Tại sao “cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng”?
Rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên tiêu có nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới âm lịch (“Nguyên” là thứ nhất, “tiêu” là đêm).
Mâm cúng Rằm tháng giêng. Ảnh: Edu2Review
Vì sao “cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng”?
Tết Nguyên Tiêu là dịp lễ tết quan trọng trong đời sống tâm linh người Việt nên ông bà ta có câu: “Cúng quanh năm không bằng rằm tháng Giêng” hay “ Lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng”.
Có nhiều lý giải cho việc tại sao rằm tháng Giêng được gọi là Tết Nguyên Tiêu. Nhiều người tin rằng đây là đêm Phật giáng lâm nên rằm tháng Giêng thường là dịp người người đi chùa cầu an, cầu may, cúng sao giải hạn…
Rằm tháng Giêng còn là Tết Thượng Nguyên, là tháng bắt đầu của những người nông dân chuẩn bị xuống đồng. Trước khi xuống đồng, họ làm lễ để tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Cùng với rằm tháng Giêng, còn có rằm tháng Bảy là Tết Trung Nguyên và rằm tháng Mười là Tết Hạ Nguyên.
Cúng Rằm tháng Giêng giờ nào tốt nhất?
Lễ cúng rằm tháng Giêng thường được mọi người cúng vào giờ Ngọ (tức là từ 11h đến 13h) ngày chính rằm (tức ngày 15 tháng Giêng âm lịch).
Mặc dù vậy, do điều kiện cuộc sống, hiện nay mỗi gia đình lại tùy biến linh động việc cúng vào các ngày, giờ khác nhau. Họ quan niệm rằng việc thờ cúng chỉ cần thể hiện tinh thần chung là tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với tổ tiên, ông bà, thần thánh.
Cách chuẩn bị đồ cúng Rằm tháng Giêng
Vào ngày Rằm tháng Giêng, các gia đình thường sắm hai lễ: cúng Phật và cúng gia tiên.
Mâm lễ cúng Phật là mâm lễ chay tinh khiết gồm hương, hoa, quả tươi, đèn (nến), xôi, oản…. Nếu gia chủ là Phật tử thì có thể ngồi trước bàn thờ Phật tụng một thời kinh Phổ Môn, hoặc kinh Dược Sư để cầu bình an cho gia đạo. Nếu không tụng kinh được thì có thể dâng hương và tụng đọc bài lễ bái Tam Bảo.
Mâm lễ cúng gia tiên là mâm lễ mặn hoặc chay với đầy đủ các món ăn tinh khiết của ngày Tết. Đặc biệt trong mâm lễ phải có bánh trôi (chè trôi nước). Ý nghĩa của việc ăn bánh trôi ngày Tết Nguyên tiêu là mong muốn mọi việc quanh năm được hanh thông, trôi chảy.
Video đang HOT
Điểm đặc biệt trên mâm cỗ chay là sự hiện diện của những màu sắc tượng trưng cho ngũ hành. Màu đỏ tượng trưng cho hành hỏa, xanh của hành mộc, đen của hành thổ, màu trắng của hành thủy, màu vàng hành kim.
Mâm lễ mặn thông thường có 4 bát, 6 đĩa, tổng cộng thành tròn 10 món. 4 bát gồm bát ninh măng, bát bóng, bát miến, bát mọc. 6 đĩa gồm thịt gà (hoặc thịt lợn), giò (hoặc chả), nem thính (đĩa xào), dưa muối, xôi (hoặc bánh chưng) và nước chấm. Đồ lễ khác gồm: Hương, hoa, quả tươi, vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, thuốc lá…
Gợi ý văn khấn cúng Rằm tháng Giêng năm Tân Sửu 2021
Bài Văn khấn thần linh Rằm tháng Giêng có thể tham khảo dưới đây trích theo Thượng tọa Thích Viên Thành trong Tập Văn khấn Nôm truyền thống – Nhà xuất bản Thanh Hóa.
Bài Văn khấn thần linh Rằm tháng Giêng
Nam mô A di Đà Phật!
Nam mô A di Đà Phật!
Nam mô A di Đà Phật!
Kính lạy:
Hoàng Thiên, Hậu Thộ chư vị Tôn thần.
Ngài Đông trù tư mệnh Táo phủ thần quân.
Ngài Bản gia Thổi địa Long mạnh Tôn thần.
Các Ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần.
Ngài tiền hậu địa chủ tài thần.
Các tôn thần cai quản ở trong khu vực này.
Hôm nay là ngày………….. tháng ………. Năm………..
Tín chủ con là:……………………………………..
Ngụ tại…………………………………………….
Thành tâm sửa biện, hương hoa lễ vật kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án.
Chúng con thành tâm cúi xin các Ngài thương xót tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lực, công việc hanh thông. Người người được chữ bình an, tám tiết vinh khang thịnh ượng, lộng tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện lòng tâm.
Giãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo.
Rằm tháng giêng: 5 món ăn sau dù ngon mấy cũng 'gác đũa' kẻo tài lộc bay biến, nghèo 'bền vững'
Ngày Rằm tháng Giêng (hay còn gọi là Tết Nguyên tiêu) là một ngày linh thiêng của người Việt.
Ngoài việc sửa soạn mâm lễ cúng Rằm tháng Giêng chu đáo, giữ gìn lời ăn nói tao nhã, trang phục lịch thiệp, kín đáo để đón tài lộc may mắn, bạn còn nên lưu ý về các món ăn nên tránh trong ngày này.
Thịt vịt
Theo quan niệm của nhiều người, thịt vịt là món ăn mang lại nhiều điềm xấu. Nếu ăn thịt vịt vào ngày Rằm tháng Giêng sẽ khiến cho gia đình "tan đàn xẻ nghé", mỗi người phiêu dạt một nơi. Cảnh nhà ly tán như vậy quả là điều không ai mong muốn.
Không nên ăn thịt vịt trong ngày Rằm tháng Giêng - Ảnh minh họa: Internet
Do đó, bạn hãy thay thịt vịt bằng các món ăn khác như thịt gà, heo...
Tuy nhiên, khi đến ngày cuối tháng, thịt vịt lại được nhiều người ăn bởi xem đây là món ăn "giải đen" hiệu quả.
Thịt chó
Từ ngày xưa, ông cha ta đã có câu: "Đen như mõm chó", có lẽ vì vậy mà việc ăn thịt chó vào các ngày đầu tháng hay Rằm tháng Giêng được xem là kiêng kỵ.
Con chó ân tình, gần gũi với con người, nên con người cũng dành cho nó những tình cảm đặc biệt. Việc làm thịt hay ăn thịt chó, vì vậy, có thể khiến cho phước lộc của gia đình tiêu tán, hậu vận đen đủi, cả năm không có đường mà ngóc đầu lên được.
Cũng giống như thịt vịt, thịt chó cũng thường được ăn vào cuối năm hoặc cuối tháng để giải vận đen trong năm hoặc trong tháng đó.
Mực là món cần tránh, bởi có thể mang vận đen đến cho bạn - Ảnh minh họa: Internet
Mực
Nhiều người cho rằng, nếu ăn mực vào Rằm tháng Giêng thì cả năm sẽ "đen như mực", xui xẻo, nhiều chuyện bất trắc sẽ xảy ra. Nhiều bậc cha mẹ cũng không cho con ăn mực trước khi bước vào kỳ thi quan trọng. Thậm chí, trước khi đi xa hay làm làm việc trọng đại, nhiều người cũng không ăn mực. Bạn nên cẩn thận lưu ý vấn đề này nhé.
Mắm tôm
Mắm tôm nặng mùi nên cũng được xem là một trong những món cấm kỵ trong ngày Rằm tháng Giêng. Ăn mắm tôm, hoặc tất cả những món có mắm tôm là bạn vô tình khiến cho vận xui đeo bám gia đình, cả năm làm hoài mà không có tiền, chưa kể có thể còn gặp tai ương, không biết bao giờ mới gặp may mắn.
Cá mè không hợp để ăn trong ngày Rằm tháng Giêng - Ảnh minh họa: Internet
Cá mè
Cá mè có vị tanh, nhiều xương cũng là món ăn cần tránh trong ngày Rằm tháng Giêng. Theo nhiều người, ăn cá mè sẽ gặp nhiều chuyện rắc rối, công việc không thông, thậm chí còn gặp hạn thị phi, khiến cho cả năm khó khăn vất vả.
(*) Thông tin chỉ mang tính tham khảo cho bạn đọc .
Đúng ngày Rằm Tháng Giêng hoan hỷ may mắn, 3 con giáp này chuẩn bị tinh thần đổi đời, cuộc sống bắt đầu thăng hoa từ giây phút này Năm Tân Sửu bắt đầu cũng là lúc nhiều người hy vọng vào vận may đang chờ mình phía trước. Dưới đây là 3 con giáp sẽ có tia sáng đổi đời bắt đầu từ ngày Rằm tháng Giêng âm lịch tới đây, cuộc sống từ giây phút này thăng hoa bất ngờ. Cùng xem đó là con giáp nào nhé! Tuổi Hợi...