Tại sao cơ thể không được thiếu mà cũng không được thừa canxi?
Cơ thể cần canxi để duy trì rất nhiều hoạt động thường ngày. Canxi không chỉ đóng vai trò bảo vệ xương và răng chắc khỏe, mà một số cơ quan khác cũng cần canxi để thực hiện tốt chức năng.
Canxi có nhiều trong phô mai, sữa chua, sữa… – ShutterStock
Tuy đảm nhiệm nhiều vai trò, nhưng quá nhiều hoặc quá ít canxi sẽ phá vỡ trạng thái cân bằng của cơ thể, dẫn đến các hệ lụy nghiêm trọng về sức khỏe, theo Your News.
Canxi được sử dụng bên trong cơ thể như thế nào?
Canxi là nguyên tố phong phú nhất được tìm thấy trong cơ thể con người. Thống kê cho thấy trung bình mỗi người trưởng thành chứa khoảng 1 kg canxi, với hơn 99% nằm trong xương dưới dạng canxi photphat. Một lượng nhỏ canxi không nằm trong xương được sử dụng bởi các mô và ảnh hưởng đến một số chức năng sinh lý bằng cách tương tác với các protein khác nhau.
Một số vai trò quan trọng nhất của canxi, bao gồm:
Kích hoạt chuyển động cơ bắp
Mang thông điệp từ não đến các bộ phận cơ thể
Truyền tín hiệu thần kinh
Giúp máu lưu thông qua các mạch máu
Video đang HOT
Sản xuất và kích hoạt hoóc môn và enzyme
Giúp các tế bào kích hoạt phản ứng miễn dịch.
Theo các nghiên cứu, các chức năng này được duy trì thông qua việc điều chỉnh chặt chẽ nồng độ canxi trong dịch ngoại bào và khoang tế bào. Chất điều hòa nồng độ canxi trong dịch ngoại bào được gọi là thụ thể nhạy cảm canxi.
Thụ thể này nằm trong tuyến cận giáp và chịu trách nhiệm điều hòa sự hấp thu canxi ở ruột, tái hấp thu canxin ở thận và xương hay điều chuyển canxi hình thành xương mới.
Khi bất kỳ quá trình nào trong số này trở nên rối loạn, cơ thể sẽ mắc các loại bệnh như bệnh nhuyễn xương (xương mềm hơn bình thường) và loãng xương.
Hậu quả của việc hấp thụ quá nhiều canxi
Tăng canxi máu có thể làm suy yếu xương, gây sỏi thận và làm suy giảm chức năng não và tim.
Theo chuyên gia, lượng canxi trong máu không được vượt quá nồng độ tối ưu là 1,3 milimol/lít. Nồng độ canxi trong máu tăng cao dẫn đến tăng canxi máu, gây ảnh hưởng đến các cơ quan và có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Các nguyên nhân phổ biến của tăng canxi máu bao gồm tuyến cận giáp hoạt động quá mức, sử dụng một số loại thuốc hoặc nồng độ vitamin D trong cơ thể quá cao.
Tăng canxi máu cũng có thể phát sinh do một số bệnh ung thư. Ví dụ, các bệnh ung thư liên quan đến xương như đa u tủy xương hoặc ung thư máu, khiến canxi xâm nhập quá nhiều vào máu. Một số bệnh ung thư cũng có thể khiến xương giải phóng canxi. Một số loại ung thư ảnh hưởng đến chức năng loại bỏ canxi dư thừa trong máu của thận, cũng gây dư thừa canxi.
Những tác động tiêu cực của việc thiếu canxi
Cần đưa ra lượng canxi khuyến cáo hằng ngày vì thiếu canxi hoặc hạ canxi máu có hậu quả nghiêm trọng, dẫn đến mất trí nhớ, co thắt cơ, trầm cảm, ảo giác, chuột rút cơ, thậm chí gãy xương. Hạ canxi máu bệnh cũng gây ra bệnh nhuyễn xương và loãng xương ở người lớn tuổi.
Nhu cầu canxi của một người như sau: Độ tuổi từ 19 đến 50, lượng canxi hấp thụ vào khoảng 1.000 mg mỗi ngày, độ tuổi 51 – 70 cần hấp thụ 1.200 mg.
Thanh thiếu niên, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú cần nhiều canxi hơn, ít nhất 1.300 mg canxi mỗi ngày.
Thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ hay yếu tố di truyền cũng góp phần làm hạ canxi máu.
Canxi có nhiều trong phô mai, sữa chua, sữa, cá mòi, nghêu, sò, trứng, xà lách, rau màu xanh đậm, đậu nành, bột yến mạch, cam, hạt hạnh nhân, các loại đậu, mè đen.
Theo Thanh niên
Thấy 4 dấu hiệu này trên cơ thể, hãy đi khám ngay kẻo quá muộn
4 dấu hiệu trên cơ thế dưới đây thông báo thận của bạn đang gặp rắc rối, cần phải điều trị kịp thời.
Ra mồ hôi tay nhiều hơn
Khi bàn tay của bạn ra mồ hôi quá nhiều sẽ đánh giá sức khỏe của thận. Khi bạn thấy 2 bàn tay của mình khô và không có cảm giác dính thì có nghĩa tình hình hoạt động của quả thận bình thường. Còn khi bạn thấy hai bàn tay đổ mồ hôi thường xuyên thì hãy đi kiểm tra tình hình sức khỏe.
Ra mồ hôi tay nhiều.
Theo như cách hoạt động của con người bình thường thì nước sau khi uống vào và cơ thể sử dụng, phần còn lại sẽ được thận xử lý và đào thải thông qua đường tiểu. Tất cả những phần nước dư thừa đa số bài tiết qua đường tiểu thay vì đổ mồ hôi ở tay khi mồ hồi nhiều có nghĩa thận của bạn hoạt động kém.
Móng tay có đường vân bất thường và dễ gãy
Một cơ thể của người khỏe mạnh sẽ có kết cấu trên móng rất gọn gàng, toàn bộ móng trông đều màu, trơn tru và khỏe mạnh. Khi bạn có một quả thận khỏe thì móng tay chân sẽ không dễ bị làm gãy nứt.
Nhưng nếu như bạn thấy rằng đường vân trên móng tay của mình kết cấu không đẹp ắt, vân tay sần sùi và móng tay rất dễ bị gãy thì đó là dấu hiệu thận của bạn có vấn đề. Quả thận của bạn đang không khỏe khiến cho quá trình trao đổi chất của cơ thể không tốt làm cơ thể bạn thiếu chất, thiếu canxi dẫn tới móng tay có hiện tượng như vậy.
Đầu ngón tay có màu trắng và lạnh giá
Khi bàn đầu bàn tay của bạn xuất hiện màu trắng và sờ vào thấy lạnh buốt thì đó là thận bạn đang gặp vấn đề. Bởi một khi thận khỏe mạnh cơ thể bạn phải có sự ấm áp và đầu móng tay sẽ có màu hồng.
Nếu như đầu ngón tay của bạn lúc nào cũng thấy lạnh và trắng bệch, kiểu như máu và hơi ấm đều thiếu, điều đó có nghĩa là cơ thể chúng ta đã bắt đầu có dấu hiệu bị yếu thận dẫn tới quá trình lưu thông máu của cơ thể không được trơn tru làm cơ thể của bạn bị suy kiệt.
Bàn chân bị phù và không tiêu sưng
Một người khỏe mạnh bình thường bàn chân không bao giờ bị sưng phù. Nếu bàn chân và mắt cá chân cả bạn bị sưng phù thì đó là dấu hiệu thận của bạn đang gặp rắc rối. Bạn cần đi khám sức khỏe để điều trị kịp thời.
Bởi vì thận có liên quan nhiều đến sức khỏe của đôi chân, khi chức năng thận bắt đầu suy yếu, rất nhiều nước trong cơ thể sẽ được tích tụ trong cơ thể và không thể thải ra kịp thời.
Theo Min Min/Khỏe & Đẹp
7 thói quen tốt dự phòng loãng xương Loãng xương là bệnh lý mãn tính, tăng nguy cơ gãy xương, đau nhức dữ dội, giảm chất lượng cuộc sống. Nguyên nhân chính do thiếu canxi và vitamin D, ngoài ra do di truyền, chấn thương, rối loạn hormon. Mặc dù bệnh thường xảy ra ở người lớn tuổi tuy vậy vẫn gặp ở người trẻ, do những thói quen xấu trong...