Tại sao đẻ mổ lại chọn 39 tuần, hiếm khi đợi 40 tuần thai? Lý do rất quan trọng!
Khi chọn thời điểm sinh mổ, bác sĩ đặt sự an toàn tính mạng của mẹ và thai nhi lên hàng đầu.
Nếu như sinh thường, mẹ bầu sẽ vỡ ối và sinh con vào khoảng tuần 40. Nhưng trong trường hợp sinh mổ, bác sĩ sẽ tư vấn cho các mẹ chọn thời điểm khi thai nhi được khoảng 38-39 tuần. Lý do của sự khác biệt này đến từ việc bác sĩ đã đặt hai yếu tố quan trọng hơn cả là sự an toàn tính mạng của thai nhi và người mẹ lên hàng đầu.
Thời điểm tốt nhất cho ca mổ
Một số mẹ bầu không khỏi thắc mắc: “Vì sao không để thai nhi trong bụng mẹ lâu hơn để phát triển tốt nhất có thể?”. Tuy nhiên, thời điểm thích hợp nhất để đẻ mổ không phải là 40 tuần hay 37 tuần mà là thai 39 tuần.
Bởi kết quả nghiên cứu cho thấy thai nhi từ tuần 37-39 là giai đoạn rất quan trọng để phát triển trí não. Ở tuần thứ 39, sự phát triển trí não của bé đã đạt mức rất tốt.
Khi thai 38 tuần, tuy các cơ quan khác nhau của cơ thể thai nhi đã trưởng thành nhưng não bộ chưa phát triển hoàn thiện. Do vậy thời điểm chọn mổ thường ở tuổi thai 39 tuần.
Nếu mẹ chọn mổ lấy thai ở tuần 39, các yếu tố nguy cơ sẽ thấp hơn, giảm những điều bất trắc. Và thời điểm này cũng giúp giảm bớt sự đau đớn cho người mẹ.
Khi thai được 40 tuần là đến ngày dự sinh của bé, nhau thai trong cơ thể mẹ đã hoàn thành nhiệm vụ cung cấp dinh dưỡng. Nó bắt đầu lão hóa từ từ và nếu không thực hiện ca phẫu thuật mổ bắt con kịp thời, những nguy cơ sẽ tăng cao. Một trong số đó là bánh rau bị canxi hóa độ 2, độ 3 gây suy thai do thiếu oxy.
Nếu mẹ chọn mổ lấy thai ở tuần 39, các yếu tố nguy cơ sẽ thấp hơn, giảm những điều bất trắc.
Hầu hết các ca sinh mổ đều thực hiện khi thai 38-39 tuần
Video đang HOT
Về thời gian sinh mổ, thực tế có hai tình huống xảy ra: Một là hẹn ngày sinh mổ – tức là mẹ bầu và bác sĩ cùng thống nhất để xác định thời gian sẽ thực hiện ca phẫu thuật và hai là “mổ cấp cứu” vì có một số trường hợp đặc biệt phải sinh mổ khẩn cấp.
Trong trường hợp bình thường, không có những cảnh huống đặc biệt xảy ra, hầu hết các mẹ bầu chọn sinh mổ sẽ ở tuổi thai 38-39 tuần thay vì 40 tuần. Thời điểm này được đưa ra dựa trên mốc phát triển của thai nhi.
Trước tuần 37 của thai kỳ
Trong khoảng thời gian này, nếu các yếu tố bên ngoài hoặc các yếu tố bản thân khiến mẹ bầu sinh con sớm thì tình trạng này sẽ được gọi là sinh non.
Em bé sẽ chào đời trước thời hạn, nhưng các mẹ đừng lo lắng. Nếu sự phát triển của trẻ bình thường, tỷ lệ sống sót của trẻ là rất cao.
Thai 37 tuần
Khi thai nhi được 37 tuần là thai đủ tháng. Lúc này cơ thể mẹ bầu đã thực sự sẵn sàng cho việc sinh nở. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu không gặp phải những vấn đề nghiêm trọng và vỡ ối thì sẽ hiếm khi lựa chọn sinh mổ ở thời điểm này. Lý do đơn giản là em bé cần phát triển ổn định hơn trong cơ thể mẹ khi vừa đủ tháng. Như vậy bé sẽ khỏe mạnh hơn.
38-39 tuần của thai kỳ
Đến tuần 38-39, cơ thể mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi trong bụng đã đạt trạng thái tốt nhất. Vì vậy, nếu mẹ bầu quyết định lựa chọn phương pháp sinh mổ thì khoảng thời gian này là một lựa chọn tốt. Việc nắm bắt được thời điểm sinh con với mẹ bầu là điều rất quan trọng.
Đến tuần 38-39, cơ thể mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi trong bụng đã đạt trạng thái tốt nhất. (Ảnh minh họa)
Những vấn đề sau sinh cần lưu ý
Dù sinh mổ hay sinh thường, cũng sẽ có những vấn đề chung dưới đây mà sản phụ cần lưu ý:
Thông thường, việc rụng tóc sau sinh chỉ tạm thời và tóc sẽ mọc lại. Các mẹ vì vậy đừng hoảng hốt khi đối mặt với hiện tượng này, bình tĩnh chấp nhận. Bởi nếu càng lo lắng, tình trạng rụng tóc càng trở nên trầm trọng hơn.
Sau sinh, các mẹ cần chú trọng bổ sung canxi, đặc biệt một số mẹ vốn dĩ tóc mỏng, ít tóc.
Ngoài ra, việc nghỉ ngơi sau sinh rất quan trọng, cần một thời gian để cơ thể phục hồi từ từ. Mẹ nên tập một số bài tập phù hợp theo điều kiện thực tế của mình sẽ mang lại nhiều lợi ích.
Thực tế, trong giai đoạn hậu sản, một số mẹ bầu sẽ bị táo bón. Sau khi sinh xong, nhu động ruột vẫn bị giảm, hệ tiêu hóa chưa hồi phục hoàn toàn, lúc này lại xảy ra hiện tượng táo bón, dễ mắc bệnh trĩ.
Mẹ cần chú ý chế độ ăn uống dễ tiêu và thực hiện một số bài tập thể dục thích hợp. Nhờ vậy sẽ thúc đẩy tiêu hóa và cải thiện tình trạng táo bón.
Rạn da
Nhắc đến rạn da khiến nhiều mẹ lo lắng, nhưng mẹ có thể chọn bổ sung vitamin C mỗi ngày để giảm thiểu sự xuất hiện của những vết rạn da.
Một số liệu khảo sát cho thấy: trong 70 phụ nữ mang thai, cứ giảm 0,15mg/dL vitamin C trong máu thì khả năng bị rạn da sẽ tăng lên 2,23 lần.
Vì vậy, mẹ bầu cần bổ sung vitamin C kịp thời, đồng thời chế độ ăn uống cũng phải hợp lý, tránh tăng cân quá đà gây rạn da.
Kiêng cữ
Sau khi sinh con, sản phụ cần có thời gian nghỉ ngơi để cơ thể hồi phục trở lại. Nếu mẹ không được nghỉ ngơi đầy đủ, nguy cơ lớn sẽ mắc phải những chứng bệnh hậu sản và theo đến suốt đời.
Quảng Nam: "Nghẹt thở" giây phút cứu sống thai nhi sa dây rốn
Chiều 25/9, bác sĩ Võ Thôi - Trưởng khoa Sản (Bệnh viện Đa khoa khu vực Quảng Nam) cho biết vừa cấp cứu thành công cho một sản phụ bị sa dây rốn.
Sau giây phút "nghẹt thở" cứu sống thai nhi, hiện sức khỏe 2 mẹ con chị T. đã ổn định.
Trước đó, khoảng hơn 21h ngày 24/9, sản phụ P.T.T. (SN 1995, trú xã Bình Giang, huyện Thăng Bình, Quảng Nam) có dấu hiệu chuyển dạ ở nhà và được chồng chở bằng xe máy đến bệnh viện. Khi gần đến Bệnh viện Đa khoa khu vực Quảng Nam thì sản phụ T. bị vỡ ối.
Sau khi nhập viện, qua thăm khám, các bác sĩ phát hiện dây rốn của thai nhi đã sa ra ngoài. Lúc này cổ tử cung chỉ mới mở 4cm nhưng ối đã vỡ, ngôi thai còn cao lỏng, tim thai 135-140 lần/phút.
Trước tình thế nguy kịch, bệnh nhân được chuyển ngay lên phòng mổ cấp cứu khẩn cấp theo quy trình báo động đỏ, đồng thời huy động toàn bộ y, bác sĩ trực tham gia.
Ê-kíp do bác sĩ Thôi làm phẫu thuật viên chính cùng các y, bác sĩ phiên trực đã tiến hành mổ cấp cứu khẩn cấp và kịp thời đưa bé trai nặng 3kg ra ngoài.
"Lúc đó sự sống của thai nhi như ngàn cân treo sợi tóc, bởi chỉ chậm trễ một vài phút là khó có thể cứu được. Em bé có thể ngưng tim thai, tử vong trong bụng mẹ. Từ khi sản phụ nhập viện đến khi được mổ lấy em bé ra ngoài chỉ trong vòng khoảng 10 phút. Trong trường hợp này chỉ cần mất thêm từ 2-3 phút là em bé có thể tử vong", bác sĩ Thôi nói và cho hay, hiện sức khỏe 2 mẹ con của chị T. đã ổn định.
Cũng theo bác sĩ Thôi, trong sản khoa, vấn đề sa dây rốn là một trong những vấn đề "tối cấp cứu" và thời gian để cứu thai nhi là thời gian vàng. Bởi chỉ chậm trễ trong vòng vài phút, sự sống của thai nhi có thể bị ảnh hưởng rất lớn, dễ dẫn đến tử vong trong bụng mẹ.
Cứu sống hai mẹ con sản phụ có khối u kích thước lớn Sản phụ L.T.O (36 tuổi, trú tại Thanh Ba, Phú Thọ) nhập viện khi đang ở tuần thứ 32 của thai kỳ có khối u kích thước lớn đã được các bác sĩ cấp cứu trong tình trạng "ngàn cân treo sợi tóc". Các bác sĩ chăm sóc bé sau sinh (ảnh: BVCC) Được biết, sản phụ L.T.O vào viện trong tình trạng...