hiện hình ảnh và thông tin về ông này. Về việc này, Trung tướng Phan Văn Vĩnh - Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an) cho rằng: Các đơn vị chức năng đang làm thủ tục với Tổ chức Cảnh sát Quốc tế để truy nã ông Trịnh Xuân Thanh.
Theo Minh Đức (Tiền Phong)
Bổ nhiệm ông Vũ Đình Duy: Bộ Công Thương trực tiếp quyết định nên tập đoàn buộc phải tiếp nhận Báo Tiền phong dẫn lời ông Ngô Mạnh Hoài, Phó TGĐ Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cho biết việc bổ nhiệm ông Vũ Đình Duy là do nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng trực tiếp quyết định. Sự vắng mặt nhiều ngày của ông Vũ Đình Duy, nguyên Tổng Giám đốc Công ty Hóa dầu và xơ sợi dầu khí (PVTex) đã...