Tại sao cua Cà Mau lại chết bất thường trên diện rộng, có vuông thiệt hại toàn bộ?
Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa có văn bản chỉ đạo các ngành chuyên môn rà soát, xác định nguyên nhân cua nuôi trên địa bàn bị chết bất thường.
Theo Văn phòng UBND tỉnh Cà Mau, Chủ tịch UBND tỉnh này vừa có văn bản chỉ đạo các ngành chuyên môn rà soát, xác định nguyên nhân cua nuôi trên địa bàn bị chết bất thường.
Theo đó, tại các huyện Đầm Dơi, Năm Căn và Ngọc Hiển xảy ra tình trạng cua nuôi kết hợp trong vuông tôm chết bất thường với mức độ thiệt hại từ 30 – 100%.
Theo phản ánh của nông dân, khi đang phát triển và bắt đầu cho thu hoạch thì tình trạng cua chết xảy ra liên tiếp hai con nước gần đây. Cua khi bắt lên khoảng 20 phút thì chết, nên thương lái không thu mua.
Ông Trần Văn Tuyên (ngụ xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn), cho biết: “Hiện tượng cua chết bất thường xuất hiện thường xuyên thời gian gần đây. Cua chết dưới vuông cũng có, mà vừa bắt lên khỏi bờ rồi chết cũng có. Gia đình tôi thả khoảng 10.000 con cua giống, nay khi đến kỳ thu hoạch thì lượng cua chết khoảng 70%”.
“Con cua chết có vỏ bị mỏng, mềm và thịt không chắc. Số cua còn lại không chết thì cũng bị ốp, chỉ bán được cua xô giá rẻ”, ông Tuyên chia sẻ.
Cua chết bất thường trên diện rộng tại gia đình ông Trương Thanh Nhân (xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau) vào năm 2021. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Trước thực trạng trên, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo Sở NNPTNT chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học – Công nghệ, Phân viện Nghiên cứu Thủy sản Nam Sông Hậu, UBND các địa phương trên và các sở, ngành, đơn vị chức năng khẩn trương kiểm tra, rà soát, xác định nguyên nhân dẫn đến cua nuôi bị chết.
Video đang HOT
Nếu cua chết do nguyên nhân tương tự những năm trước đây, Sở NNPTNT phải đưa ra biện pháp, hướng dẫn nhân dân khắc phục triệt để, tránh tình trạng cua chết lặp lại hàng năm; thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn, đôn đốc người dân các biện pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh trên thủy sản nuôi, hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất.
Đồng thời, rà soát, triển khai thực hiện hồ sơ, thủ tục hỗ trợ khôi phục sản xuất sau thiên tai, dịch bệnh đúng quy định (nếu đủ điều kiện).
Trước đó, vào năm 2021, cua biển ở các huyện trên cũng bị chết bất thường, gây thiệt hại lớn cho người nuôi.
Hiện tượng cua Cà Mau chết bất thường trên diện rộng từng xảy ra vào năm 2021. Ảnh: CTV.
Theo một số nông dân ở xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, không chỉ diễn ra tình trạng con cua khỏe mạnh bị chết sau khi bắt lên mà hiện tượng cua chết tấp vào mé bờ cũng xảy ra. Đặc biệt, những con cua còn sống chất lượng thịt cũng không bình thường.
Sau khi lấy mẫu, ngành chức năng tỉnh xác định các mẫu cua chết tại các huyện do nhiễm ký sinh trùng giáp xác chân tơ Sacculina.sp.
Cà Mau xác lập kỷ lục tổ ong lớn nhất, tổ chức ngày hội cua biển và vô số đặc sản trứ danh
Các sự kiện hấp dẫn như xác lập kỷ lục tổ ong lớn nhất Việt Nam, ngày hội cua Cà Mau và vô số chương trình quảng bá đặc sản trứ danh của tỉnh sẽ có trong chương trình Cà Mau - Điểm đến 2022 sắp diễn ra.
Cà Mau xác lập kỷ lục tổ ong lớn nhất, tổ chức ngày hội cua biển
UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành chương trình sự kiện "Cà Mau - Điểm đến 2022" với nhiều sự kiện và các hoạt động hấp dẫn, đặc sắc.
Thông qua chương trình sự kiện, tỉnh Cà Mau mong muốn xây dựng hình ảnh địa phương phong phú, đa dạng về tiềm năng, giúp tỉnh khai thác tốt cơ hội, lợi thế để phát triển kinh tế xã hội.
Bên cạnh đó, gắn phát triển du lịch và phát triển thương mại dịch vụ, kích cầu tiêu dùng hàng hóa nội địa, đặc biệt là hàng hóa đặc sản, sản phẩm OCOP.
Cụ thể, từ ngày 16 - 18/3/2022 (ngày 14 - 16/2 âm lịch), tại thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời sẽ diễn ra lễ Nghinh Ông Sông Đốc. Từ 6 - 10/4/2022 (ngày 6 - 10/3/2022 âm lịch) sẽ diễn lễ hội Tri ân Quốc tổ và Ngày hội bánh dân gian Nam bộ lần thứ II.
Trong tháng 4/2022 sẽ có chuỗi sự kiện họp mặt doanh nghiệp và các hoạt động phát triển sản phẩm OCOP năm 2022 với các hoạt động như: Hội nghị công bố sản phẩm OCOP năm 2021 và triển khai Kế hoạch Chương trình OCOP năm 2022; họp mặt Doanh nghiệp; kết nối giao thương; trưng bày và quảng bá sản phẩm OCOP tỉnh Cà Mau;...
Đặc biệt, từ 29/4 - 1/5/2022 sẽ diễn ra sự kiện Hương rừng U Minh với chuỗi các hoạt động như: Tổ chức xác lập kỷ lục "Tổ ong lớn nhất Việt Nam" của nghề gác kèo ong rừng U Minh Hạ; Hội chợ thương mại kết hợp trưng bày sản phẩm mật ong và các loại thủy sản nước ngọt.
Trình diễn chụp đìa bắt cá đồng tại sự kiện Hương rừng U Minh, một hoạt động nằm trong Chương trình Cà Mau - Điểm đến năm 2021. Ảnh: Chúc Ly.
Ngoài ra còn có liên hoan tiếng hát thanh niên "Hương rừng U Minh"; tổ chức giải việt dã "Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân"; giải đua xe đạp xuyên rừng U Minh Hạ; giải đua xuồng ba lá trên sông Cái Tàu.
Tổ chức các trò chơi dân gian gắn với hoạt động trải nghiệm vùng đất U Minh như tham quan một số mô hình vườn cây ăn trái kết hợp trải nghiệm các hoạt động thu hoạch cá đồng; theo chân thợ gác kèo ong lấy mật;...
Sự kiện Ngày hội Cua Cà Mau sẽ được tổ chức với các hoạt động: Tổ chức Hội thi ẩm thực các món ăn chế biến từ cua; hội chợ thương mại trưng bày các sản phẩm đặc sản, đặc trưng (vùng nước mặn, ngọt; sản phẩm OCOP); tổ chức các trò chơi dân gian (đua tốc độ cua; thi trói cua; thi bắt cá thòi lòi...), kết hợp tham quan Khu Du lịch Khai Long, Khu Du lịch Đất Mũi, tham quan tuyến xuyên rừng tại Đất Mũi;...
Du khách trải nghiệm hoạt động gác kèo ong lấy mật ở U Minh. Ảnh: Chúc Ly.
Vào ngày 2/9/2022, tỉnh Cà Mau cũng sẽ tổ chức lễ Thượng cờ - Thống nhất non sông với điểm cầu truyền hình giữa Cột cờ Hà Nội tại Mũi Cà Mau với các điểm cầu Cột cờ Hà Nội, Cột cờ Lũng Cú (Hà Giang), Cột cờ Hiền Lương (Quảng Trị), gắn với các hoạt động văn hoá, văn nghệ giao lưu trực tuyến giữa các địa phương.
Tháng 10/2022, Giải Đất Mũi Marathon - Cà Mau 2022 với quy mô khoảng 5.000 người tham gia là vận động viên chuyên nghiệp các tỉnh, thành trong toàn quốc và người nước ngoài đang sinh sống, làm việc tại Việt Nam; vận động viên phong trào đang học tập, làm việc tại tỉnh Cà Mau.
Ông Trần Hiếu Hùng - Giám đốc Sở Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Cà Mau thông tin: Chương trình "Cà Mau - Điểm đến 2022" nhằm tiếp tục quảng bá, giới thiệu tiềm năng thế mạnh tỉnh Cà Mau thông qua các sự kiện, hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và thương mại đến với du khách trong và ngoài nước.
Bên cạnh đó, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp gặp gỡ, kết nối, mở rộng liên kết hợp tác phát triển thương mại, du lịch, thu hút đầu tư phát triển thương hiệu sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh với các tỉnh thành trong cả nước.
"Ở mỗi sự kiện diễn ra thì địa phương sẽ căn cứ vào tình hình dịch Covid-19 tại thời điểm đó mà có hướng tổ chức, cân đối số lượng người tham gia phù hợp", ông Hùng cho biết.
Vụ sập cầu hơn 70 tỷ đồng: Cà Mau "hỏa tốc" báo cáo gì với Thủ tướng? Báo cáo Thủ tướng Chính phủ vụ sập cầu bắc qua sông Cái Đôi Vàm, UBND tỉnh Cà Mau cho biết đang khẩn trương làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm các bên liên quan và xử lý đúng theo quy định của pháp luật. Ngày 27/12, thông tin từ UBND tỉnh Cà Mau cho biết, cơ quan này đã báo cáo hỏa tốc...