Tại sao Đài Loan chống dịch tốt hàng đầu thế giới dù không thuộc WHO?
Nhờ phản ứng nhanh, dứt khoát và minh bạch trong dịch COVID-19, Đài Loan đến nay tránh được tình huống phải phong tỏa mọi hoạt động kinh tế, xã hội trên diện rộng giống Trung Quốc và nhiều nước khác.
Trên đường phố Đài Bắc ngày 2-4 – Ảnh: CNA
Ngày 25-1, giữa lúc thế giới còn mơ màng về hiểm họa virus corona chủng mới đang bùng lên ở Trung Quốc, có hai đảo ghi nhận 4 ca nhiễm trên lãnh thổ của họ.
Úc và Đài Loan có dân số tương đương nhau, khoảng 24 triệu người. Cả hai đều là đảo, dễ kiểm soát người ra vào biên giới dù có quan hệ thương mại, vận tải gần gũi với Trung Quốc đại lục.
Nhưng 10 tuần sau, Úc có hơn 5.500 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, trong khi Đài Loan ghi nhận chưa tới 400 – nhà báo James Griffiths của Đài CNN nhận xét.
Câu hỏi đặt ra không phải Úc đã làm gì sai, vì suy cho cùng có đến 20 quốc gia có số ca nhiễm COVID-19 hơn Úc (trong đó 7 nước nhiều hơn 10 lần), mà vấn đề là làm cách nào Đài Loan – không được là thành viên của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) – lại kiểm soát dịch bệnh tốt như vậy trong khi châu Âu, Mỹ… lại chật vật?
Trong trận dịch viêm đường hô hấp cấp (SARS) năm 2003, Đài Loan là một trong những vùng lãnh thổ bị ảnh hưởng nặng, cùng với Hong Kong và miền nam Trung Quốc. Khi đó hơn 150.000 người ở Đài Loan phải cách ly, 181 người tử vong.
Tuy SARS không là gì so với cuộc khủng hoảng hiện tại, dư chấn của nó vẫn hằn sâu trong tâm trí người dân một số khu vực châu Á, trong đó có Đài Loan. Đây là một phần lý do các quốc gia, vùng lãnh thổ này phản ứng trước COVID-19 nhanh và nghiêm túc hơn phần còn lại của thế giới.
Video đang HOT
Trên cả cấp độ chính phủ và xã hội, các biện pháp ngăn dịch nhanh chóng được triển khai và chấp nhận rộng rãi, ví dụ như kiểm soát biên giới, cách ly, khoanh vùng…
Ở nhiều nơi, thói quen đeo khẩu trang chống virus đã bắt đầu từ tận tháng 1, chứ không phải chờ đến khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) bắt đầu khuyến cáo.
Lao động nhập cư ở Đài Loan được hướng dẫn về phòng dịch – Ảnh: TAIWAN NEWS
Theo tạp chí JAMA của Hiệp hội Y khoa Mỹ, hệ thống y tế của Đài Loan vốn đã thuộc hàng tốt nhất thế giới, họ lại còn nhanh. Ngay khi tin tức về virus corona bùng lên ở Vũ Hán trước Tết âm lịch, Trung tâm Chỉ huy y tế Đài Loan (NHCC) đã lập tức phản ứng trước nguy cơ.
“Đài Loan tung ra một loạt ít nhất 124 biện pháp trong 5 tuần gần đây để bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Các chính sách và hành động không chỉ giới hạn ở kiểm soát biên giới, vì họ biết như vậy vẫn chưa đủ”, giáo sư – bác sĩ Jason Wang thuộc trường Stanford Medicine (Mỹ) mô tả.
Một số biện pháp dứt khoát được áp dụng sớm ở Đài Loan là cấm người đến từ Trung Quốc nhập cảnh, không cho du thuyền cập bến, phạt nghiêm khắc người vi phạm lệnh cách ly tại nhà…
Bên cạnh đó, chính quyền Đài Loan đẩy mạnh sản xuất khẩu trang y tế trong nước, tiến hành xét nghiệm trên diện rộng, bao gồm cả những người trước đó bị viêm phổi không xác định được nguyên nhân. Hành vi tung tin giả về dịch bệnh cũng bị trừng phạt.
Tất cả diễn ra chóng vánh giữa lúc các quốc gia khác còn tranh cãi nên làm gì. Trong một báo cáo công bố hồi tháng 1-2020, Đại học John Hopkins (Mỹ) đánh giá Đài Loan gặp nguy cơ lớn vì nằm gần và qua lại nhiều với Trung Quốc đại lục.
Nhưng cũng nhờ phản ứng nhanh, dứt khoát và minh bạch, hòn đảo tránh được kịch bản phải phong tỏa mọi hoạt động trên diện rộng giống Trung Quốc và nhiều nước khác.
Những ngày qua, cuộc khủng hoảng trầm trọng ở Mỹ, châu Âu phần nào che mờ đi thành công chống dịch của một số nơi như Đài Loan. Tuy nhiên, Âu – Mỹ dù có muốn áp dụng những bài học đó chỉ e là đã trễ.
PHÚC LONG
Malaysia 'cấm cửa' mọi hành khách trên du thuyền MS Westerdam
Malaysia thông báo không tiếp nhận thêm bất kỳ ai từng có mặt trên du thuyền MS Westerdam sau khi một công dân Mỹ kiểm tra 2 lần đều dương tính với Covid-19 (nCoV).
Phó Thủ tướng Malaysia Datuk Seri Wan Azizah Wan Ismail cho biết tất cả mọi người trên tàu được coi là có liên hệ gần với người phụ nữ Mỹ 83 tuổi và coi đó là rủi ro.
MS Westerdam lênh đênh hai tuần trên biển sau khi 5 nước gồm Thái Lan, Nhật Bản, Đài Loan, đảo Guam (Mỹ) và Philippines từ chối cho du thuyền này cập cảng do lo sợ dịch Covid-19 (nCoV).
Campuchia hôm 13/2 đã cho phép du thuyền MS Westerdam cập cảng tỉnh Sihanoukville. Thời điểm đó, tất cả hành khách trên du thuyền đã được kiểm tra tại Campuchia. 20 người được xét nghiệm khi cập bến ở Campuchia, không có ai bị phát hiện dương tính với Covid-19 (nCoV).
Tuy nhiên, sau khi từ Campuchia đến Kuala Lumpur, Malaysia hôm 15/2, Malaysia cho biết một phụ nữ 83 tuổi trên tàu MS Westerdam cho kết quả dương tính với virus corona chủng mới. Hôm 16/2, Phó Thủ tướng Malaysia Wan Azizah cho hay, xét nghiệm lần hai của cụ bà người Mỹ vẫn có kết quả dương tính.
Malaysia cấm cửa mọi hành khách trên du thuyền MS Westerdam. (Ảnh: Kyodo)
Phó Thủ tướng kiêm Chủ tịch Ủy ban Trung tâm Ứng phó Thảm họa Malaysia, Wan Azizah cho biết các chuyến bay của hãng hàng không Malaysia Airlines (MAS) đã được thuê để vận chuyển một số hành khách của du thuyền MS Westerdam từ Sihanoukville quá cảnh qua Kuala Lumpur về nước. Tuy nhiên, sau báo cáo về ca nhiễm bệnh đâu tiên, các chuyến bay tương tự không diễn ra.
"Hãng hàng không MAS đã lên kế hoạch cho 4 chuyến bay thương mại đưa hành khách hạ cánh tại sân bay quốc tế Kuala Lumpur (KLIA) từ ngày 14-16/2. Tuy nhiên, vì một trường hợp đã được phát hiện dương tính với Covid-19, MAS đã quyết định hủy các chuyến bay còn lại", Phó Thủ tướng Malaysia cho hay.
Phó Thủ tướng Wan Azizah cũng cho biết, chính phủ Malaysia đã quyết định không tiếp nhận bất kỳ du thuyền nào khởi hành từ Trung Quốc hoặc từng ghé qua Trung Quốc.
Ông Wan Azizah cho hay nhóm du khách đầu tiên từ tàu MS Westerdam hạ cánh tại KLIA gồm 145 người, trong đó người phụ nữ 83 tuổi cùng chồng xuất hiện triệu chứng nhiễm Covid-19.
Trong số 1.455 hành khách có mặt trên tàu gồm 650 người đến từ Mỹ, 271 người đến từ Canada, 127 người đến từ Anh, 91 người đến từ Hà Lan và một nhóm nhỏ hơn đến từ Australia, Đức, Trung Quốc cùng các quốc gia khác. Trước khi cập cảng ở Campuchia, du thuyền này từng ghé qua Hong Kong 2 tuần trước đó, tức vẫn đang trong thời gian ủ bệnh của virus corona chủng mới.
KÔNG ANH (Nguồn: SCMP)
Theo vtc.vn
6 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận có người tử vong vì COVID-19 Đến 6 giờ 30 phút sáng 17/2, tổng số trường hợp mắc bệnh COVID-19 trên toàn thế giới là 71.223 người, trong đó tại Trung Quốc đại lục là 70.442 người. Nhật Bản đang cảnh giác cao độ trước diễn biến mới của tình hình lây nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19. (Ảnh: AFP/TTXVN) Theo báo cáo mới nhất ngày 17/2...