Tại sao đàn ông lại thường thích vợ của người khác
Đàn ông thường không hài lòng hay thậm chí là chê bai vợ mình nhưng lại dành những lời khen cũng như ánh mắt đắm đuối cho vợ người khác. Vậy lý do là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin dưới đây nhé.
Vẻ đẹp từ khoảng cách
Sau khi kết hôn, đàn ông sống cùng với vợ và con cái, cuộc sống chỉ quanh quẩn từ sáng dậy, đi làm, về đón con, nấu cơm ăn và đi ngủ. Nhưng công việc lặp đi lặp lại khiến mọi người cảm thấy nhàm chán và không còn mới mẻ như ban đầu nữa.
Kèm thêm vào đó là những mâu thuẫn nhỏ trong cuộc sống, khiến mọi thứ trở nên ngột ngạt. Dần dần người đàn ông thậm chí còn phát chán vợ mình.
Trong khi đó, ra đường thấy vợ người khác dù có thể không xinh đẹp bằng vợ mình nhưng đàn ông lại luôn bị cuốn hút. Bởi vì đó là sự thèm khát cái mới lạ, chán chê cái cũ và đàn ông thì ai cũng có tâm lý đó. Vợ người khác là thứ mà họ không có được, chính khoảng cách vô hình đó tạo ra vẻ đẹp tiềm ẩn, cuốn hút những người đàn ông.
Khác nhau từ góc nhìn
Đối với vợ của mình, theo thời gian họ không còn cái nhìn say đắm. Những gì tốt đẹp, ưu điểm họ thấy ở vợ dần không còn rõ ràng. Không chỉ vậy, họ còn dễ nhìn ra khuyết điểm ở vợ hơn là ưu điểm. Nhưng với vợ của người khác, họ lại thấy toàn những điểm tốt.
Lạ lùng là đàn ông luôn thấy vợ mình kém hơn vợ của người khác. Chính vì nghĩ vậy, đàn ông càng khó có lại cảm giác yêu thương vợ như ngày đầu. Và với vợ người khác, họ càng có nhiều ham muốn hơn.
Yếu tố tâm lý cả thèm chóng chán
Video đang HOT
Với vợ của mình, theo năm tháng, đàn ông sẽ không còn cảm giác mới mẻ như ban đầu. Họ dễ nảy sinh cảm giác chán nản với người phụ nữ sống bên cạnh. Trước khi kết hôn, người đàn ông của mình luôn cảm thấy vợ mình là người phụ nữ đáng yêu nhất thế giới, hoàn hảo hơn bất kỳ ai khác. Nhưng những bức tranh màu hồng do chính người đàn ông vẽ lên lại dễ dàng sụp đổ sau thời gian cưới vợ.
Nhưng bản tính “xấu xa” đó của đàn ông lại vô tình có thể làm tổn thương người vợ, người vợ trước lúc cưới và sau này vẫn vậy, thậm chí còn chỉn chu và chăm lo cho cuộc sống gia đình hơn. Đàn ông thường quên mất rằng chỉ có vợ mình mới ở bên mình lúc khó khăn, hoạn nạn nhất của cuộc đời.
Sức hút của người khác giới
“Anh hùng khó qua ải mỹ nhân” – là câu nói kinh điển và chưa bao giờ sai từ xa xưa. Vượt qua được chữ “sắc” là điều chưa bao giờ dễ dàng đối với bất kỳ người đàn ông nào. Bản năng của đàn ông là tìm kiếm và chinh phục cái đẹp. Dù vợ mình có đẹp đến đâu thì người đàn ông ấy cũng sẽ không dừng lại ở mỗi việc ngắm nhìn vợ mình. Bởi vì ngắm mãi rồi cũng chán. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến đàn ông luôn bị thu hút bởi vợ người khác.
Anh Tú
Theo phunusuckhoe.vn
Chuyện xúc động về tình anh em
Anh em như thể tay chân/Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần" - câu ca dao vẫn vẹn nguyên giá trị trong câu chuyện cảm động về cậu bé đạp xe 100 km từ Sơn La xuống Hà Nội thăm em đã từng khiến bao người rung động. Câu chuyện đó, hơn mọi bài học về đạo đức khuôn mẫu, sáo rỗng, trở thành một trong tấm gương sáng về tình thương, tình cảm anh em gia đình.
Chị bật khóc nghẹn ngào trong ngày cưới khi được em trai trao vàng trong ngày cưới. Nguồn ảnh FB nhân vật.
"Nghĩ đến em trai thì sợ hãi bay hết..."
Vì Quyết Chiến (13 tuổi) là đứa con đầu lòng của anh Vì Văn Nam và chị Hà Thị Sâm, có em gái Vì Khánh Như (7 tuổi) và Vì Văn Lực (2 tháng tuổi). Bé Lực nhập Bệnh viện Nhi trung ương lúc mới chào đời 2 ngày, sinh non 1 tháng và mắc phải nhiều bệnh với tình hình sức khỏe không được khả quan.
Từ khi bố mẹ đưa em xuống Hà Nội, Chiến cũng biết tình hình bệnh của em vì thỉnh thoảng mẹ vẫn gọi điện về. Chiến chưa đi Hà Nội bao giờ, chỉ thấy bảo em Lực đang được "nuôi lồng kính" ở đó. Trưa ngày 25/3/2019, vừa đi học về, Chiến đã nghe được cuộc hội thoại giữa ông nội và mẹ thì được biết Lực ốm nặng, bệnh tình chuyển biến xấu.
Chị Sâm đã dặn gia đình chuẩn bị hậu sự. Nằm trên ghế, Chiến ôm mặt khóc nức nở. Chiến chưa bao giờ được nhìn thấy mặt em trai vì từ ngày Lực sinh ra đều phải nằm viện. Suốt từ đó, Chiến cứ hy vọng rồi quyết tâm xuống gặp em Lực.
Để được gặp em, dù không biết Hà Nội ở đâu, to lớn cỡ nào nhưng Chiến vẫn đi. Từ núi rừng Chiềng Yên, huyện Vân Hồ, Sơn La, Chiến một mình đạp xe gần 100 km xuống Hà Nội thăm em trai, vượt qua gần 15 con đèo lớn nhỏ.
Không biết đường, Quyết Chiến cứ chọn những con đường lớn mà đi, đoạn nào không biết thì hỏi người ta. Đôi chân sưng vù, hai chiếc dép rách bươm. Mỗi lần đổ dốc hay qua đoạn đường khúc khuỷu, Chiến phải lấy chân làm phanh, làm chiếc dép chảy nhựa khét lẹt. Đoạn nào khó đi quá thì Chiến đành xuống xe dắt bộ...
"Em sợ em trai mất nên muốn xuống Hà Nội. Em không biết Hà Nội ở đâu, nhưng nhớ em quá, chưa bao giờ hai anh em được nhìn mặt nhau. Em có sợ nguy hiểm chứ. Nhưng nghĩ đến em trai thì sợ hãi bay đi đâu hết luôn. Em đi hướng bên phải, bám ven đường, nhìn trước nhìn sau mới đi.
Có đoạn em mệt quá bị ngất, một chiếc xe khách đi qua tưởng em bị tai nạn, họ xuống hỏi xin số điện thoại bố mẹ em. Các chú mới gọi cho bố. Nếu không gặp xe đó, em dự định đạp tiếp, chưa nghĩ về sau sẽ như thế nào..." - Chiến kể với báo chí về hành trình của mình.
Xuống đến Hà Nội, lần đầu tiên trong đời được nhìn thấy em trai sau hành trình trăm cây số, Chiến đã khóc òa lên nức nở. Chiến đã hy vọng em Lực sẽ chống chọi thật mạnh mẽ với bệnh tật để có thể sớm khỏe mạnh trở về nhà.
"Sau này khoẻ mạnh, chúng mình sẽ cùng đi chăn bò, đá bóng. Anh sẽ rang cơm cho em ăn, đi học cùng em" - Chiến thì thầm như đang nói với em. Thế nhưng ông trời chẳng chiều lòng người, em trai Chiến đã lỗi hẹn, chẳng thể nào cùng anh lớn lên vui đùa. Với anh em Chiến, âm dương đã trở nên quá đỗi cách biệt.
Cậu bé Chiến và em tại bệnh viện.
Nhưng dù sao vẫn còn đó một câu chuyện về lần gặp mặt cuối cùng đầy yêu thương của hai anh em - hai đứa trẻ, còn đó câu chuyện về tình yêu thương, về lòng tử tế giữa một cuộc đời ngày càng đầy rẫy những vụ án người thân trong gia đình tàn sát lẫn nhau.
Em trai nuôi gà lấy tiền mua vàng mừng cưới chị
Đó là câu chuyện của một cô gái ở Quảng Nam tên Diệu khi kể về đứa em trai "cừu đen" tên Cường từ nhỏ đã chịu nhiều thiệt thòi nhưng lớn lên lại luôn yêu thương ba mẹ và chị hai. Theo những dòng chia sẻ của người chị, từ nhỏ cậu em trai đã phải chịu nhiều thiệt thòi, thậm chí khi đang học lớp 8 thì phải nghỉ vì sức khỏe không cho phép.
"Mình sinh năm 1996, em trai mình sinh năm 2004. Dân gian người ta bảo rằng trong một gia đình sẽ có một người là "cừu đen", tức là người gánh chịu bớt những chuyện xui xẻo cho gia đình và trong gia đình mình thì em trai mình là "cừu đen" đó.
Lúc mới đẻ ra được vài tháng tuổi em ấy bị hạ canxi máu khiến cơ thể co giật liên tục, ba má mình bồng em đi chạy chữa từ bệnh viện huyện đến Bệnh viện Đa khoa TP. Đà Nẵng suốt mấy tháng ròng. Lúc đó mình mới học lớp 2 nhưng giờ vẫn nhớ như in bác sĩ dùng cái kim tiêm to đùng lấy của em mình biết bao nhiêu máu để xét nghiệm, rồi dây ống các loại đầy người em.
...Ba má mình cứ tưởng mất em rồi. Thời điểm đó nhà mình nghèo lắm, ba má phải chạy vạy khắp nơi, may mắn là em mình khỏi bệnh. Nhưng sau đó em biết bò, đang bò chơi thì lại bị giật điện bất tỉnh, sau lần giật điện đó thì trí óc em mình chậm phát triển hơn bạn bè cùng trang lứa, lưỡi em bị bè ra và phát âm không chuẩn nữa.
Em mình tự ti nên ít giao tiếp với bạn bè và học hành thì nhà mình chỉ mong em lên lớp được là vui rồi. Đang học lớp 8 thì em mình chính thức nghỉ học vì không theo kịp bạn bè. Em ở nhà nuôi gà, làm việc nhà, chơi với chó mèo vậy thôi. Năm nay em mình 15 tuổi nhưng tâm hồn giống một đứa con nít vậy, chưa kể lúc nhỏ nó chưa hết bị gãy tay lại chuyển sang gãy chân".
Theo lời kể của chị gái, cậu em trai luôn vui vẻ, ngoan hiền, vâng lời và thương chị hai. Khi biết tin chị sắp lên xe hoa, cậu em trai đã xin ba mẹ cho nuôi gà để dành tiền mua vàng tặng cho chị vào ngày cưới.
"Biết năm nay mình cưới nên đầu năm nó xin má tài trợ mua cho đàn gà con về chăm, bảo gà lớn thì bán đi rồi mua vàng để nó cho chị hai đám cưới chứ không được lấy làm chuyện khác. Khoảnh khắc cậu em lên trao vàng cho mình trong đám cưới, mình bật khóc ngon lành trước bao nhiêu người, trôi hết cả lớp trang điểm.
Người nhà mình mắt ai cũng đỏ hoe. Mình vẫn luôn tự hứa sẽ cố gắng sống thật tốt để không phụ lòng yêu thương của ba má và thằng em trai mãi mãi không trưởng thành của mình nữa" - người chị gái chia sẻ đầy xúc động.
Nhìn bức ảnh ghi lại khoảnh khắc cậu em trai trao cho chị món quà cưới mà tự tay đã chuẩn bị từ rất lâu, nhiều người rưng rưng xúc động trước tình cảm chị em trong gia đình đầy yêu thương, đùm bọc.
Không phải vô tình khi Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình chọn 2 tiêu chí: Hòa thuận và Chia sẻ để làm điểm nhấn trong điều chỉnh hành vi ứng xử giữa anh, chị, em. Theo đó, anh, chị, em tôn trọng, bảo nhau điều hay, lẽ phải; anh chị bao dung đối với em, em kính trọng anh chị; cùng chia sẻ với nhau tình cảm hoặc vật chất lúc vui buồn, giúp đỡ nhau lúc khó khăn, hoạn nạn.
Trong gia đình, mối quan hệ anh chị em rất nhiều chiều nên phong phú, đa dạng, giàu cảm xúc. Từ xa xưa đến nay, người Việt Nam có truyền thống xem trọng huyết thống, xem trọng tình cảm anh em. Dù trong hoàn cảnh nào thì anh em ruột thịt vẫn luôn là những người đầu tiên quan tâm, lo lắng cho nhau.
(Trích Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình)
Dương Nhi
Theo baophapluat.vn
Thanh Hoá: Một vùng thắng tích Biện Sơn Trước sự phát triển của Biện Sơn (xã đảo Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia) hôm nay, thật khó để mường tượng nơi đây từng được gọi tên cù lao Biện: một đảo nổi nằm giữa mênh mang sóng nước, cách biệt đất liền. Vậy nhưng, tạo hóa vốn hữu ý. Và con người tự thuở xa xưa vẫn thường nương theo đó mà...