Tại sao con người không xóa sổ loài muỗi?
Muỗi là nguyên nhân gây ra phiền toái và bệnh tật cho con người nhiều hơn bất kì loài sinh vật nào khác. Con người có thể khiến cho loài vật này biến mất vĩnh viễn, nhưng tại sao chúng ta lại không làm?
Ngay cả những người yêu thiên nhiên cũng khó mà có cảm tình với loài động vật chuyên vo ve hút máu và truyền bệnh như muỗi. Hiện nay, muỗi còn là nguyên nhân gây ra sự bùng phát virus Zika ở khu vực Trung và Nam Mỹ. Dịch đã lan sang một số quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu Âu, châu Á và có nguy cơ bùng phát trên toàn cầu.
Muỗi Aedes aegypti truyền virus Zika
Như các nhà khoa học công bố, virus Zika được lây truyền qua loài muỗiAedes aegypti sống phổ biến ở các vùng nhiệt đới, là trung gian truyền bệnh sốt vàng da và sốt xuất huyết.
Trên thế giới có khoảng 3.500 loài muỗi – một con số khá khiêm tốn trong các loài côn trùng, nhưng tác động của muỗi đến sức khỏe và tiền bạc của con người là cực kì lớn.
Muỗi cái Anopheles là nguyên nhân gây nên 500 triệu ca sốt rét mỗi năm. Trong khi đó, loài muỗi hổ châu Á Aedes albopictus là trung gian lây lan bệnh sốt xuất huyết và truyền virus chikungunya gây sốt cao, viêm đau khớp ở người.
Muỗi Anopheles truyền bệnh sốt rét
Ấu trùng muỗi tồn tại ở những vùng ẩm thấp, tối tăm, và trong điều kiện thích hợp chúng sinh sôi nhanh chóng và gây hại cho con người.
Câu hỏi đặt ra ở đây là: Nếu con người có thể xóa sổ muỗi, tại sao chúng ta không làm?
Các ý kiến ủng hộ sự tồn tại của loài muỗi được chia thành 2 nhóm chính. Nhóm thứ nhất cho rằng muỗi là một mắt xích quan trọng trong một số lưới thức ăn.
Trong một vài tuần ngắn ngủi vào mùa hè ở các vùng lãnh nguyên Bắc Cực, muỗi sinh sôi với số lượng khổng lồ, tạo thành nguồn thức ăn cho những loài chim di cư đến phương bắc.
Video đang HOT
Muỗi cũng là thức ăn của một số loài động vật sinh sống dưới nước hay trong các khu rừng nhiệt đới. Tuy nhiên, những loài này thì không thể tác động khiến con người phải bảo vệ muỗi.
Luồng ý kiến ủng hộ thứ 2 cho rằng muỗi đóng vai trò trong hệ sinh thái như tham gia thụ phấn cho hoa. Dẫu vậy, muỗi không thực sự phù hợp với vai trò này, và có hàng tá các động vật khác có thể thay thế chúng.
Muỗi tham gia thụ phấn
Như vậy, trên thực tế không có lí do thỏa đáng nào để bảo vệ loài muỗi. Xóa sổ chúng sẽ khiến con người bớt đi được ưu phiền bệnh tật.
Tuy nhiên…
Loài muỗi biến mất thì nguồn máu nóng, đầy dinh dưỡng của con người chả có ai hút cả. Và khi đó, những loài ruồi nhặng, ve, bọ chét ngoài kia sẽ sẵn sàng nhảy vào thế chỗ những anh bạn muỗi của mình.
Vậy nên, con người cần suy nghĩ kĩ xem việc xóa sổ loài muỗi có thực sự cần thiết hay không.
Theo Danviet
Hé lộ những sự thật khủng khiếp về virus "ăn não" Zika
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo, virus gây teo não Zika đang lan tràn chóng mặt và có thể bùng nổ thành đại dịch toàn cầu. Tuy nhiên, do hiện nay vẫn chưa có vaccine phòng bệnh hay thuốc đặc trị Zika khiến virus này trở thành nỗi khiếp sợ của cả thế giới.
Lật mặt virus Zika
Theo WHO và Trung tâm Phòng chống Dịch bệnh Mỹ (CDC), Zika là loại virus do muỗi Aedes Aegypti lây truyền, đang làn tràn khắp Nam và Trung Mỹ. Theo cảnh báo của WHO, virus Zika có thể ảnh hưởng đến 4 triệu người và thậm chí, có khả năng bùng phát thành đại dịch toàn cầu.
Một ông bố hôn cậu con trai mang dị tật đầu nhỏ đang khóc ngằn ngặt tại Bệnh viện Oswaldo Cruz ở Recife.
Cho đến nay, riêng ở Brazil, hơn 1 triệu ca bệnh đã được báo cáo. Hiện tại, các trường hợp nhiễm virus Zika đã được phát hiện tại nhiều nước khác trên thế giới bởi sự trở về của những người đi du lịch ở các vùng có dịch. Những trường hợp nhiễm virus Zika mới nhất đã được xác nhận tại Mỹ, Đan Mạch, Phần Lan, Bồ Đào Nha, Đức và Anh.
Những người mắc bệnh do virus Zika có các triệu chứng như sốt nhẹ, phát ban, đau khớp và đỏ mắt. Ước tính, cứ 5 người nhiễm virus Zika sẽ có một người bị phát triển thành bệnh. Tuy nhiên, tất cả những người nhiễm virus Zika đều có thể truyền bệnh qua đường bị muỗi đốt.
Nguồn gốc của virus Zika
Julius Lutwama, nhà virus học tại Viện nghiên cứu Virus Uganda cho biết, virus Zika được phát hiện ở loài khỉ ở rừng Zika tại Uganda vào năm 1947. Tuy nhiên, người Uganda không cho đây là loại virus nguy hiểm.
Bộ trưởng Y tế Colombia Alejandro Gaviria đang giải thích các triệu chứng nhiễm virus Zika trong một sự kiện nhằm khởi động chiến dịch quốc tế chống lại virus này ở Ibague, Colombia ngày 26.1.2016.
Từ đó cho đến năm 2007, dịch bệnh do virus Zika cũng ít xảy ra và thường xảy ra trong phạm vi hẹp ở các khu vực của châu Phi và Đông Nam Á. Ngoài mặt, Zika không nghiêm trọng gì nhiều hơn so với bệnh cúm.
Tuy nhiên, trong thập niên vừa qua, đã có những đợt dịch lớn, bùng phát trên diện rộng do virus Zika xảy ra ở Micronesia và Polynesia, Easter Island, quần đảo Cook và Tân Caledonia. Ca bệnh đầu tiên ở Nam Mỹ xuất hiện vào tháng 4.2015 tại Brazil, và sau đó lan nhanh khắp Trung và Nam Mỹ.
Chưa có thuốc điều trị
Hiện không có vaccine phòng ngừa hay phương pháp trị liệu y học nhằm tiêu diệt virus Zika. Những người bị nhiễm virus này thường tự hồi phục sau khoảng một tuần nghỉ ngơi và truyền dịch. WHO và CDC cũng khuyến cáo người bệnh nghỉ ngơi, uống nhiều nước và dùng acetaminophen để giảm sốt và đau.
CDC yêu cầu các bệnh nhân nhiễm bệnh tránh để bị muỗi đốt vì "virus Zika có thể thấy trong máu và lây truyền từ người bị nhiễm bệnh qua người khỏe mạnh bằng con đường bị muỗi đốt".
Giới chức ở Brazil và hơn 20 nước đã xác nhận có các ca nhiễm virus Zika đang tiến hành việc xịt thuốc trừ côn trùng, muỗi và kêu gọi công dân đừng để nước ứ đọng trong các bể chứa để muỗi không có nơi sinh sản nhằm ngăn chặn dịch bệnh lan rộng.
Vì sao virus Zika nguy hiểm?
Mặc dù Zika ít gây tử vong và ít khiến bệnh nhân phải nhập viện, song mối đe dọa thực thụ của virus này, theo CDC, đó là nó gây ảnh hưởng xấu đến thai phụ và thai nhi.
Thai phụ và thai nhi có thể gặp nguy hiểm nếu nhiễm virus Zika.
Phụ nữ mang thai bị nhiễm virus Zika nhiều khả năng sinh ra con bị tật đầu nhỏ - tình trạng mà đầu của đứa trẻ bị dị dạng và não bộ phát triển không đầy đủ so với các đứa trẻ khác cùng tuổi và cùng giới tính. Tháng 4.2015, Zika bị cho là nguyên nhân gây ra bệnh teo não ở 4.000 trẻ sơ sinh tại Brazil.
Trong khi các nhà nghiên cứu vẫn đang tìm hiểu về mối liên hệ giữa virus Zika và chứng bệnh teo não ở trẻ em, CDC kêu gọi thực hiện "các biện pháp phòng ngừa đặc biệt cho các phụ nữ đang có thai hoặc tìm cách có thai".
Làm gì để tránh nhiễm virus Zika?
CDC đã công bố một Lệnh cảnh báo cấp 2 và đang kêu gọi các khách du lịch tới khu vực đang có dịch bệnh thực hiện "các biện pháp phòng ngừa tăng cường" để tránh bị muỗi đốt.
Muỗi là trung gian truyền virus Zika.
Những biện pháp này bao gồm mặc áo dài tay và quần dài, dùng thuốc ngừa côn trùng có chứa DEET, mặc quần áo có tẩm chất permethrin, ngủ trong những khu vực được che kín hay có điều hòa không khí.
Đặc biệt, phụ nữ có thai không nên đi du lịch tới các nước đang có dịch bệnh. Còn phụ nữ mang thai ở vùng dịch nên sử dụng các biện pháp chống muỗi đốt như trên đồng thời nhanh chóng tới gặp bác sĩ sau khi phát hiện bị muỗi đốt.
Theo Danviet
Phun thuốc muỗi vào dân, tiệc nhậu trong tòa án Ở Nha Trang, xe đi phun thuốc muỗi đã xịt thẳng vào dân khiến nhiều người ngất xỉu, còn ở Tiền Giang, trụ sở tòa án thành nơi bàn tiệc. Xe phun muỗi chạy ngoài phố, phun thẳng vào người dân. Có hai vụ việc đọc trên báo chí ngày hôm qua mà thấy rầu hết cả lòng vì cái sự vô cảm...